Cuộc sống tuổi 90 của đại tá tình báo ở Sài Gòn
Ông Nguyễn Văn Tàu là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, đơn vị tấn cống cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (90 tuổi, quê Bà Rịa – Vũng Tàu), bí danh Tư Cang, vốn là một sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là cụm trưởng cụm tình báo H.63 mà Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên chủ lực của cụm.
Sau 42 năm kể từ ngày thống nhất đất nước ông có một cuộc sống bình yên trong căn nhà trên đường Xo Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh).
“Tôi tham gia cách mạng từ lúc17 tuổi. Năm 1954, tôi tập kết ra Bắc, đổi tên là Trần Văn Quang. 5 năm sau, tôi quay lại hoạt động tại chiến trường miền Nam. Khi cụm tình báo H.63 ra đời, anh Phạm Xuân Ẩn là điệp viên chính, nằm trong lòng địch, còn tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy cả cụm cho đến ngày thống nhất 1975 mới thôi”, đại tá Tư Cang nhớ lại.
Ông còn là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, đơn vị tấn cống cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Nhớ về ngày 30/4/1975, ông bồi hồi: “Sáng hôm ấy, tôi ở Hóc Môn có nhiệm vụ dẫn các cánh quân vào trung tâm Sài Gòn. Đến chiều tối, khi xong nhiệm vụ, tôi liền chạy xe jeep ngay về Thị Nghè để gặp vợ sau nhiều năm xa cách”.
Những năm tháng kháng chiến, với đặc thù tình báo nên ông khó gặp được người vợ Trần Ngọc Ánh (sinh năm 1929). Sau ngày thống nhất, hai vợ chồng ông sống hạnh phúc bên nhau. “Thời chiến, chúng tôi gặp nhau rất hạn chế dù ở cùng Sài Gòn. Bà ấy chấp nhận cuộc sống một mình nuôi con, mỏi mòn ở vậy chờ ông gần 30 năm”, đại tá nói về người vợ.
Video đang HOT
Suốt hơn 40 năm qua, hai vợ chồng ông Tư Cang sống yên bình bên nhau. Ở tuồi bát tuần, bà Ánh vẫn minh mẫn, ngày ngày chăm sóc gia đình, đảm đương việc nội trợ… Hai vợ chồng ông có một con gái cũng đã ngoài 60 tuổi.
Những năm tháng kháng chiến gian khổ đã đi qua, lúc hoài niệm, ông lại lấy kỷ vật thời chiến ra ngắm nghía. “Tôi quý nhất là chiếc súng ngắn ổ quay mà tịch thu được của lính Mỹ ở Củ Chi năm 1966. Hồi còn ở Bắc, đi thi bắn súng thì tôi chỉ đứng sau 3 kiện tướng bắn súng lúc bấy giờ là Trần Oanh, Trần Minh, Hồ Xuân Kỷ”, ông khoe chiến tích.
90 tuổi nhưng ông Tàu vẫn minh mẫn, sức khỏe ổn định. Mỗi ngày ông đều dành thời gian để sáng tác truyện, viết sách, ghi nhật ký… “Sách truyện tôi viết chủ yếu về thời chiến vinh quang và khốc liệt mình từng trải qua. Nhưng giờ già rồi, tôi thường viết truyện ngắn đăng báo là chính thôi”, ông nói.
Ít ai biết ông từng là một phóng viên và là nhà văn với nhiều tác phẩm chiến trường. Từ thời trẻ, ông học đủ thứ như chụp ảnh, lái xe, viết văn, giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp để phục vụ nghề tình báo. Khi về già, mỗi ngày, ông đều dành nhiều thơi gian để đọc báo, đọc sách.
Niềm vui của cựu tình báo là cho lũ chim ăn, ngắm và nghe chúng hót.
Ông còn thích thú chăm sóc cây kiểng mỗi ngày trong vườn nhà. Ông bảo, có những cây có tuồi đời gần nửa thế kỷ vẫn sống tốt dưới bàn tay chăm bón của mình.
Cuộc sống thường ngày của ông diễn ra nhẹ nhàng, hầu hết các việc trong nhà ông vẫn tự mình lo liệu được. Hai vợ chồng ông nuôi vài con chó bầu bạn khi tuổi về già.
Những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng, ngoài gặp gỡ đồng đội xưa, ông vẫn thường nhận lời mời đi giao lưu và trò chuyện về cuộc đời kháng chiến, sự nghiệp tình báo và những tác phẩm của mình với mọi người.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Bật mí 'vũ khí' giúp Kim Jong-un nắm mọi động tĩnh của Mỹ, Hàn
Triều Tiên có một bộ máy an ninh và tình báo cực kỳ rộng lớn, đáng gờm và là một trong những "vũ khí" không thể xem thường của chính quyền Kim Jong-un, National Interest cảnh báo.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Triều Tiên có 2 cơ quan tình báo chính, một tập trung vào hoạt động tình báo nước ngoài và các hoạt động gián điệp bí mật, trong khi cơ quan còn lại tập trung vào hoạt động phản gián.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn có 2 tổ chức nhỏ hơn chỉ chuyên trách nhiệm vụ xâm nhập và thu thâp thông tin ở Hàn Quốc.
"Tình báo và an ninh Triều Tiên thu thập thông tin kỹ thuật, kinh tế, quân sự, chính trị thông qua các nguồn mở, tình báo con người, an ninh mạng và các khả năng tình báo tín hiệu. Các mục tiêu thu thập tình báo chủ yếu vẫn là Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản", báo cáo dự báo các khả năng của Triều Tiên của Lầu Năm góc trình Quốc hội Mỹ năm 2015 nhấn mạnh.
Cơ quan tình báo nước ngoài của Triều Tiên là Tổng cục Trinh sát Triều Tiên (RGB) dường như mô phỏng theo cơ quan tình báo GRU của Nga.
Báo cáo của Lầu Năm góc cảnh báo, RGU là cơ quan tình báo chính của Triều Tiên, đảm nhiệm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo và tác chiến bí mật.
"RGU gồm 6 cục phụ trách các lĩnh vực tác chiến, trinh sát, công nghệ và mạng, thông tin tình báo hải ngoại, đàm phán liên Triều và hậu cần kỹ thuật", báo cáo viết.
Trong khi đó, cơ quan tình báo nội bộ của Triều Tiên là Bộ An ninh Quốc gia (MSS). Cơ quan này cũng được mô phỏng từ Bộ An ninh Nhà nước của Liên Xô (MGB).
"Bộ An ninh Quốc gia (MSS) là cơ quan phản gián chính của Triều Tiên và được quyền trực tiếp báo cáo với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. MSS chịu trách nhiệm vận hành các nhà tù, trại lao động của Triều Tiên, điều tra các vụ gián điệp trong nước, hồi hương những người đào tẩu và tiến hành các hoạt động chống phản gián nước ngoài tại các sứ quán nước ngoài ở Triều Tiên", báo cáo của Lầu Năm góc cho hay.
Ngoài ra, 2 cơ quan tình báo khác của Triều Tiên đặc biệt được thành lập cho nhiệm vụ thâm nhập vào Hàn Quốc. Một cơ quan công khai còn một là bí mật.
"Cơ quan Mặt trận Thống nhất của Triều Tiên (UFD) đã công khai thành lập các nhóm ủng hộ Triều Tiên ở Hàn Qốc chẳng hạn Ủy ban Triều Tiên-Thái Bình Dương và Hội đồng Hòa giải Dân tộc. UFD cũng là cơ quan có trách nhiệm tham gia đối thoại liên Triều cũng như hoạch định chính sách của Triều Tiên với Hàn Quốc", báo cáo Lầu Năm góc viết về cơ quan Mặt trận Thống nhất của Triều Tiên. Bên cạnh UFD, Triều Tiên còn có một cơ quan tình báo khác đảm nhiệm các hoạt động xâm nhập Hàn Quốc bí mật đó là Cục 225.
"Cục 225 có nhiệm vụ đào tạo các gián điệp thâm nhập vào Hàn Quốc và thành lập các nhóm chính trị ngầm nhằm gây bất ổn", báo cáo Lầu Năm góc viết.
Bộ máy tình báo của Triều Tiên được đánh giá là một trong những vũ khí mạnh mẽ của chính quyền Kim Jong-un và đã chứng minh sự hoạt động cực kỳ hiệu quả, không thể xem thường.
Theo Danviet
Chân dung "thầy bói" giúp tiêu diệt Hitler Vào cuối Thế chiến II, tình báo Anh tung ra "vũ khí" mới, đó là nhà chiêm tinh Louis de Wohl. Louis de Wohl Vào mùa hè năm 1941, nguời Mỹ cực kỳ ưa thích nhà chiêm tinh Louis de Wohl do những tiên đoán của ông liên tục ứng nghiệm, đăng trong chuyên mục "Stars Foretell" trên một tờ báo Mỹ. Thực...