Cuộc sống trong rừng của quân nổi dậy Myanmar
Thành viên nhóm nổi dậy tập bắn súng tự chế và rèn luyện thể chất trong rừng giữa các đợt giao tranh với quân đội chính phủ Myanmar.
“Tôi đã xa gia đình hơn ba tháng. Tôi sẽ trở về nhà sau cuộc đấu tranh này”, một thành viên của nhóm tự xưng là “lực lượng phòng vệ” chống chính quyền quân sự Myanmar đang huấn luyện tại khu trại ở bang Kayah, gần biên giới Thái Lan, nói ngày 11/7.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hồi tháng 2 và tiếp quản quyền lực. Biểu tình nổ ra ở nhiều nơi, khiến lực lượng an ninh Myanmar dùng biện pháp mạnh để trấn áp.
Tại một số nơi, người biểu tình thành lập các “lực lượng phòng vệ” để chống lại quân đội chính phủ. Họ tự trang bị súng săn hoặc vũ khí được chế tạo trong các xưởng cơ khí để giao tranh với quân chính phủ Myanmar.
Thành viên lực lượng phòng vệ của người biểu tình Myanmar tập bắn súng trong khu rừng tại bang Kayah ngày 6/7. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Thành viên lực lượng phòng vệ ở Kayah nói rằng nhóm với khoảng 60 người của họ đã đụng độ 20 lần với quân đội Myanmar trong những tháng qua. Tuy nhiên, con số này chưa được xác minh.
Liên Hợp Quốc hồi tháng 6 cho biết giao tranh sau cuộc đảo chính giữa quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân ở nhiều bang phía đông nước này đã khiến 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Dân tại bang Kayah nói quân chính phủ nã pháo vào các ngôi làng, trong khi một số thành viên lực lượng nổi dậy nói điều đó chỉ càng củng cố lý do cầm vũ khí của họ.
Một thành viên xăm dòng chữ “Chúng ta không bao giờ quên hay tha thứ cho đến cùng trời cuối đất” quanh cổ. Một người khác khắc dòng chữ “cách mạng mùa xuân” lên báng và ốp nòng của khẩu súng trường.
Các thành viên nhóm phòng vệ mặc quân phục dã chiến và áo phông đi tuần trên đường mòn vắt qua những ngọn đồi trập trùng. Họ tập bắn những khẩu súng tự chế tại một bãi trống. Trong lúc rảnh rỗi, một người ngồi trên ghế băng chơi guitar, còn những người khác nghỉ ngơi trong lều và kiểm tra vũ khí của mình.
Một thành viên lực lượng phòng vệ của người biểu tình Myanmar chơi guitar trên ghế băng làm bằng thân tre ngày 6/7. Ảnh: AFP .
Một nhóm giám sát địa phương cho biết hơn 890 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình và an ninh Myanmar. Chính quyền quân sự Myanmar bác thông tin này và cho biết con số thực tế thấp hơn.
Giới chuyên gia cho hay ngoài việc tự thành lập lực lượng phòng vệ, người biểu tình từ các thị trấn và thành phố còn tìm đến khu vực phiến quân kiểm soát để nhờ họ huấn luyện chiến đấu. Các nhóm phòng vệ tự phát như vậy thường bị áp đảo và lép vế trong các cuộc giao tranh với quân đội chính phủ Myanmar vốn được huấn luyện và trang bị tốt.
Tuy nhiên, thành viên các nhóm phòng vệ bày tỏ quyết tâm “đánh đến cùng” với quân đội chính phủ. “Nếu tất cả cùng chiến đấu, chúng tôi sẽ giành chiến thắng”, một thành viên nhóm phòng vệ cho biết. “Tôi tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng”.
Myanmar chặn Facebook
Các nhà cung cấp mạng Internet ở Myanmar chặn truy cập vào dịch vụ thuộc sở hữu của Facebook từ ngày 4/2 theo chỉ thị của chính phủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar trong thông cáo cho biết Facebook sẽ bị chặn tại nước này tới 7/2 vì "sự ổn định". "Những kẻ gây khó khăn cho sự ổn định của đất nước đang tung tin giả và sai lệch trên Facebook khiến dân chúng hiểu nhầm", thông cáo cho biết. Trước đó, nhiều người tại Myanmar cho biết họ không thể truy cập một số dịch vụ của Facebook.
Động thái này diễn ra sau khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020.
Binh sĩ Myanmar đứng tại một trạm kiểm soát của quân đội tại thủ đô Naypyidaw, ngày 1/2. Ảnh: Reuters .
Nhóm giám sát mạng NetBlocks cho biết hãng viễn thông MPT thuộc sở hữu của nhà nước, với 23 triệu người dùng, đã chặn Facebook cùng các dịch vụ Messenger, Instagram và WhatsApp của hãng này. Hãng Telenor Asa của Na Uy cho biết họ vừa chặn Facebook để tuân thủ chỉ thị của chính phủ Myanmar.
Phát ngôn viên của Facebook Andy Stone thừa nhận sự gián đoạn. "Chúng tôi kêu gọi giới chức khôi phục kết nối để người dân Myanmar có thể liên lạc với gia đình, bạn bè và truy cập thông tin quan trọng", Stone cho biết.
Một nửa trong số 53 triệu người Myanmar sử dụng Facebook, nhiều người coi mạng xã hội này đồng nghĩa với Internet. Hãng Telenor Asa bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về chỉ thị chặn Facebook mà tất cả đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông di động và Internet nhận được ngày 3/2.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những "tin đồn trên mạng xã hội" có thể kích động "bạo loạn và gây bất ổn". Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Tại sao Trung Quốc 'khó xử' vì chính biến Myanmar? Cả hai bên trong cuộc chính biến ở Myanmar hôm 1/2 đều có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, theo nguồn tin quân sự của SCMP. Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Myanmar sau khi quân đội nước này tổ chức đảo chính và bắt giữ các nhà lãnh đạo được bầu cử, bao gồm cố vấn nhà...