Cuộc sống trong những nhà tù đừng hòng trốn thoát ở Nga
Ở Nga có những nhà tù chuyên giam giữ những tù nhân mang trọng tội, nơi không ai có thể trốn thoát với hệ thống theo dõi và quản lý cực kỳ nghiêm ngặt.
Nhà tù “ Cá heo đen” ở tỉnh Orenburg
Có rất nhiều đồn đại về nhà tù này, nhưng có bao nhiêu phần trăm sự thật trong đó thì không ai rõ. “Cá heo đen” được coi là một trong những nhà tù nghiêm ngặt nhất trong cả nước thụ án chung thân ở đây là những tội nhân hiếp dâm, ăn thịt người, hoặc giết người.
Các phòng giam nhốt hai hoặc bốn người, nhưng cũng có những xà lim “cô đơn”. Các tù nhân ở đây bị giám sát 24/24, đèn trong phòng giam không bao giờ tắt, camera theo dõi suốt ngày đêm, giám thị kiểm tra các tù nhân 15 phút một lần.
Tù nhân phải thức dậy lúc 6 giờ sáng và được đi ngủ sau 16 giờ. Ban ngày họ không được quyền nằm trên giường. Khi bị dẫn ra khỏi phòng giam, tù nhân bị một nhóm giám thị ít nhất là 3 người đi cùng, kèm theo chó nghiệp vụ. Khi chuyển sang tòa nhà khác, tù nhân bị bịt mắt để không nhớ đường đi lối lại trong nhà tù.
Theo thông tin không chính thức, trong nhà tù này có khoảng 750 tù nhân, số lượng nhân viên nhà tù là 900 người. Tù nhân bắt buộc phải giao tiếp với giám thị theo nghi thức quy định nghiêm ngặt. Trong nhà tù này có các tù nhân “nổi tiếng” đang chấp hành án chung thân như kẻ khủng bố Oleg Kostarev từng nổ bom tại chợ Cherkizovsky, tên ăn thịt người Vladimir Nikolaev, kẻ hiếp dâm và giết người Oleg Rylkov và những tội nhân khác.
Nhà tù “ Thiên nga trắng”
Nhà tù dành cho các tội phạm hình sự đặc biệt nghiêm trọng bị xử án chung thân này nẳm ở Solikamsk. Đây là một trong các nhà tù nghiêm ngặt nhất của Nga. Không rõ nguồn gốc tên gọi này, chỉ biết rằng trong sân nhà tù có tượng Thiên nga trắng và thậm chí các thùng rác cũng được làm theo hình loài chim này.
Các tù nhân chấp hành án ở đây là những tội phạm nghiêm trọng: thành viên băng cướp, đầu sỏ tổ chức tội phạm, giết người hàng loạt và hiếp dâm. Tổng cộng, “Thiên nga trắng” đang giam giữ khoảng 300 tù nhân.
Phòng giam trong nhà tù được thiết kế dành cho 1-3 người. Các tù nhân bị giam chung phòng dựa trên khả năng tương thích tâm lý để tránh xung đột. Liên hệ với thế giới bên ngoài bị hạn chế một cách nghiêm ngặt.
Khu này có một đàn chó hơn 50 con bảo vệ. Dọc theo các bức tường có cài đặt camera an ninh. Trong nhà tù có xưởng sản xuất đồ nội thất. Nhà tù cũng phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, tự cung tự cấp các loại rau quả, thịt và gia cầm. Tuy nhiên, những người thi hành án chung thân bị cấm làm việc, cũng như bị cấm học hàm thụ đại học. Tại nhà tù “Thiên nga trắng” đang có các tội phạm thi hành án như đầu sỏ băng cướp chuyên tấn công tài xế vận tải đường dài Andrey Sokhin, kẻ tổ chức vụ sát hại nhà báo Anna Politkovskaya là Lom-Ali Gaitukayev và những tên khác.
Nhà tù “Con cú vọ Bắc Cực”
Video đang HOT
Nha tu Nhà tù này nằm ở làng Kharp thuộc khu tự trị Yamalo-Nenets. Nhà tù nằm ngoài vòng Bắc Cực. Chỉ có thể thoát khỏi đây bằng con đường ra nghĩa địa. Có 330 tù nhân án chung thân đang bị giam ở đây, một số kẻ trong đó đã giết hại tới 300 người. Trong làng còn có một trại tù khác chứa khoảng 100 tù nhân.
Làng Kharp xuất hiện từ năm 1961. Khi đó ở khu vực này đang xây dựng đường sắt xuyên vùng cực, do đó trại được xây dựng cho công nhân xây dựng. Sau đó, trại được chuyển đổi thành nhà tù cho những tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
Theo các phóng viên, các tòa nhà ở trại đang trong tình trạng đổ nát nguy hiểm. Điều kiện giam giữ và điều kiện khí hậu đặc biệt khắc nghiệt. Nhiệt độ từ tháng Mười đến tháng Hai trung bình là âm 40 độ. Mùa hè chỉ kéo dài một tháng là tháng Bảy.
Trong số tù nhân có những kẻ giết người và các tội phạm quốc gia đặc biệt nguy hiểm. Đời sống tại “Con cú vọ Bắc Cực” ít được biết đến, nhưng nghe đồn đây là nhà ngục khủng khiếp nhất ở Nga. Vài năm trước, đại tá Yuri Sandrykin làm việc ở đây đã bị kết án.
Theo các nhà điều tra, ông ta thường đánh đập các tù nhân, buộc họ phải khai chứng cứ buộc tội trong các vụ án lớn. Có lần trên Internet xuất hiện bức thư của một tù nhân nào đó, kể chuyện giám thị nhà tù “Con cú vọ Bắc Cực” thường dùng dùi cui cao su đánh đập tù nhân, thậm chí chỉ cho họ ăn trưa trong vòng 5 phút.
Tuy nhiên, trong tù có những phòng giam “tiêu chuẩn châu Âu” dành cho tù mẫu mực. Các tù nhân có thể nghe radio, xem TV mỗi tuần một lần, hoặc đọc sách tại thư viện. Những cuốn sách ở đây thường có chủ đề tôn giáo, triết học và phiêu lưu.
Phim ảnh toàn về chủ đề yêu nước và chiến tranh. Tù nhân không được đi dạo ngoài sân, mà trong một căn phòng hình vuông không có trần. Trong số những người bị kết án có người hối cải, nhưng cũng có kẻ vẫn còn hoài niệm về những vụ giết người.
Theo Danviet
'Địa ngục trần gian' của các tù nhân Philippines
Hơn 4.000 tù nhân chen chúc trong không gian chật hẹp và cũ kỹ của nhà tù Quezon City mà không biết đến bao giờ mới lại được tự do.
Hơn 4.000 tù nhân Philippines đang bị giam giữ trong nhà tù Quezon City đã xuống cấp. Ảnh: CNN
Cách thủ đô Manila không xa, nhà tù Quezon City nằm trên ở một khu vực khá khiêm tốn đối diện thư viện thành phố Quezon và gần một đồn cảnh sát.
Hơn 4.000 tù nhân chen chúc trong khu phức hợp cũ kỹ và bẩn thỉu rộng gần 2.800 m2, biến nó trở thành một trong những nơi có mật độ cao nhất Philippines và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.
Theo CNN, nhà tù Quezon được xây dựng vào năm 1953 với khoảng không gian vốn chỉ dành cho 800 người. Liên Hợp Quốc cho rằng cơ sở này chỉ nên giam giữ không quá 278 người.
Tuy nhiên, đầu năm nay, có gần 3.600 tù nhân bị giam giữ tại đây. Chỉ trong vòng 7 tuần kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức và giao nhiệm vụ trấn áp tội phạm ma túy cho ông Ronald Dela Rosa, giám đốc cảnh sát quốc gia Philippines, số lượng tù nhân thậm chí nhảy vọt lên hơn 4.053 người.
Mọi khoảng không gian đều chật cứng những tù nhân áo vàng. 60% số người vào đây phạm các tội danh liên quan tới ma túy. Ngày nào cũng như ngày nào, họ giành giật từng chỗ ngồi, chỗ ngủ giữa cái oi bức của Philippines.
Một ngày của họ bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5h sáng và điểm danh, công việc không hề dễ dàng khi số lượng tù nhân đã trở nên quá tải.
Alex Beltran, một lao động 29 tuổi, mới đến đây được một tháng và cho rằng chiến dịch truy quét tội phạm ma túy của ông Duterte đã khiến anh phải ngồi tù.
"Đồ ăn rất kinh khủng", Beltran nói. "Và rất khó để tìm được một chỗ ngủ, nhất là khi trời mưa". Cuộc sống trong tù "càng khó khăn hơn với những tù nhân mới", anh nói.
Trong ký túc xá, các tù nhân dùng những vật dụng riêng của mình như những chiếc khăn tắm, rèm cửa đã sờn rách hay thậm chí cả những miếng gỗ dán sứt mẻ, để giữ chỗ ngủ. Nhưng đôi khi, chúng cũng không giúp được gì trong một không gian chật chội như thế.
Các tù nhân giành giật từng chỗ ngồi, chỗ ngủ giữa cái oi bức của Philippines. Ảnh: AFP
Mỗi phòng giam 18 m2 có 85 tù nhân chung sống. Một phòng giam khác nhỉnh hơn giam giữ tới 131 người dù được thiết kế cho 30 người.
Những chiếc giường được xếp chồng lên nhau cao ít nhất 3 tầng và các tù nhân phải bò xuống bên dưới gầm giường để tìm một chỗ ngủ. Có người ngủ ở chiếc võng mắc trên trần nhà.
Nhiều tù nhân đủ điều kiện để về nhà nhưng lại không có khả năng đóng tiền bảo lãnh với mức phí 4.000 đến 6.000 peso (90 - 130 USD), theo Joey Doguiles, giám sát viên cấp cao, giám đốc hoạt động của nhà tù.
Một quan chức cảnh sát hàng đầu cho hay số tội phạm ma túy quá lớn, đến mức chính quyền không kịp mở rộng nhà tù.
Đằng đẵng ở tù
Bên ngoài nhà tù, khoảng 700 người thân của tù nhân kiên nhẫn chờ đợi trong không khí buổi sáng tĩnh mịch để được gặp anh chị em, chồng con của mình. Họ phải chờ đến vài giờ trước khi hòa vào đám đông nhốn nháo bên trong nhà tù. Một bảo vệ cho hay nhà tù không có phòng thăm hỏi riêng. Người đến thăm lẫn lộn với các tù nhân và chỉ được đóng dấu bằng mực để phân biệt.
Giới chức kiểm tra những người ra vào nhà tù khá gắt gao nhưng giữa tình cảnh đông đúc trên, ma túy hay những mặt hàng cấm vẫn tìm được đường vào bên trong. Loại ma túy chính ở đây và phổ biến khắp Philippines là shabu, tên địa phương của ma túy đá.
Cứ 6 ngày một tuần, Ameena-Tara Jance lại đến thăm chồng. Anh này đã ở tù 6 năm và chưa biết sẽ ở đây đến bao giờ.
Chồng của Jance vừa trải qua một cơn đột quỵ nhẹ. Trong không khí ngột ngạt ở nhà tù Quezon, một số tù nhân đã ngất xỉu và tử vong. Chồng cô dự kiến sẽ có một buổi điều trần vào tháng 10 tới nhưng cả hai người đều hiểu rằng tình cảnh này chưa thể kết thúc.
"Không hề có công bằng", Jance nói.
Người được xem là "thị trưởng" của khu ký túc xá tầng hai, ông Ramon Go, tù nhân chịu trách nhiệm giám sát và quản lý khoảng 900 bạn tù khác, đã ở đây 16 năm.
Ông là một trong vài người từng được xét xử về tội giết người. Ông ra tòa 2,5 năm trước, sau hơn một thập kỷ chờ đợi, và hiện vẫn chôn chân bên trong những bức tường của nhà tù Quezon, chờ đợi một phán quyết.
Hàng nghìn tù nhân bị giam giữ vô thời hạn trong nhà tù Quezon City chờ được xét xử. Ảnh: CNN
Sự chờ đợi đằng đẵng càng tồi tệ hơn khi các tù nhân không biết mình sẽ còn phải sống trong tình cảnh này bao lâu, bởi hệ thống tòa án Philippines làm việc vô cùng chậm chạp. Họ chờ đợi ngày này qua ngày khác, trong khi số người bị bắt giữ vẫn liên tục tăng lên và tiếp tục nỗ lực để giành được một chỗ ngủ trong khu nhà tù chẳng khác gì một chiếc áo đã bục chỉ.
Tuy nhiên, với Romeo Payhoi, 38 tuổi, một tù nhân mới, dù rất sợ phải vào tù, mọi thứ vẫn không quá tệ như anh tưởng tượng, trừ sự đông đúc và thiếu riêng tư.
Payhoi cho hay ở trong tù, anh cảm thấy "an toàn hơn ngoài đường phố", nơi những người như anh có thể bị "cảnh sát giết chết" bất cứ lúc nào.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nổ tại nhà tù ở Philippines, 10 người chết Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong đó có 2 tù nhân người Trung Quốc sau khi xảy ra vụ nổ bên trong một nhà tù ở thành phố Paranque vào đêm 11-8-2016. Bên trong nhà tù thành phố Paranque sau vụ nổ Đài phát thanh DZBB ngày 12-8 dẫn lời cảnh sát và Thị trưởng thành phố Paranque, Edwin Olivarez cho...