Cuộc sống trong nhà hang 400 tuổi
Những căn nhà đá sa thạch tại Kinver Edge tồn tại ít nhất từ năm 1777. Không gian khô ráo, ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè.
Kinver Edge – c ác hang động sa thạch gần Black Country từng là nơi sinh sống của 44 người cho đến những năm 1960. Từ 100 năm trước, nơi đây đã trở thành điểm du lịch và cho đến nay vẫn giữ được sức hấp dẫn đối với du khách. Dưới đây là lời kể của nhà báo Richard Franks trên tờ Guardian về chuyến tham quan tại đây.
Khi tia nắng xuyên qua những kẽ lá ở Kinver Edge, tôi dừng lại đôi chút để tận hưởng ánh sáng tràn ngập khắp các tầng rừng. Nếu chỉ dừng chân ở ven đường, bạn sẽ không thể biết cánh rừng ở Black Country này chính là nơi cư trú của những người cuối cùng sống như thời tiền sử ở Anh.
Nhà Hobbit ở Kinver Edge. Ảnh: Telegraph
Cách 6 km về phía đông nam của Stourbridge, nằm giữa Staffordshire và Worcestershire, Kinver Edge được biết đến là một vách đá sa thạch 250 triệu năm cùng một dãy những ngôi nhà hang nằm trên ba tảng đá lớn mang tên Holy Austin, Nanny, Vale – và một pháo đài thời đại đồ sắt. Nhiều thế hệ đã từng sinh sống ở đây cho đến khi họ đồng ý đổi lấy những ngôi nhà thuộc hội đồng địa phương vào những năm 1950, để lại di sản 400 năm tuổi.
Tôi đi men theo con đường có biển chỉ dẫn từ khu rừng qua bãi dừng xe và đi tới lối vào – nơi có tình nguyện viên của National Trust (tổ chức bảo tồn di sản phi chính phủ ở Anh) đang soát vé. Ngày nay Kinver Edge là một điểm hút khách du lịch và “ngôi sao” của nó là Holy Austin Rock, một rặng đá sa thạch cao 164 mét với hai ngôi nhà được phục hồi và một quán cà phê.
Dọc hai bên lối vào là đồng cỏ với hoa dại, còn trước mắt tôi hiện ra cả một vườn táo và lê, những trái cây mà ngưởi ở trong hang Kinver hay làm mứt. Xa xa, đậu Hà Lan, bí ngô và cải bắp xanh tươi trên một khu đất nhỏ ở sườn đồi. Mọi thứ y như một khu vườn được tạo ra từ hàng trăm năm trước bởi những người nông dân, bán hàng rong, chăn gia súc sống tự cung tự cấp.
Những người dân nơi đây sống một cuộc sống yên bình, có phần biệt lập và hòa hợp với thiên nhiên: nước của họ đến từ chiếc giếng tư nhân sâu nhất ở Anh và đá sa thạch với cấu tạo đặc biệt giúp cho việc cải tạo nhà trở nên đơn giản.
Người ta cho rằng những cư dân đầu tiên của Kinver Edge đã tình cờ tìm thấy nó vào đầu thế kỷ 17, dù ghi chép chính thức chỉ ra rằng nó tồn tại từ năm 1777. “Chúng tôi tin rằng các công nhân khai thác đá đến vào đầu những năm 1600 và là những người đầu tiên khám phá ra loại đá này”, quản lý trải nghiệm du khách của National Trust, Helen Selkirk, cho biết.
“Ban đầu họ có thể chỉ tìm nơi để nghỉ ngơi tạm thời sau khi khai thác đá. Những tảng đá rất dễ khắc trổ và vì họ có thể mở rộng các phòng một cách nhanh chóng, một số người đã quyết định sẽ gắn bó luôn với nơi này”, cô nói thêm. “Việc tạo hình những ngôi nhà bằng đá xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm sự thoải mái hơn là cần thiết”.
Video đang HOT
Cho đến năm 1860, có 44 người sống rải rác tại 11 ngôi nhà ở Holy Austin. Từ năm 1901, người ta đã truyền tai nhau về danh lam thắng cảnh ở Black Country, và từ năm 1901, một tuyến đường sắt mới – tuyến xe điện xuyên quốc gia đầu tiên của Anh – được triển khai để đưa du khách đến với khu vực được ca ngợi là “Thụy Sĩ ở trung du nước Anh”.
Vài người nhìn thấy tiềm năng của việc kinh doanh đã mở một phòng trà phục vụ những du khách trong ngày. Họ coi Kinver Edge như một khu bảo tồn hơn là một vùng đất công nghiệp, để tận hưởng những chuyến đi bộ ở vùng nông thôn, dã ngoại cùng gia đình, thưởng trà và không khí trong lành cho đến khi dịch vụ đường sắt ngừng hoạt động vào năm 1930.
Bên ngoài căn nhà của ông bà Fletcher (Fletcher’s Cottage). Ảnh: Michael Kemp/Alamy
Tôi cảm thấy nơi đây dường như tách biệt hẳn với thế giới ngoài kia. Đi sâu vào trong sẽ qua những vườn cây ăn quả và đất canh tác. Chẳng mấy chốc, phía trước mặt hiện ra ngôi nhà đá cổ Fletcher với mặt tiền được sơn màu trắng sáng và khu vườn thảo mộc bao quanh đầy mê hoặc như thể nó luôn giữ được vẻ rạng rỡ nhất. Ngôi nhà đã được trùng tu lại chi tiết dựa trên bức tranh Alfred Rushton đầu những năm 1900 của người chủ cũ – ông bà Fletcher.
Bên trong căn Fletcher, một cái lò sưởi to chiếm phần lớn diện tích, nơi để cả bàn ăn, bồn tắm và một số đồ chơi truyền thống. Trong góc, ngôi nhà đá sa thạch Martindale được tái hiện lại từ bức ảnh chụp năm 1930, với tủ bằng gỗ sồi, dụng cụ nấu ăn và một phòng ngủ ở bên cạnh.
Đi lên khu tầng trung vài bước là những hang động. Đối lập với nhà Fletcher và Martindale, những ngôi nhà đá này không có đồ đạc và cũng khác xa những ngôi nhà ngoại ô. Chúng chỉ đơn thuần là nơi để nghỉ sau ngày dài làm việc và để trú mưa, nhưng cảnh ở đây quả thật rất tuyệt.
Lối đi giữa những ngôi nhà trong hang. Ảnh: Gary S. Crutchley/Flickr
Tầng trên là một chuỗi những hang mở với nét khắc từ sàn cho tới trần. Quán cà phê Rock House, từng đóng cửa vào năm 1964, đã trở lại với một diện mạo mới, phục vụ đồ uống nóng, bánh sandwich nhà làm, súp và bánh quy hoa quả rock cake. Cũng giống những du khách vào năm 1901, tôi gọi cho mình một cốc trà để thưởng thức khung cảnh xung quanh.
Tôi lần theo con đường mòn dốc để đến với tòa pháo đài từ thời kỳ đồ sắt. Tôi đã khá vất vả để leo lên tới đỉnh do phải tránh “chướng ngại vật” do đàn bò để lại sau đi ăn cỏ. Từ đây, tôi có thể thấy đồi Malvern ở phía đông nam, và Cotswolds ở phía nam. Chúng trông thật ấn tượng – và hẳn có nét gì đó giống Thụy Sĩ.
Rừng dừa Bảy Mẫu "Miền Tây trong lòng phố Hội"
Từ phố cổ Hội An, xuôi về phía Đông Nam theo dòng sông Hoài khoảng 3km là đến khu du lịch rừng dừa Bảy Mẫu.
Thời chiến tranh khu vực này là căn cứ địa cách mạng. Ngày nay, rừng dừa trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn được nhiều người ví là 'Miền Tây trong lòng phố Hội'.
Nằm cạnh 3 con sông là Hoài, Thu Bồn, Đế Võng cách cách trung tâm Hội An khoảng 3km, rừng dừa Bảy Mẫu là điểm đến vô cùng độc đáo của du lịch Hội An mang đến cho du khách một cảm giác như đang tham quan một tỉnh nào đó ở miền Tây.
Rừng dừa Bảy Mẫu - một điểm đến còn khá mới mẻ đối với du khách
Ngày xưa, rừng dừa này có diện tích chỉ khoảng 7 mẫu, nên được gọi là " Rừng dừa Bảy Mẫu". Vì nằm ngay trong vùng nước lợ rất thích hợp cho dừa nước phát triển, từ 7 mẫu dừa này tự do sinh sôi nảy nở nhanh chóng phát triển lên hơn 100ha, nhưng vì cái tên rừng dừa Bảy Mẫu đã quá quen thuộc, thân thương với người dân và khách du lịch Hội An nên đến nay tên gọi ấy vẫn không thay đổi.
Thời chiến tranh khu vực này là căn cứ địa cách mạng.
Nơi đây vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành căn cứ địa cách mạng, giúp quân ta đấu tranh chiến thắng được kẻ thù với rất nhiều chiến công hiển hách. Lực lượng du kích địa phương đã nhờ vào địa hình kín đáo, nhiều chỗ dễ lẩn khuất để tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ, kể cả những khi lực lượng quân ta quá mỏng nhưng quân địch lại rất nhiều mà ta vẫn đánh bại những trận càn của địch, địch còn trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn ta, có pháo binh, không quân chiến đấu nhưng vẫn không thể làm ta thua trận.
Rừng dừa Bảy Mẫu được ví như "Miền Tây trong lòng phố Hội"
Điều thú vị mà mọi người thường truyền tai nhau khi đến với rừng dừa Bảy Mẫu là được sống trong không khí miền Tây giữa vùng đất miền Trung. Đứng trên cầu Cửa Đại, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm rừng dừa xanh mát bạt ngàn hài hòa bên những tấm chồ, ngư cụ đánh bắt cá của ngư dân vùng Cửa Đại tạo nên bức tranh làng quê thanh bình tuyệt đẹp.
Biểu diễn lắc thuyền thúng
Ở rừng dừa Bảy Mẫu, du khách sẽ được ngồi trên chiếc thuyền thúng, tận hưởng cái cảm thư giãn, yên bình khi men theo con đường sông với 2 bên đường toàn dừa là dừa, điều mà tưởng chừng như chỉ thường thấy ở các tỉnh thành khu vực miền Tây Nam Bộ. Hơn thế nữa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn múa thúng vừa đẹp mắt, vừa dữ dội, vừa quay cuồng khiến nhiều người thích thú.
Hồi hộp với màn biểu diễn lắc thuyền thúng
Bên cạnh đó là được xem các nghệ nhân biểu diễn tiết mục quăng lưới bắt các vô cùng điêu luyện. Hơn thế nữa, tại đây các bạn còn có thể "quay về tuổi thơ" với những món quà tặng giản dị, đậm chất thôn quê của người chèo thúng như: những chú cào cào lá dừa xinh xắn, những chiếc nhẫn, bông hoa, vòng tay, mắt kính... Và nếu có hứng thú học, bạn có thể nhờ họ dạy mình tự tay làm một món quà xinh xắn khác tặng bạn bè, người thân nữa đấy.
Du khách thích thú với những chiếc mũ làm từ lá dừa
Những điểm đến "chị em" với 5 Di sản Thế giới tại châu Á Để tránh cảnh quá tải ở 5 Di sản Thế giới tại châu Á, giới chuyên môn đề xuất những điểm đến "chị em" giúp du khách có thêm lựa chọn để lên đường sau khi các đường bay quốc tế được mở lại. Dưới đây là 5 điểm đến khác có thể ví như "ngọc trong đá" mà vì lý do này,...