Cuộc sống trên tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của thế giới
Đã 60 năm kể từ khi tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của thế giới được hạ thủy. USS Nautilus là tàu ngầm “thực sự” đầu tiên vì nó không cần tiếp nhiên liệu và có thể chạy ngầm dưới biển nhiều tháng trời.
Vậy cuộc sống trên con tàu đặc biệt này diễn ra như thế nào?
“Tôi bị trêu đùa rằng nếu tôi tham gia chương chương trình hạt nhân này, tôi có thể bị nhiễm phóng xạ, vô sinh và không thể có con”. Jerry Armstrong nhớ lại.
Khi tình nguyện làm việc trên một chiếc tàu ngầm tối mật này, Jerry Armstrong là một điều hành viên sonar 23 tuổi. Lúc đó, vợ ông mới mang thai 4 tháng và họ biết mình muốn có thêm con.
“Tô thấy lo. Tôi bàn điều đó với vợ nhưng chúng tôi biết về một quân nhân hải quân khác đã làm việc trên một mẫu thử nghiệm nên chúng tôi kết luận là an toàn”.
USS Nautilus được hạ thủy ngày 21/1/1954 ở Sông Thames thuộc bang Connecticut.
Armstrong không kể với ai về quyết định của mình, vì vậy gia đình ông và gia đình bên vợ rất ngạc nhiên khi họ được FBI tới thăm, hỏi han về người chồng trẻ tuổi. Lý lịch gia đình nhà vợ của Armstrong được kiểm tra rất chặt chẽ. Một số người trong danh sách tự nguyện tham gia chương trình đã bị từ chối và Armstrong nghe tin tiểu sử gia đình họ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Sau đó, Armstrong được đưa đi làm việc tại một lò phản ứng hạt nhân nguyên mẫu trên sa mạc ở bang Idaho, nơi ông và nhiều người khác được đào tạo 9 tháng về phản ứng phân hạch hạt nhân. Trước đó, kiến thức về năng lượng hạt nhân của ông chỉ giới hạn ở những quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản.
Họ được giám sát liên tục trong quá trình làm việc. “Thủy thủ đoàn phải đeo hai thiết bị thử nghiệm. Một là huy hiệu phim theo nghĩa đen là làm bằng phim chụp ảnh đeo trên thắt lưng. Cái còn lại là một máy đo giống như bút bi được đặt trong túi áo và sẽ ghi lại bất kỳ bức xạ nào”.
Video đang HOT
Cuối cùng tàu Nautilus cũng sẵn sàng và vào ngày 21/1/1954, tàu được hạ thủy ở Sông Thames thuộc bang Connecticut. 20 nghìn người đã đổ ra nơi này để xem. Phu nhân Tổng thống Eisenhower, bà Mamie Eisenhower, “rửa tội” cho con tàu bằng cách khui một chai champagne trên tàu khi tàu trườn xuống nước.
Phòng ngư lôi của USS Nautilus.
Từ bên ngoài, Nautilus không khác lắm so với một tàu ngầm Thế chiến II nhưng bên trong tàu có nhiều không gian hơn. “Các tàu ngầm trước kia chỉ ở dưới nước tối đa 48 giờ và vì vậy chúng phải nổi lên để tiếp nhiên liệu, xạc lại ắc quy và lấy không khí nhưng tàu ngầm chạy bằng hạt nhân có thể hoạt động dưới nước nhiều năm nếu cần thiết”, theo sử gia Don Keith. Vì vậy tàu có thể đi bất cứ nơi nào trên thế giới mà không bị phát hiện.
“Đó là đỉnh cao về tàng hình và là những gì mang lại cho tàu một lợi thế quân sự đáng kinh ngạc. Chúng tự tạo oxy, nước và lõi lò phản ứng có thể trụ được nhiều năm mà không cần phải bảo dưỡng”.
Armstrong cho biết không khí được tái tạo đã có ảnh hưởng bất ngờ đến ông. “Tôi vốn ghét phomat làm từ sữa gạn kem, nhưng một lần, chúng tôi ở dưới lòng biển một thời gian dài và khi tàu nổi lên, tôi bắt đầu thèm loại phomat này. Tôi nghĩ hít không khí tái tạo đã thay đổi sự trao đổi chất trong tôi”.
Khi Nautilus nổi lên và thủy thủ đoàn bắt đầu bơm không khí mới vào tàu, “nó trong và ngọt đến mức nó khiến bạn lâng lâng”, Armstrong kể thêm.
Nautilus bắt đầu ra biển từ năm 1955. Trong những chuyến thử nghiệm trên đại dương, tàu ngay lập tức phá vỡ mọi loại kỷ lục – lặn sâu hơn, đi xa hơn và nhanh hơn so với bất kỳ tàu ngầm nào trước đó. Tàu có thể lặn sâu 213m.
Sử gia Keith cho rằng ông chưa từng chứng kiến mối quan hệ nào gần gũi hơn tình anh em trên tàu. Bởi vì tàu hoạt động ngầm lâu hơn so với trước kia nên có nhiều lo ngại rằng quan hệ của mọi người trên tàu sẽ có vấn đề.
“Hải quân Mỹ đã đưa các chuyên gia tâm lý lên Nautilus bỏi vì họ lo có những ảnh hưởng lên nhân cách và sức khỏe tâm thần của các thủy thủ, những người đàn ông bị gò bó trong một khoảng không chật hẹp suốt những khoảng thời gian dài”, Keith nói thêm. Tuy nhiên, ông cho biết họ không tìm thấy tác động nào.
Năm 1958, tàu Nautilus tiến hành một thử nghiệm táo bạo nhất – trở thành tàu ngầm đầu tiên di chuyển dưới lòng Cực Bắc. Việc này đã gửi một tín hiệu quan trọng tới Liên Xô rằng Mỹ có thể hoạt động ở sân sau của nước này mà không bị phát hiện.
Cùng năm, người Liên Xô cũng đưa tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của họ vào hoạt động.
Jerry Armstrong và vợ tiếp tục có thêm một đứa con nữa và ông cho biết ông không thể góp vai trò vào lịch sử tàu Nautilus nếu như vợ ông không là người cởi mở và hiểu biết. Vợ chồng ông lấy nhau đã được 60 năm.
Thanh Hảo (Theo BBC)
Theo VNN
Máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống đường cao tốc New York
Một máy bay loại nhỏ đã hạ cánh khẩn cấp xuống một đường cao tốc đông đúc tại khu vực The Bronx của thành phố New York, Mỹ sau khi gặp sự cố.
Máy bay nằm trên đường cao tốc sau cú hạ cánh khẩn cấp.
Chiếc máy bay một động cơ Piper PA-28 đã hạ cánh xuống xa lộ Major Deegan vào chiều 4/1 giờ địa phương. Không ai trong số 3 người trên máy bay bị thương nặng.
Giới chức đang điều tra nguyên nhân của vụ hạ cánh khẩn cấp - có thể là sự cố kỹ thuật hoặc hết nhiên liệu. Chưa rõ làm thế nào mà máy bay cố gắng tránh được giao thông đông đúng trên đường để hạ cánh an toàn.
Máy bay đã cất cánh từ thành phố Danbury tại Connecticut trong chuyến bay quanh tượng Nữ thần Tự do ở New York. Nó đang trên đường trở về thì gặp trục trặc về động cơ.
Tài xế Paul Collado cho hay anh đang lái xe ở bên kia đường thì nhìn thấy máy bay hạ cánh xuống đường.
"Tôi không thể tin điều mình đang nhìn thấy... Tôi không nhìn thấy tí khói nào mà chỉ thấy nó đang trượt bằng bụng chứ không bằng cần hạ cánh", Collado kể lại.
Tân Thị trưởng New York Bill de Blasio cho hay "thật kỳ là một điều kỳ diệu" khi không ai bị thương nặng hay thiệt mạng.
Ông Bill de Blasio nói thêm rằng các nhân viên khẩn cấp đã di dời bình nhiên liệu của máy bay và không xảy ra hỏa hoạn do rò rỉ nhiên liệu.
Các bức ảnh do những người đi chụp được cho thấy chiếc máy bay màu trắng và xanh cơ bản vẫn nguyên vẹn, mặc dù cần hạ cánh có vẻ như đã bị gãy.
Theo Dantri
Nhật sắp di dời nhiên liệu hạt nhân tại Fukushima Các kỹ sư Nhật Bản đang chuẩn bị di dời các thanh nhiên liệu tại nhà máy hạt nhân Fukushima, nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất từ khi các lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ. Các chuyên gia tại nhà máy hạt nhân Fukushima. Ảnh: AFP Theo AFP, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ bắt đầu tháo dỡ...