Cuộc sống trên “hòn đảo thép” di động giữa Vùng Vịnh
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, được ví như một “hòn đảo thép” di động giữa Vùng Vịnh, là một nhân tố quan trọng trong liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm chiến đấu với các phiến quân của nhóm nhà nước Hồi giáo IS.
Tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt có cảng nhà tại San Diego, California
Mỹ đã điều động tàu USS Theodore Roosevelt tới Vùng Vịnh để chiến đấu với nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria
USS Theodore Roosevelt đóng vai trò như một căn cứ để liên quân phát động các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS
Con tàu dài 330 m là nơi sinh sống của khoảng 5.000 nhân viên, thủy thủ và phi công.
Hàng không mẫu hạm này chở 70 máy bay chiến đấu tham gia các cuộc không kích chống IS
Các phi công trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thực hiện các sứ mệnh tại cả Syria và Iraq
Kể từ tháng 8/2014, liên quân đã thực hiện trên 6.800 cuộc không kích nhằm vào IS, 20% trong số đó là từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt
Video đang HOT
Cờ Mỹ được treo trên một cửa của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt
Các thủy thủ hải quân Mỹ thảo luận trên tàu sân bay tại Vùng Vịnh
USS Theodore Roosevelt được ví như một “hòn đảo thép” di động trên biển, với đầy đủ các trang thiết bị bên trong
Một thủy thủ tập thể dục tại một khu vực dành riêng cho hoạt động thể thao trên tàu
Một phi công xem một tạp chí chuyên về vũ khí trên tàu sân bay
Một thủy thủ thổi kèn trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 trên tàu sân bay
Các nhân viên hải quân Mỹ tham gia lễ tưởng niệm sự kiện 11/9
Các thủy thủ hải quân Mỹ mặc đồng phục chuẩn bị cho lễ tưởng niệm vụ 11/9. USS Theodore Roosevelt được hạ thủy năm 1984 và được đưa vào sử dụng trong hải quân Mỹ kể từ năm 1986.
An Bình
Theo Dantri/AP
Cuộc sống trên tàu sân bay chống IS của Mỹ
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, với khả năng mang theo gần 100 chiến đấu cơ cùng hơn 5.000 binh sĩ, đóng vai trò như một căn cứ trên biển hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tấn công nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
USS Theodore Roosevelt được coi là tàu sân bay hiện đại nhất đồng thời là biểu tượng sức mạnh của quân đội Mỹ. Tàu có chiều dài hơn 320m. Boong tàu, rộng khoảng 18.000 m2, là nơi cất cánh của hơn 60 máy bay chiến đấu. Vận tốc của tàu đạt tới 64,8 km/h. Tàu có khả năng mang theo 90 phi cơ các loại và hơn 5.000 binh sĩ.
USS Theodore Roosevelt trị giá khoảng 4,5 tỷ USD, được đưa vào sử dụng từ ngày 25/10/1986. Hiện nó đảm nhận vai trò như một căn cứ để triển khai các hoạt động tấn công nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Trong ảnh, viên phi công đang lau chùi kính chắn gió của một chiến đấu cơ thuộc biên chế lực lượng hải quân Mỹ đậu trên boong tàu Theodore Roosevelt hoạt động ở Vịnh Ba Tư.
Bên trong hòn đảo di động khổng lồ này chứa đầy đủ các cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sinh hoạt của hàng nghìn binh sĩ cũng như hỗ trợ tác chiến.
Nhân viên làm việc trên sân bay của tàu Theodore Roosevelt mặc trang phục với màu sắc khác nhau để phân biệt nhiệm vụ của từng đội.
Nhân viên lái xe kéo mặc áo màu xanh dương.
Hai người đội trưởng vác theo dây xích cùng móc sắt để cố định máy bay trên boong tàu. Họ mặc áo nâu và nhận trách nhiệm chuẩn bị mọi công đoạn cần thiết trước khi một phi cơ cất cánh.
Điều phối viên tàu Roosevelt, mặc áo màu vàng, đang giám sát việc cất cánh của một tiêm kích thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ.
Mỹ từ hồi tháng 8 năm ngoái đến nay tiến hành khoảng 6.800 đợt không kích nhằm vào quân khủng bố IS ở Iraq và Syria. Khoảng 20% trong số các cuộc tấn công này được thực hiện bởi những chiến đấu cơ xuất kích từ tàu Roosevelt.
Thành viên đội xử lý tai nạn và cứu hộ, mặc áo đỏ, đứng quan sát một chiếc máy bay chuẩn bị cất cánh từ tàu Theodore Roosevelt.
Thợ cơ khí máy bay, mặc áo màu xanh, đang bảo dưỡng bộ phận hạ cánh của một chiến đấu cơ bên trong nhà chứa máy bay trên tàu.
Hai nhân viên thảo luận tại khu canteen.
Bếp ăn trên tàu phục vụ trên 18.000 suất ăn một ngày. USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày. Nhà máy khử muối mỗi ngày sản xuất lượng nước đủ dùng cho 2.000 gia đình.
Lính hải quân Mỹ mặc đồng phục chỉnh tề để thực hiện một nghi lễ tưởng niệm.
Một người lính tranh thủ rèn luyện thể lực tại một góc nhỏ trên boong tàu.
Binh sĩ đọc một tạp chí về vũ khí trong giờ nghỉ.
Vũ Hoàng
Theo: AP
Theo VNE
Giảm số lượng tàu chiến, Mỹ lo hải quân Trung Quốc "vượt mặt"? Với số lượng tàu chiến hiện tại là 273 chiếc, nhiều nghị sĩ, ứng viên Tổng thống Mỹ lo ngại Washington sẽ sớm mất ưu thế là lực lượng hải quân quốc tế vốn có trước Nga và Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ là quốc gia có các hạm đội hải quân hiện đại và lớn nhất thế giới. Washington...