Cuộc sống thương hồ hơn 10 năm của gia đình ở Sài Gòn
Trên chiếc ghe chở trái cây đậu ven Kênh Tẻ ( quận 7, TP HCM), gia đình anh Toàn sống và mưu sinh hơn 10 năm nay.
Nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (quận 7, TP HCM) là nơi tập trung ghe thuyền của hàng chục gia đình miền Tây. Gia đình anh Nguyễn Thanh Toàn (33 tuổi) và chị Nguyễn Thị Kim Hạnh (33 tuổi, quê Vĩnh Long) là một trong số hộ dân sống và mưu sinh hơn 10 năm tại đây.
Cứ 10 ngày, gia đình (5 người) lại lênh đênh trên ghe từ Sài Gòn về quê thu mua trái cây, rồi ngược lên thành phố bán.
Đều đặn vào sáng sớm và chiều muộn, Khả Hân (9 tuổi), con gái đầu lòng của gia anh Toàn thắp hương trước mũi ghe. “Ngày nào con cũng cầu mong cho ba mẹ mua may bán đắt, hai em con khỏe mạnh, còn con học giỏi”, Khả Hân nói.
Trong lúc chồng đạp xe ba gác bán trái cây ở khắp các tuyến đường quận 7, chị Kim Hạnh vừa trông con, vừa bán ven đường Trần Xuân Soạn. “Ở quê không buôn bán được nên gia đình tôi mới phải lên thành phố kiếm sống. Việc buôn bán giờ cũng khó khăn lắm vì bị đuổi hoài. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ đủ nuôi con”, chị Hạnh kể.
Cũng theo chị Hạnh, trong ba đứa con, Vũ Thiện (6 tuổi) chịu thiệt thòi nhất vì mắc nhiều chứng bệnh: câm điếc, bệnh tim và suy dinh dưỡng. “Bé sinh ra, tâm tính không bình thường nên gia đình không dám gửi con ở quê, lúc nào cũng phải để mắt”, chị Hạnh nói.
Video đang HOT
“Tắm cho em Thiện lúc nào cũng khó nhất vì em cứ nhảy và đòi tự tắm”, Hân nói, vừa tắm cho em. Từ năm 7 tuổi, Hân đã biết phụ cha mẹ bán trái cây và tắm rửa hàng ngày cho hai em.
Chiếc ghe có diện tích khoảng 12m2, chia làm ba ngăn, ngăn ngoài lỉnh kỉnh đồ dùng sinh hoạt và các loại trái cây, còn ngăn giữa là nơi ăn ngủ của gia đình. Hai vợ chồng cho biết, mỗi ngày phải bỏ ra 30.000 đồng để mua nước ăn uống, tắm giặt và dùng bình ắc quy để làm nguồn điện sinh hoạt về đêm.
Những đồ chơi được tặng vào dịp Giáng sinh của ba bé Khả Hân, Vũ Thiện và Hiếu Thuận.
“Con thích sống ở quê hơn vì ở đây không có bạn bè. Ngày nào con cũng phải trông em”, bé Khả Hân tâm sự.
Còn mẹ bé, chị Kim Hạnh cho biết: “Tôi chỉ ước gia đình có một căn nhà nhỏ ở quê để bán tạp hóa. Ở đây buôn bán quanh năm vẫn không đủ để thuê nhà trọ và nuôi con ăn học”.
Những chuyến hàng ngược xuôi giữa Sài Gòn – Vĩnh Long khiến gia đình chị Hạnh chưa có dự định cho con cái ăn học ở thành phố. “Hết kỳ nghỉ hè, gia đình phải gửi con cho ông bà ở quê trông giùm, để nó đi học. Vài bữa nữa tới ngày nhập học của Hân, vợ chồng tôi đang lo trễ lịch học của con vì ghe mới lên thành phố được bốn ngày”, chị Hạnh giãi bày.
Bán trái cây dạo đến 19h30, anh Toàn mới trở về nhà. Đây là phút quây quần hiếm hoi của cả gia đình trong ngày.
Trong lúc phụ vợ bán hàng đêm, anh xuống ghe lựa những buồng chuối đẹp nhất, đem lên xe để bán vào sáng hôm sau. “Hôm nào cũng vậy, tôi mang khoảng 200-300kg trái cây để 6h sáng hôm sau bán dạo khắp quận 7″, anh Toàn nói.
Sắp xếp xong xe hàng, 21h30-22h là thời gian vợ chồng anh Toàn cùng các con ngồi ăn tối và nghỉ ngơi trong ghe để lấy sức cho ngày hôm sau.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Cán bộ hải quan ở Sài Gòn bị cáo buộc nhận 50 'phong bì'
Bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất về hành vi Nhận hối lộ tiền tỷ, cựu cán bộ hải quan cảng Cát Lái kêu oan.
Ảnh minh họa
Theo điều tra, Nguyễn Tường Duy (49 tuổi) là trinh sát địa bàn của Đội kiểm soát hải quan (Cục Hải quan TP HCM) từ năm 2014. Ông này được giao nhiệm vụ phát hiện, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại... của các tổ chức, cá nhân.
Lợi dụng quyền hạn được giao và tâm lý lo ngại của các doanh nghiệp khi bị kiểm tra hàng, Duy liên hệ với các đơn vị làm dịch vụ hải quan cho những công ty này để thỏa thuận chung chi. Doanh nghiệp nào đưa tiền sẽ không bị Đội kiểm soát kiểm tra thực tế hàng hóa 100%.
Từ ngày 21/12/2015, Duy thông qua mẹ ruột nhận hơn 540 triệu đồng của khoảng 50 doanh nghiệp, cá nhân. Trong đó có 12 đơn vị từng bị Đội Kiểm soát hải quan của Duy phối hợp kiểm tra hàng hóa. Ông này nhận phong bì tại phòng làm việc trong cảng Cát Lái, hoặc tại nhà mẹ trên đường Trần Khắc Chân (quận 1).
Cuối tháng 12/2015, Duy bị công an bắt quả tang nhận tiền tại nhà mẹ, thu giữ 64 bì thư có hơn 964 triệu đồng.
Duy sau đó bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hồi tháng 7 năm ngoái cơ quan điều tra đổi tội danh, cho rằng cựu cán bộ hải quan có hành vi Nhận hối lộ, truy tố ở khung hình phạt cao nhất.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, Duy không thừa nhận tội phạm đã thực hiện.
Duy bị cho là cố ý che giấu những nội dung liên quan gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Cơ quan điều tra đã thu thập danh sách số điện thoại, kết luận giám định giọng nói trong các file ghi âm cuộc gọi giữa Duy và người làm dịch vụ hải quan. Đồng thời, căn cứ vào kết quả đối chất của những người liên quan với mẹ Duy; lời khai các công chức hải quan liên quan... có đủ cơ sở chứng minh hành vi phạm tội của bị can.
Ngoài ra, nhà chức trách xác định Duy còn liên quan đến sai phạm tại Công ty Nam Hà Sơn nên đã khởi tố bổ sung thêm về tội Buôn lậu. Hành vi này của Duy cùng một số bị can liên quan được tách ra để điều tra xử lý trong vụ án khác.
Liên quan vụ án, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã gửi văn bản cho Tổng cục Hải quan, kiến nghị kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, phòng chống tội phạm... của Cục Hải quan TP HCM. Theo Viện, nguyên nhân dẫn đến vụ án có phần trách nhiệm của Cục hải quan trong việc kiểm tra giám sát thực thi pháp luật.
Ngày 14/8, vụ án được TAND TP HCM lên lịch xét xử nhưng sau đó phải hoãn do luật sư của bị cáo có đơn yêu cầu.
Hải Duyên
Theo VNE
Sòng bạc núp bóng công ty game ở Sài Gòn Ập vào trung tâm vui chơi giải trí Vương Miện 666, cảnh sát phát hiện nhiều người đang sát phạt bằng trò chơi điện tử. Ngày 13/8, Công an quận Gò Vấp (TP HCM) tạm giữ Sín Sủi Sáng (42 tuổi) cùng nhiều đàn em để điều tra hành vi Tổ chức đánh bạc. Các máy bắn cá bị tạm giữ. Ảnh: Công...