Cuộc sống tạm bợ trong công trường Thủ Thiêm
Giữa khu đô thị Thủ Thiêm ( quận 2, TP HCM), những công nhân miền Tây sống trong lán trại, tắm giặt và vui chơi trên bãi đất trống.
Khoảng 2 tháng nay, nhiều công trình đồng loạt thi công tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) kéo theo số lượng công nhân xây dựng từ các tỉnh miền Tây tăng.
Cùng các đồng nghiệp thi công vỉa hè đường Nguyễn Cơ Thạch giữa trưa, ông Trần Văn Lào (quê Cần Thơ) cho biết, trung bình một ngày công xây dựng khoảng 270.000 đồng. “Mỗi tháng, thu nhập của hai vợ chồng tôi được hơn chục triệu nhưng cũng chỉ đủ trang trải vì tiền nhà trọ và sinh hoạt đắt đỏ”, ông Lào nói.
Gia đình bà Nguyễn Thị Sinh (quê Cần Thơ) cùng sống trong lán trại trên đường D2 (phường An Khánh, quận 2). “Ở quê, hàng xóm ai cũng biết nhau, ở đây mọi người ít thân quen hơn, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ không đi chơi đâu được, thành ra sống ở Sài Gòn vui mà không có vui”, bà Sinh chia sẻ.
Một bể nước quây bằng bạt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân trên đường Lương Định Của.
“Vợ chồng tui làm nghề xây dựng hơn chục năm rồi. Cứ xong công trình thì chuyển chỗ khác. Buồn lắm. Vừa rồi mua được quả trứng nở ra con vịt, hai vợ chồng để lại nuôi cho vui”, bà Liễu (quê Hậu Giang) tâm sự.
Video đang HOT
Giữa trưa, hai công nhân xây dựng ra công viên hầm Thủ Thiêm tranh thủ hóng gió, ngắm những tòa nhà cao tầng phía bờ quận 1.
Ba công nhân hợp sức chặt và vận chuyển lá dừa nước trong những bụi rậm ven đường Lương Định Của để lợp mái nhà.
Một công nhân dựng chòi tạm trên công trường xây dựng. “Ở đây trộm cắp như rươi nên thi công đến đâu phải dựng chòi để canh chừng máy móc”, ông Thanh (quê Cà Mau) nói.
Út và Hải (20 tuổi, quê Kiên Giang) chơi game trên điện thoại sau giờ tan ca. Cả hai cho biết đã sống ở quận 2 được hơn một tháng nay với thu nhập khoảng 6-7 triệu đồng một tháng. “Cuộc sống ở đây em thấy cũng được, còn hơn ở quê không có việc làm”, Út nói.
Tận dụng bãi đất trống gần công trường, các công nhân cùng nhau đá bóng vào mỗi buổi chiều.
Những công nhân miền Tây cho biết nguồn nước ngầm tại khu vực công trường bị nhiễm phèn nên họ thường tắm giặt trên những vũng nước mưa đọng ở các bãi đất trống.
“Hạnh phúc của tôi là được bế con gái và vui đùa cùng lũ trẻ con trong khu lán trại sau một ngày làm việc”, ông Điền (49 tuổi) bên con gái 6 tuổi, chia sẻ.
Gần 19h, một công nhân làm đường tranh thủ hút thuốc, nghỉ ngơi trên xe, trước khi bắt đầu làm việc ca đêm.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Thủ Thiêm sẽ là nơi tổ chức duyệt binh có khí tài tại TP HCM
Lễ diễu hành, duyệt binh có khí tài, phương tiện tải trọng lớn tại TP HCM trong tương lai sẽ được tổ chức trên đại lộ Vòng Cung - khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý đề xuất của Ban Quản lý khu Thủ Thiêm về điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông tại khu đô thị Thủ Thiêm; chấp thuận điêu chinh phạm vi ranh giới, tăng diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết 1/500 từ hơn 291.000 m2 lên hơn 440.700 m2.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng đồng ý phương án tổ chức Lễ diễu hành, duyệt binh có khí tài, phương tiện tải trọng lớn xác định theo kịch bản duyệt binh trên đại lộ Vòng cung (đoan tư nut giao câu Thu Thiêm 2 đên nut giao đương Mai Chi Tho, chiều dài khoảng 650 m).
Điều chỉnh mặt cắt ngang của đại lộ Vòng Cung theo hướng bố trí các dải phân cách cây xanh di động để thuận lợi cho việc mở rộng lòng đường khi tổ chức diễu hành, duyệt binh có khí tài, phương tiện cơ giới lớn. Bố trí không gian 2 bên đại lộ Vòng cung phải đáp ứng không gian dự kiến bố trí các lễ đài, khán đài lắp ghép (quy mô khoảng từ 4.000 đến 6.000 người).
Đại lộ Vòng Cung trong khu đô thị Thủ Thiêm sẽ là nơi tổ chức lễ duyệt binh có khí tài, xe hạng nặng tại TP HCM trong tương lai. Ảnh minh họa
Theo UBND thành phố, quy hoạch Khu A, B, C, D có chức năng chính là nghi lễ chính trị nên giải pháp tổ chức các nền đa năng rộng, thoáng tạo được không gian đặc trưng riêng, đảm bảo kết nối tầm nhìn liên tục từ đại lộ Vòng Cung ra bờ sông Sài Gòn và đáp ứng được yêu cầu về tập trung lượng người sử dụng.
Khu D, E bố trí kết hợp mảng xanh, mặt nước, chênh lệch cao độ nền tạo nên các không gian sinh động phù hợp với chức năng chính là các lễ hội văn hóa, hoạt động giải trí.
Về vị trí giao cắt giữa đại lộ Vòng Cung (đường R1) và Quảng trường trung tâm, lãnh đạo thành phố đồng ý phương án bố trí đường dốc trên nền Quảng trường từ đại lộ này về phía bờ sông Sài Gòn, rộng khoảng 21 m (dự kiến 6 làn xe) đáp ứng yêu cầu diễu hành qua Quảng trường.
Công viên bờ sông, đoạn từ cầu Thủ Thiêm 2 đến cầu Thủ Thiêm 3, Chủ tịch UBND thành phố đồng ý bố trí các nền đa năng tiếp cận bờ sông Sài Gòn tại các khu vực không gian mở công cộng có khả năng tập trung đông người, đặc biệt vào thời gian tổ chức các sự kiện bắn pháo hoa, diễu hành hoặc các hoạt động biểu diễn trên sông.
4 tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm gồm: Đại lộ Vòng Cung (6 lan xe), đương ven hô trung tâm (4 lan xe), ven sông Sai Gon (nhin sang quân 1 gồm 2 lan xe), đường trên cao qua Khu lâm viên sinh thái phía Nam với tổng chiều dài gần 12 km, bao gồm 10 cây cầu trong đó có 2 cầu cạn.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 12.000 tỷ đồng (gồm cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay), xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Thành phố thanh toán bằng các khu đất dự án khác.
4 tuyến đường chính này được xem như "xương sống" của khu đô thị Thủ Thiêm, khi hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với các công trình giao thông hiện hữu như cầu Thủ Thiêm 1, Đại lộ Đông Tây và các cầu qua sông Sài Gòn theo quy hoạch, đồng thời liên kết trung tâm thành phố hiện hữu và các tỉnh lân cận; góp phần giải quyết ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông.
Hữu Công
Theo VNE
Ngắm hàng cây trăm tuổi đẹp nhất SG trước giờ "khai tử" Hàng cây cổ thụ cả 100 năm tuổi rợp bóng mát ở trung tâm Sài Gòn sẽ được đốn hạ, di dời để thi công cầu Thủ Thiêm 2. Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM từ lâu đã tồn tại 4 hàng cây cổ thụ cả 100 năm tuổi với tán rộng, tỏa bóng mát cho người đi đường. Những hàng cây...