Cuộc sống tại Afghanistan ra sao sau khi Taliban trở lại nắm quyền?
Các tay súng canh gác khắp nơi, phụ nữ biểu tình trên đường phố là những hình ảnh thường thấy tại Afghanistan những ngày đầu sau khi Taliban trở lại nắm quyền.
Ngày 15/8, Taliban kiểm soát thủ đô Kabul, chính thức giành lại quyền kiểm soát Afghanistan 20 năm sau khi bị phương Tây lật đổ. Trong ảnh: Một tay súng Taliban cầm vũ khí trên đường phố Herat hôm 10/9.
Rất nhiều cam kết đã được Taliban đưa ra, rằng họ sẽ thay đổi, sẽ là một phiên bản khác với Taliban áp dụng luật Hồi giáo hà khắc 20 năm trước. Ảnh: Các nam giới vui chơi trên hồ trong công viên tại Herat.
Những cam kết lớn nhất của Taliban bao gồm việc họ sẽ lập ra một chính phủ toàn diện, có sự góp mặt của nhiều thành phần trong đất nước, không quản lý Afghanistan bằng luật lệ quá cực đoan và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hai thập niên trước, nhiều người dân Afghanistan từng sống trong sợ hãi dưới sự quản lý của Taliban. Trong ảnh: Đàn ông Afghanistan cầu nguyện trong một thánh đường ở Herat.
Tuy nhiên, những gì xảy ra trong những ngày qua dường như cho thấy Taliban vẫn chưa thực sự thay đổi. Họ gây thất vọng cho cộng đồng quốc tế khi lập ra một chính quyền chỉ toàn thành viên Taliban và toàn nam giới. Taliban sau đó đã lên tiếng trấn an rằng đây là chính phủ lâm thời. Trong ảnh: Hàng dài người đứng xếp hàng chờ rút tiền ở Kabul hôm 1/9.
Một vấn đề khác cũng thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới là quyền lợi của phụ nữ. Taliban đã có sự tiến bộ so với 20 năm trước khi cho phép phụ nữ được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn đang đặt ra những điều kiện có tính phân biệt, ví dụ như không cho phép lớp học có cả nam lẫn nữ mà phụ nữ sẽ bị tách riêng ra một chỗ. Taliban cũng nói rằng phụ nữ không nên làm bộ trưởng, mà chỉ cần ở nhà sinh con. Phụ nữ đi học cũng sẽ phải quấn khăn choàng kín mít, che gần hết khuôn mặt.
Video đang HOT
Các động thái của Taliban khiến giới quan sát quan ngại rằng họ có thể sẽ không giữ lời hứa trước đó và những viễn cảnh áp dụng luật lệ hà khắc có thể tái diễn.
Người ủng hộ Taliban đứng cầu nguyện trong một công viên ở Herat.
Tay súng Taliban đứng canh gác ở sân bay Kabul.
Người dân ở Kabul, Afghanistan đã quen với hình ảnh các tay súng Taliban cầm súng canh gác trên đường phố.
Tay súng Taliban điều tiết giao thông trên đường phố Kabul ngày 4/9.
Theo Sky News, một điểm tích cực hiện tại ở Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền là đường phố tại quốc gia này dường như có vẻ an toàn hơn thời điểm chính quyền tiền nhiệm quản lý. Taliban lập ra các điểm kiểm soát và tuần tra an ninh thường xuyên.
Tuy nhiên, các bên hiện tại vẫn cảm thấy mơ hồ về những lời hứa của Afghanistan. Trong ảnh: Các nhà hoạt động Afghanistan kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ, cho phép nội các có sự xuất hiện của phụ nữ, trong một hoạt động trước dinh tổng thống ở Kabul ngày 3/9.
Giới quan sát cho biết, Taliban hiện tại rất mong muốn nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế và thách thức của họ hiện tại là phải chứng minh được họ đã thực sự thay đổi. Trong ảnh: Một người đàn ông treo cờ Taliban đạp xe tại Kabul ngày 2/9.
Người ủng hộ Taliban chụp ảnh với các tay súng tại Kabul ngày 1/9.
Trên đường phố Kabul, hình ảnh của một tay súng “tử vì đạo” của Taliban được treo lên.
Taliban nỗ lực trấn an dân chúng Afghanistan
Taliban đang nỗ lực trấn an người dân Afghanistan rằng cuộc sống của họ sẽ quay trở lại bình thường sau khi lực lượng này giành lại quyền kiểm soát.
Phía chống đối Taliban cho biết đã chiếm được ba quận tại tỉnh Baghlan nước này.
Các thành viên Taliban bên ngoài Bộ Nội vụ Afghanistan - Ảnh: REUTERS
Trong những ngày gần đây, các thành viên của kênh tin tức Al-Emarah Studio tại Afghanistan đã xuất hiện trên đường phố Kabul để nói chuyện cùng người dân, nhằm đảm bảo với họ rằng cuộc sống sẽ sớm trở về bình thường.
Al-Emarah là nơi chuyên sản xuất các nội dung ủng hộ Taliban trên nhiều nền tảng khác nhau.
Hàng ngàn người Kabul đã kéo về phía sân bay, cố gắng tìm cách trốn chạy vì nỗi sợ Taliban sẽ đưa các luật Hồi giáo hà khắc quay trở lại sau khi lên nắm quyền.
Theo Hãng tin Reuters, đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với chiến lược truyền thông của Taliban. Dù đã hoạt động chuyên nghiệp hơn trong nhiều năm qua, lực lượng truyền thông cho Taliban hiện vẫn chưa thể trấn an dân chúng.
Các cuộc phỏng vấn đường phố của Al-Emarah chỉ là những bước nhỏ nhằm truyền tải thông điệp của Taliban. Những đoạn ghi hình của họ hiện phát tán chủ yếu qua các tài khoản mạng xã hội.
Hôm 21-8, các phát ngôn viên của Taliban đã tiếp cận nhiều kênh truyền hình khác nhau để trấn an người dân rằng phố xá vẫn an toàn. Cùng ngày, ông Mullah Abdul Ghani Baradar - nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Taliban tại Afghanistan - đã đến Kabul để thiết lập lực lượng cảnh sát.
Cũng trong ngày 21-8, một quan chức Taliban nói với Reuters rằng Taliban đang dần hình thành chính phủ mới tại Afghanistan và nỗ lực đảm bảo an ninh trên toàn quốc.
Theo ông này, các rủi ro an ninh tại sân bay Kabul sẽ được loại bỏ. Taliban muốn "cải thiện tình hình hiện nay và cung cấp lối ra thuận lợi" tại sân bay Kabul vào cuối tuần này.
Trong khi đó, các lực lượng chống đối Taliban cho biết đã chiếm được ba quận gần thung lũng Panjshir. Đây là nơi các lực lượng còn lại của chính quyền cũ và các nhóm vũ trang khác tụ tập.
Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Bismillah Mohammadi thuộc chính quyền cũ thông báo trên Twitter rằng đã chiếm được các quận Deh Saleh, Bano và Pul-Hesar thuộc tỉnh Baghlan, nằm ở phía bắc của Panjshir.
Đài truyền hình Tolo News dẫn lời một chỉ huy cảnh sát địa phương cho biết quận Bano đã nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng dân quân địa phương và đã có thương vong nặng nề.
Taliban yêu cầu phụ nữ phải học lớp riêng nếu vào đại học Tân Bộ trưởng Giáo dục Đại học của chính quyền Afghanistan dưới thời Taliban ngày 12/9 cho biết, phụ nữ Afghanistan sẽ được phép học đại học nhưng phải ngồi ở lớp riêng với nam sinh. Các phụ nữ trên đường phố tại Herat, Afghanistan (Ảnh: Reuters). Quyền của phụ nữ ở Afghanistan bị giới hạn nghiêm ngặt dưới sự cai trị của...