Cuộc sống sinh động trong khu cách ly dưới ống kính các chiến sĩ
Cuộc sống trong khu cách ly dưới ống kính của các chiến sĩ bộ đội được hiện lên vô cùng sinh động.
Trung đoàn Pháo binh 58 (xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) là nơi đã đón 2 đoàn công dân Việt Nam bay từ nước ngoài về được cách ly tại đây. Gần 700 người dân ở cả 2 đợt cách ly đã sinh hoạt trong không gian doanh trại vốn là nơi ở và tập luyện của 300 chiến sĩ.
Đồng chí Trần Quang Hiệp – Trung đoàn trưởng Trung đoàn Pháo binh 58 cho biết, hầu hết người dân khi được đưa vào khu cách ly đều có ý thức tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Bà con cũng thích nghi nhanh với môi trường mới và thông cảm cho những hạn chế về mặt cơ sở vật chất của doanh trại.
‘Tất cả các chiến sĩ đều lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ của mình. Sau 2 đợt cách ly hoàn thành, hiện tại chúng tôi đang tiếp tục chuẩn bị cơ sở để đón đoàn cách ly mới nếu có’ – vị trung đoàn trưởng cho hay.
Dưới đây là một số hình ảnh được các chiến sĩ và người dân cùng ghi lại trong những ngày sinh hoạt ở khu cách ly tại Trung đoàn Pháo binh 58:
Tháo dỡ hành lý khi người dân vừa về tới khu cách ly.
Các chiến sĩ cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của bà con trong khả năng của mình.
Mỗi người được phát một túi đồ dùng cá nhân.
Chiến sĩ phụ trách phòng thăm hỏi và đăng ký suất ăn sáng hôm sau cho bà con.
Đội ngũ y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm.
Khoảng 30 chiến sĩ phụ trách nhiệm vụ nấu ăn cho bà con hằng ngày.
Bữa sáng được tự chọn 1 trong 4 món: xôi xéo, cháo, bánh mỳ kẹp hoặc mỳ tôm. Bữa trưa và bữa tối, bà con ăn cơm theo suất ăn quân đội.
Tiêu chuẩn 57 nghìn đồng cho 3 bữa/ ngày theo đúng tiêu chuẩn bộ đội.
Video đang HOT
Bộ đội cắt tóc cho một bé trai.
‘Người có thể ướt nhưng cơm canh phải nóng khi đến tay bà con’ – đồng chí Trung đoàn trưởng chia sẻ.
Bộ phận nuôi quân khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Một bộ phận riêng được phân công thu gom rác hằng ngày.
Các bé được hướng dẫn rửa tay theo đúng quy định vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
Thể dục thể thao trong khu cách ly.
Bộ dụng cụ thể dục ngoài trời được bà con tặng lại cho đơn vị.
Phút thư giãn của các chiến sĩ.
Một bé gái được tổ chức sinh nhật trong khu cách ly.
Đại diện lãnh đạo đơn vị tặng hoa cho các chị em trong dịp 8/3.
Các chiến sĩ tranh thủ chợp mắt.
Nguyễn Thảo
Làng nghề làm hương những ngày giáp Tết qua ống kính smartphone
Cuộc sống rộn ràng ngày giáp Tết của người dân làng nghề làm hương (nhang) thôn Cao Hưng được thể hiện qua lăng kính điện thoại đầy chân thật và ấm áp.
Thôn Cao Hưng (Hưng Yên) hiện nay có hơn 200 hộ, và đến 70% gia đình theo nghề sản xuất hương (nhang). Bên cạnh các hộ chủ yếu sử dụng máy móc kỹ thuật, vẫn còn một số gia đình duy trì truyền thống thủ công, vì họ tin rằng hương làm bằng tay có giá trị riêng biệt như có thể để lâu hơn, không đầu tàn và mùi thơm rất dịu mát.
Sự tò mò thu hút nhiếp ảnh gia Chu Việt Hà - mang theo món đồ chơi công nghệ mới của anh đi khám phá những công đoạn làm hương thủ công. Ống kính dừng lại trước một chiếc bàn gỗ, chậu thau bột hương liệu nhào tay, thoang thoảng mùi hương dễ chịu.
Để cho ra đời những nén hương quen thuộc, đồ nghề và dụng cụ khá đơn giản, chủ yếu là nguyên liệu và tay nghề của người nghệ nhân.
Với khả năng bắt nét và xử lý khá tốt, camera dường như khiến thời gian ngưng đọng, giữ lại từng hạt bột khô bắn trên không.
Các chi tiết và chuyển động khi người nghệ nhân vê nhang được thể hiện rõ ràng hơn, từng hạt bụi như nhảy múa quanh đôi tay thoăn thoắt.
Hương đã thành phẩm phải đảm bảo bột hương bám chặt, tròn đều bao bọc lấy thân tăm hương. Trước khi tắm mình giữa những tia nắng, từng bó hương được đặt san sát nhau như hình ảnh cả làng vẫn luôn đồng lòng gìn giữ những giá trị truyền thống để bàn thờ gia tiên người Việt ấm áp và thơm nồng.
Một tấm ảnh phơi hương được chụp ngược sáng bằng bộ 4 camera ấn tượng, càng quý mến hơn nét đẹp lao động của những người dân nơi đây.
Trong một sân nhà phơi hương, góc chụp rộng và có độ sâu biến thành sân khấu của người nghệ nhân với với điệu vũ xếp hương điệu nghệ.
Không chỉ làm hương cây, thôn Cao Hưng còn làm rất nhiều loại trong đó có hương vòng, hương tháp.
Bên cạnh cách vê hương thủ công, các hộ đa phần sử dụng máy móc chuyên dụng để có thể tăng năng suất lên nhiều lần.
Bụi hương bám đầy tường được phác họa bằng bộ lọc màu đen trắng.
Công đoạn cuối cùng là đóng hương vào túi, mỗi hộ ở Cao Hưng đều có một tên kinh doanh riêng, hoặc nhận gia công cho một thương hiệu nào đó. Cái nghề cha truyền con nối giúp cho các thế hệ trong gia đình gần nhau hơn, bà cụ 75 tuổi vẫn khỏe mạnh và minh mẫn để phụ giúp con cái những việc nhẹ nhất.
Thôn Cao Hưng chủ yếu làm bột hương và thành phẩm cuối cùng. Tất cả tăm hương đều được cung cấp từ một làng nghề trăm tuổi tại Quảng Phú Cầu, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km.
Theo anh Hà, người bạn đồng hành công nghệ mà anh lựa chọn cho hành trình khám phá cũng phải có thêm tính năng chụp ảnh góc rộng linh hoạt, nhờ vậy anh có thể dễ dàng bắt trọn hoạt động của mọi người trong không gian chung.
Sau các bước làm thô, tinh, nhuộm và phơi, tăm hương được sàn lọc qua bàn tay người thợ, loại bỏ những tăm lỗi, tăm hỏng.
Từng bó chân hương đã được ngâm và phơi trước đó nhiều ngày để đảm bảo khô, sạch và tránh mối mọt.
Bước cuối cùng là nhuộm. Tăm hương tiêu chuẩn sẽ được bó ngay ngắn và theo xe vận chuyển đến các làng làm hương, trong đó nhiều nhất có thể kể đến thôn Cao Hưng, Hưng Yên.
Theo Zing
Smart Solutions và sứ mệnh xây dựng cuộc sống thông minh cho người Việt Smart Solutions bao gồm 2 gói giải pháp là Smart Home và Smart Building hoạt động dựa trên nguyên lý thông minh chính là sự đơn giản. Vì thế, bạn có thể điều khiển hàng nghìn thiết bị điện tử, điện gia dụng chỉ thông qua các thao tác vuốt chạm trên Smartphone. Smart Solutions hoạt động trên nền tảng SmartThings và trợ...