Cuộc sống phiến quân IS ở “thủ đô” ngày sắp bị tận diệt
Đoạn video do phóng viên CNN thu thập đã ghi lại hình ảnh của các tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở thủ phủ Raqqa trong những ngày cuối cùng khi vòng vây được siết chặt.
Thoạt nhìn, đoạn video quay cảnh cuộc sống bình thường ở thành phố, những người đàn ông và phụ nữ đi mua sắm còn xe cộ từ từ qua lại trên đường.
Nhưng khi xem kỹ hơn, người ta nhận ra đó là thành phố đang trở thành tâm điểm của chiến sự, với các chiến binh bí mật di chuyển từ nhà này sang nhà khác còn các ô cửa kính đều được gia cố bằng bao cát.
Bởi vì đó không phải là một thành phố thông thường. Đó là Raqqa, thủ phủ tự xưng của IS trong ngày tháng cuối cùng bị lực lượng giải phóng thân Mỹ bao vây.
Video do CNN thu thập cho thấy hai chiến binh IS nói tiếng Nga, không rõ các tay súng này nói gì nhưng dường như là về việc thất lạc radio và các đợt không kích.
Phiến quân IS cố thủ ở thủ phủ tự xưng Raqqa, Syria.
“Chúng ta đang gặp rắc rối. Tôi không tìm thấy radio liên lạc. Liệu Khalid có cầm nó không?”, một phiến quân nói. Người khác đáp lời bằng tiếng Nga ở vùng Bắc Caucasus: “Có lẽ hắn đang bận chiến đấu mất rồi. Máy bay quần thảo trên bầu trời suốt cả ngày”.
Đoạn video cũng quay cảnh các chiến binh IS mặc quần áo thông thường, tỏ ra lo lắng về giao tranh nổ ra ngày càng ác liệt hơn ở Raqqa.
Nửa sau video là hình ảnh khu chợ bán thực phẩm ở Raqqa. Người dân dường như chia sẻ cho nhau những câu chuyện về thành phố Mosul cũng đang bị bao vây. Một cửa hàng thậm chí còn nhận thu mua đồng USD.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ của liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu không kích mục tiêu khủng bố ở Raqqa.
Khắp mọi nơi trong khu chợ đều có bao cát để giúp tránh những mảnh đạn từ đợt không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu trên bầu trời.
Những dân thường còn lại ở Raqqa đều là những bị mắc kẹt mà không thể rời đi. Họ cũng trở thành lá chắn sống của phiến quân IS một khi chiến sự lan tỏa đến các khu vực.
Người dân Raqqa đang mơ về sự kết thúc của IS, theo phóng viên CNN. Họ viết trên tường dòng chữ “tự do” còn trẻ em thì luôn nhắc tới điều này.
Phiến quân IS không còn phô trương lực lượng như những ngày đầu thành lập.
Sự thống trị của IS ở Raqqa đang dần kết thúc, các nhà quan sát cho biết. Các thủ lĩnh của IS đã rời khỏi Raqqa từ vài ngày trước, bỏ lại những tay súng cố thủ không biết những gì thực sự diễn ra.
Hàng loạt xe chở đầy thuốc nổ cũng xuất hiện rải rác trên đường phố. Những chiến binh cảm tử sẽ lái đoàn xe này lao vào lực lượng giải phóng khi chiến sự đến.
“Người dân Raqqa đang phản ứng lại IS theo nhiều cách, như không trả thuế, không sử dụng đồng tiền của phiến quân”, một nhà hoạt động nói. “Trước đây họ rất sợ IS. Nhưng giờ đây họ đã sẵn sàng để góp sức vào chiến dịch quét sạch nhóm khủng bố này khỏi thành phố”.
Theo Danviet
Vì sao chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ máy bay Syria?
Mỹ đang bảo vệ lực lượng đồng minh trong chiến dịch truy quét khủng bố IS ở thủ phủ Raqqa và không cho phép quân đội Syria "bén mảng đến gần", giới quan sát nhận định.
Chiến đấu cơ F/A-18 phóng tên lửa Sparrow. Ảnh minh họa.
Theo RT, một máy bay chiến đấu Su-22 của quân đội Syria bất ngờ bị chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet Mỹ dùng tên lửa đối không bắn hạ.
Tuyên bố của quân đội Syria cho biết, máy bay nước này đang làm nhiệm vụ ném bom chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Raqqa thì bị tấn công. Phi công hiện vẫn đang mất tích.
"Vụ tấn công xảy ra vào thời điểm quân đội Syria và đồng minh đang đồng loạt truy quét khủng bố IS ở vùng sa mạc", tuyên bố cho biết. Tuyên bố nhấn mạnh hành động của Mỹ nhằm gây khó khăn cho quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.
Syria khẳng định vụ việc sẽ không khiến quân đội chính phủ lùi bước vì sự ổn định và an ninh của đất nước.
Phía Mỹ sau đó cũng xác nhận việc bắn hạ máy bay chiến đấu Syria. Đây không phải lần đầu tiên Mỹ can thiệp gây thương vong cho quân đội chính phủ Syria. Tháng 9.2016, đợt không kích của Mỹ ở Deir Ezzor đã khiến 60 binh sĩ Syria thiệt mạng.
Hồi tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh phóng tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Syria.
Bình luận về diễn biến xung đột Syria mới nhất, giới phân tích nói trên RT rằng, vụ tấn công của Mỹ nhằm "vạch ranh giới đỏ" đối với quân đội Syria.
Mẫu chiến đấu cơ Su-22 của quân đội Syria đã lỗi thời, ngừng sản xuất từ năm 1990.
"Mỹ đã gửi thông điệp cảnh báo không tha thứ cho bất cứ hành động can thiệp quân sự nào của quân đội chính phủ Syria trong chiến dịch giải phóng Raqqa", chuyên gia Alaa Ebrahim nói.
"Người Mỹ không muốn quân đội Syria tiến gần đến Deir Ezzor. Họ không muốn quân đội Syria tham gia vào chiến dịch giải phóng Raqqa hoặc khu vực thuộc tỉnh này", ông Ebrahim nhận định.
"Đây chính là ranh giới trong cuộc xung đột ở Syria mà Mỹ không muốn quân đội chính phủ vượt qua", ông Ebrahim nói thêm.
Trên thực tế, quân đội Syria rất hiếm khi tiến sâu vào Raqqa, thủ phủ tự xưng của IS vì lực lượng mỏng. Chiến dịch giải phóng Raqqa của lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn hiện đang đạt được bước tiến mới.
Nếu Raqqa thất thủ, khủng bố nhiều khả năng sẽ phải rút về Deir Ezzor. Thành phố này vẫn là điểm nóng giao tranh, trong bối cảnh quân đội Syria muốn tăng viện cho lực lượng cố thủ ở Deir Ezzor.
Việc Mỹ bắn hạ chiến đấu cơ Syria có thể khiến nỗ lực giải vây suốt 2 năm qua ở Deir Ezzor của quân đội Syria gặp nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Nga ném bom diệt 2 chỉ huy, 180 tay súng IS ở Syria Bộ Quốc phòng Nga mới đây tuyên bố, các cuộc không kích trong tháng 6 đã tiêu diệt thêm hai thủ lĩnh cấp cao của IS và 180 tay súng khủng bố. Đợt không kích dữ dội vào các mục tiêu khủng bố ở thành phố Deir Ezzor. Theo Independent, hai chỉ huy IS bị tiêu diệt được xác định là Abu Omar...