Cuộc sống ở ‘thiên đường tắm tiên’ Hà Nội qua ảnh
Góc ảnh ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc đời thường của cặp vợ chồng già ở ‘thiên đường tắm tiên’ – bãi giữa Sông Hồng của những tay máy trẻ.
Bên trong thành phố ồn ào náo nhiệt, vẫn có cặp vợ chồng già sống bình an ở bãi giữa Sông Hồng
Họ kể cho chúng ta nghe câu chuyện về nhịp điệu cuộc sống qua những sinh hoạt hàng ngày. Và hạnh phúc, dù đơn sơ và có phần hoang sơ ngay giữa lòng Thủ đô mấy nghìn năm, vẫn tươi rói như ánh nắng, hạt mưa mỗi ngày.
Ông âu lo mùa mưa bão ập về
Nụ cười như mùa thủ toả nắng của cụ bà
Cưới nhau năm 1976, họ trôi dạt theo dòng đời và lấy sông Hồng làm nhà
Video đang HOT
Tự tin về khả năng bơi lội nhưng cụ ông lúc nào cũng đề phòng bất trắc bằng một can nước bên mình
Hạnh phúc đơn sơ
Gắn bó với hai cụ là hai con chó, dù nay chúng đã không còn nữa. Họ không con cái, không tài sản…
Cuộc sống vẫn tiếp diễn qua ngày…
Theo Xahoi
Làng chài và tương lai của những đứa trẻ
Chỉ được học đến hết lớn 5, phần lớn các em đã phải bỏ học để theo cha mẹ ra khơi dù lực học khá.
Quanh năm sống trên biển, cư dân làng chài Vung Viêng và Cửa Vạn (Hạ Long) lấy thuyền làm nhà, vịnh là quê hương.
Thuyền là nhà...
Vịnh là quê hương.
Mỗi con thuyền là một gia đình, trẻ nhỏ lớn lên cùng chiếc võng nhỏ trên mui thuyền
Sinh ra trên thuyền bè lớn lên trên sóng nước. Trẻ em làng chài lớn lên cùng con thuyền, học bơi, chèo thuyền... trước khi học chữ.
Những đứa trẻ nơi đây, từ nhỏ đã tỏ ra hiếu khách
Và luôn mỉm cười khi trò chuyện
Chúng cũng ham những trò chơi như bao trẻ em khác. Tuy vậy, theo ông trưởng thôn Cửa Vạn, trò chơi của chúng rất nghèo nàn. Chỉ là gảy chun hoặc thi bơi, chèo thuyền...
Điểm học làng chài Cửa Vạn. Trẻ con ở đây, không chỉ "khát" trò chơi mà còn "khát" chữ. Những lớp học ở đây mới được dựng lên từ năm 2001. Cả làng chỉ có ba phòng học, một thư viện và một vài phòng nhỏ dành cho giáo viên.
Một lớp học của làng chài
Học sinh cũng chỉ được học từ lớp 1 đến lớp 5, gần đây mới có thêm một lớp bổ túc cấp II, học sinh nào muốn học tiếp phải vào đất liền.
Tuy vậy không phải đứa trẻ nào cũng được cha mẹ cho lên đất liền học tiếp dù theo các thầy cô giáo lực học của các em rất khá và nếu được tiếp tục the o học thì vào đất liền sẽ duy trì được ở mức khá, giỏi.
Không phải đứa trẻ nào cũng được cha mẹ cho lên đất liền học tiếp dù theo các thầy cô giáo lực học của các em rất khá.
Điểm trường Cửa Vạn có 6 thầy cô giáo còn rất trẻ thay nhau giảng dạy khoảng 50 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 và lớp bổ túc cấp II.
Các thầy, cô đều đang là giáo viên thuộc biên chế trường học trên đất liền của thành phố Hạ Long được phân công "đưa con chữ" đến với trẻ em Cửa Vạn. Vật chất thiếu thốn, nhưng các thầy cô đều thấy vui vì sự quan tâm, yêu mến của học sinh và dân làng nơi đây.
Cũng như ở vùng cao, các thầy cô ở đây vừa phải lo dạy học vừa phải làm công tác tuyên truyền, vận động đến từng gia đình mới phần nào thay đổi được cách suy nghĩ của những người dân nơi đây cho con em đến trường học chữ. Nhưng cũng chỉ được đến hết lớn 5, phần lớn các em đã phải bỏ học để theo cha mẹ ra khơi. Thậm chí có những em đang học lớp 4- 5 đã nghỉ học cả tuần để ra khơi với bố mẹ.
Thành phố Hạ Long đã có dự án di dời làng chài lên đất liền. Vì vậy, tâm nguyện của các thầy cô nơi đây còn là muốn hướng cho các em có những ước mơ của riêng mình, những công việc trong tương lai.../.
Theo VOV
Bí ẩn làng chài được yểm bùa Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng, thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng Pho tượng cổ bí hiểm Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh...