Cuộc sống ở thành phố lạnh nhất thế giới Yakutsk
Yakutsk – thủ phủ của Cộng hòa Yakutia, thuộc Liên bang Nga – được biết đến là thành phố có nhiệt độ thấp nhất thế giới (-64,4 độ C).
Với khí hậu lạnh giá tưởng chừng như con người khó có thể sống sót được ở nơi đây, thế nhưng những cư dân bản địa vẫn sinh tồn qua nhiều thế kỷ.
Người dân ở Yakutsk sử dụng da và lông thú để giữ ấm tốt nhất: giày tuần lộc, mũ muskrat và áo khoác cáo.
Thành phố nằm ở gần vòng Bắc Cực nên mùa đông ngày ngắn đêm dài. Để ngắm mặt trời mọc, bạn cần đặt đồng hồ báo thức vào 10 giờ sáng.
Cả thành phố thường chìm trong lớp sương mù trắng xóa hòa lẫn với màu tuyết.
Video đang HOT
Lớp sương mù phủ kín thành phố từ đêm đến sáng sớm.
Người dân Yakutsk luôn cố gắng ở ngoài trời ít thời gian nhất có thể. Bên trong những ngôi nhà luôn ấm áp nên khi vào nhà, mọi người đều cởi hết áo khoác ngoài.
Khi có việc phải ra ngoài, người dân đều mặc những bộ áo khoác dày màu đen để có thể hấp thụ được lượng nhiệt ít ỏi từ mặt trời để sưởi ấm.
Mặc dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, Yakutsk lại có một hệ thống giao thông công cộng luôn sẵn sàng phục vụ ngay cả khi trời rất lạnh. Mọi người đi làm và đi học bằng xe buýt, hoặc gọi taxi nếu trời về khuya. Người dân có ô-tô sẽ đỗ xe trong nhà để xe được giữ ấm. Khi lái xe, họ giữ cho động cơ chạy cả ngày. Trong ảnh, người dân đợi xe buýt để về nhà vào cuối ngày, những con phố dường như lấy lại sức sống vốn có.
Trong thành phố vẫn có khu chợ nông sản ngoài trời, người bán hàng mặc đầy đủ đồ ấm trong lạnh giá. Trang phục phù hợp là rất quan trọng. Đối với khách du lịch từ nơi khác đến, tốt nhất hãy tới Yakutsk rồi mua bởi chỉ ở đây mới bán những đôi giày thích hợp với điều kiện cực lạnh như vậy.
Thành phố có hệ thống sưởi bằng hơi nên bên trong những ngôi nhà luôn ấp áp ở nhiệt độ 20-25 độ C. Đường ống hơi nước được dẫn từ nhà máy cung cấp tới mọi gia đình.
Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ và hình dung điều kiện nhiệt độ cực lạnh ở mức -50 độ C là như thế nào thì quả thật khó có thể tưởng tượng. Tới đây và thử trải nghiệm một mùa đông lạnh để thấy sức chịu đựng của con người quả thực là vô hạn. Một trải nghiệm vô cùng đáng giá khiến bạn không bao giờ quên.
NGUYỄN ANH TUẤN
Độc đáo làng nổi Hua Takhe
Bình dị nhưng vẫn có nét thu hút riêng là cảm nhận chung của rất nhiều du khách khi tìm đến Hua Takhe, khu dân cư nhỏ với những ngôi nhà gỗ nằm san sát ở ngoại ô Bangkok còn lưu giữ nét văn hóa truyền thống Thái Lan.
Du khách thử làm diều tại Hua Takhe
Lúc du khách chưa biết tới, Hua Takhe được ví như một khu dân cư "ngủ yên" vì nhịp sống thường ngày trôi qua rất an bình trên con kênh Khlong Prawet Burirom.
Để thưởng thức hết nét độc đáo của Hua Takhe, du khách phải thức dậy từ sớm. Khác với các khu chợ nổi với những chiếc thuyền đầy ắp hàng hóa và âm thanh rộn rã, Hua Takhe sáng sớm không mấy ồn ào dù hàng quán đã mở cửa để đón khách; từ quán cà phê cho đến mấy cửa hàng tạp hóa chất đầy kẹo, bánh, đồ khô hay mấy cửa hàng bán đồ ăn sáng.
Muốn dừng chân ở cửa hàng nào, khách sẽ nhờ người chèo thuyền neo lại để chọn mua vài món đồ mình yêu thích. Hua Takhe tuy không rộng lớn nhưng vẫn đủ để du khách tận hưởng một ngày lênh đênh trên sông nước, trải nghiệm văn hóa mua bán gần gũi của người dân bản địa.
Hua Takhe còn là điểm dừng chân yêu thích của người dân đến từ Bangkok hoặc Chachoengsao để mua quần áo, đồ đánh cá và nông cụ. Từ nhiều năm trước cho đến nay, Hua Takhe vốn rất nổi tiếng với các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp lẫn ngư nghiệp. Khách hàng của ngôi làng nhỏ này trước đây đa phần là nông dân và ngư dân.
Giờ đây, nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, Hua Takhe đã nổi lên như một điểm dừng chân cho những du khách yêu thích nghệ thuật. Ngoài quán cà phê, nhà nghỉ, cửa hàng bán đồ lưu niệm, quán ăn, Hua Takhe còn có những phòng tranh nhỏ trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật như phòng tranh A Frame.
Nét riêng của A Frame là nhiều bức vẽ về Hoàng gia Thái Lan, như tranh cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và hoàng hậu Sirikit được trưng bày tại nhiều góc trang trọng. Đến Hua Takhe, du khách còn cảm nhận được sự thân thiện qua những người bán hàng hiếu khách, sẵn sàng nói chuyện và rất vui vẻ hướng dẫn khách đến địa điểm họ muốn khám phá.
Gần đây, để khuyến khích việc giao lưu giữa du khách yêu thích nghệ thuật và người dân địa phương, một câu lạc bộ du lịch đã ra mắt. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm làm một số món đồ lưu niệm như diều, thuyền mô hình hay tranh giấy dán. Đây là sáng kiến của chị Ambha, người muốn đưa nét văn hóa riêng của địa phương đến du khách muôn phương.
Ý tưởng của chị ban đầu nhận được rất ít sự ủng hộ vì Hua Takhe không muốn mở cửa đón thêm khách du lịch, nhưng sau đó mọi thứ đã thuận lợi hơn khi người dân địa phương dần thay đổi quan niệm trong du lịch. Với sự hỗ trợ của những nghệ nhân lành nghề, câu lạc bộ đã ra đời với các hoạt động nghệ thuật được tổ chức thường xuyên.
Trong vài năm gần đây, phiên chợ nghệ thuật ở Hua Takhe được tổ chức mỗi tháng một lần. Khách tham quan chủ yếu là sinh viên đến từ nhiều trường nghệ thuật muốn giới thiệu tác phẩm đến công chúng. Múa hát, vẽ tranh và giao lưu văn hóa khiến không khí ở Hua Takhe càng trở nên rộn rã. Chưa có thống kê đầy đủ về doanh thu từ du lịch của Hua Takhe, nhưng truyền thông Thái Lan cho rằng, con số sẽ còn tăng trong thời gian tới bởi ngôi làng nổi này ngày càng thu hút khách du lịch.
PHƯƠNG NAM
Ghi sổ tay những điều cần ghi nhớ để có buổi mua sắm "thả ga" ở chợ đêm Luông Pha Băng Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm khó quen khi một lần dạo qua chợ đêm ở Luông Pha Băng, Lào. Nếu là người thích đu đưa ở những đám đông nhộn nhịp và náo nhiệt, hãy đến khu chợ ở phố cổ Hà Nội và chợ Bangkok Chat Chatuchak. Nếu không phải là người thích nhộn nhịp, đông đúc quá mức,...