Cuộc sống ở tâm dịch Omicron
Tâm lý lo ngại đang bao trùm Gauteng, nơi đầu tiên phát hiện các nhiễm biến chủng Omicron ở Nam Phi khi còn quá nhiều thông tin chưa rõ về biến chủng nhiều đột biến bất thường này.
Nhiều nước hạn chế đi lại với Nam Phi do lo ngại biến chủng Omicron (Ảnh: AP).
Những ngày qua, không khí u ám bao trùm Đại học Công nghệ Tshwane (TUT), điểm nóng của đợt bùng phát Covid-19 hiện nay ở Nam Phi, nguyên nhân được cho là có liên quan đến biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tên gọi Omicron.
“Tuần trước giới chức đã kiểm tra số liệu và nhận thấy có quá nhiều sinh viên TUT mắc Covid-19. Chúng tôi không nắm được con số cụ thể, chỉ biết tỷ lệ sinh viên nhiễm virus là rất cao”, Nhlanhla Africa Maphosa, một sinh viên của trường cho biết.
Sau khi một số sinh viên ở đây có kết quả xét nghiệm dương tính, đại học này đã đình chỉ tất cả các bài kiểm tra. Trong khi đó, giới chức vùng Tshwane, tỉnh Gauteng tìm cách thúc đẩy tiêm chủng, đặc biệt những người ở lứa tuổi thanh niên.
Tại Đại học Công nghệ Tshwane, rất ít sinh viên muốn nhắc đến biến chủng mới. Tuy vậy, hiện giờ, họ dường như đang suy nghĩ lại mặc dù trung tâm tiêm chủng của trường đóng cửa vào cuối tuần. Ở Nam Phi, mới chỉ 22% người trong độ tuổi từ 18-34 đã tiêm chủng vaccine Covid-19.
Manqoba Zitha, một sinh viên đã tiêm chủng cho biết, anh đang vận động bạn bè của mình đi tiêm chủng. “Tôi đang cố gắng thuyết phục họ để họ có thể tiêm chủng, tránh được virus bởi vì nó đã hiện diện ở đây, nó đang lấy đi sinh mạng của nhiều người và con số này đang không ngừng tăng lên”, Zitha nói.
Tỉnh Gauteng, nơi có thủ phủ hành chính Pretoria và thành phố Johannesburg lớn nhất Nam Phi, đang là tâm dịch Covid-19 ở Nam Phi. Số ca nhiễm đang tăng nhanh thời gian gần đây, từ vài trăm ca lên hàng nghìn ca mỗi ngày. Hom 27/11, Nam Phi ghi nhận hơn 3.200 ca mắc mới, trong đó hơn 80% là ở Gauteng. Con số này vẫn tương đối thấp so với số ca nhiễm trong ngày ở đỉnh dịch của làn sóng Covid-19 trước.
Sự xuất hiện của Omicron được cho là có liên quan đến sự gia tăng ca nhiễm này. Theo ông Tulio de Oliveira, giám đốc Trung tâm Cải tiến nghiên cứu và Giải trình tự gen KwaZulu-Natal, cho biết 90% số ca nhiễm mới ở Gauteng do Omicron gây ra.
Video đang HOT
Ít nhất 3 trường đại học của Nam Phi thông báo sẽ quy định tiêm chủng bắt buộc đối với sinh viên từ năm sau. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, chỉ biện pháp này thôi là chưa đủ để ngăn Omicron lây lan.
Nỗi lo mưu sinh
Đại dịch khiến ngành du lịch Nam Phi bị ảnh hưởng nặng nề (Ảnh: DW).
Ngoài nỗi lo dịch bệnh, nỗi lo về cuộc sống mưu sinh cũng bao trùm ở các thành phố du lịch của Nam Phi.
Trước khi đại dịch bùng phát, Quảng trường Chợ Xanh ở Cape Town, thành phố đông dân thứ hai Nam Phi, luôn nhộn nhịp du khách, nhưng tình hình hiện nay đã khác và thậm chí tồi tệ hơn với những người dân địa phương mưu sinh nhờ ngành du lịch.
“Những du khách Đức mới ở đây tuần trước. Từ hôm qua, họ không còn đến đây nữa. Họ nói họ phải về nước nếu không trở về bây giờ họ sẽ bị mắc kẹt ở đây. Kinh tế sẽ rất thảm hại nếu chúng tôi không đón được du khách”, một tiểu thương kinh doanh đồ lưu niệm tại Cape Town cho biết.
Một tiểu thương khác cũng chia sẻ: “Tôi sống bằng nghề buôn bán. Điều tôi lo lắng bây giờ là gia đình tôi sẽ trang trải cuộc sống như thế nào đây bởi vì chúng tôi sống dựa cả và gian hàng này”.
Gần như ngay sau khi giới chức Nam Phi thông báo về sự xuất hiện của biến chủng Omicron hôm 25/11, các nước đã lập tức ban bố các lệnh hạn chế đi lại với Nam Phi và một số nước láng giềng.
Gần hai năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới đang chạy đua với thời gian để đối phó với biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tên gọi Omicron. Omicron gây lo ngại bởi nó có chứa 50 đột biến, trong đó có hơn 30 đột biến trên protein gai có thể tác động đến khả năng lây lan và kháng vaccine của virus.
"Vũ khí" diệt biến chủng Omicron có thể "trình làng" vào đầu năm sau
Hãng dược Moderna dự kiến bào chế thành công vaccine đối phó với siêu biến chủng Omicron vào đầu năm 2022.
Vaccine vẫn là "vũ khí" đối phó với chủng virus mới (Ảnh: Shutter Stock).
Giám đốc y tế của hãng dược Moderna, Paul Burton, cho biết ông nghi ngờ biến chủng Omicron mới có thể kháng các vaccine Covid-19 hiện tại, do vậy cần phát triển loại vaccine mới để đối phó với biến chủng này.
"Chúng ta cần biết về khả năng bảo vệ của vaccine hiện tại trong vài tuần tới. Nếu phải sản xuất một loại vaccine hoàn toàn mới, tôi nghĩ đó sẽ là đầu năm 2022 trước khi loại vaccine đó sẵn sàng được sản xuất với số lượng lớn", tiến sĩ Burton cho biết hôm 28/11 trong cuộc phỏng vấn trên BBC.
"Điều đáng chú ý về vaccine mRNA, nền tảng của Moderna, là chúng tôi có thể phát triển rất nhanh", ông Burton nói thêm.
Vào ngày Lễ Tạ ơn tuần trước, Morderna, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts, Mỹ đã huy động hàng trăm nhân viên nghiên cứu về biến chủng Omicron, sau khi thông tin về biến chủng này được lan truyền.
Omicron (hay B.1.1.529) là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. WHO vừa xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại" cần nghiên cứu về mức độ gia tăng lây nhiễm hoặc kháng vaccine, né miễn dịch.
Omicron gây lo ngại bởi có khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai, gấp đôi số đột biến ở Delta - biến chủng trội toàn cầu hiện nay. Omicron hiện đã lan đến hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nước châu Âu.
Ông Burton cho biết vaccine Covid-19 hiện tại vẫn có khả năng bảo vệ nhất định, tùy thuộc vào thời gian tiêm chủng trước đó. Chuyên gia của Moderna nói rằng, lời khuyên tốt nhất bây giờ là mọi người nên tiêm ít nhất một loại vaccine sẵn có.
"Nếu chưa được tiêm phòng, hãy tiêm phòng. Đây là một chủng virus nguy hiểm, nhưng tôi nghĩ hiện tại chúng ta có nhiều công cụ trong kho vũ khí để chống lại nó", ông Burton nhấn mạnh.
Moderna ngày 28/11 cho biết hãng đang làm việc nhanh chóng để thử nghiệm hiệu quả vacine Covid-19 của hãng trong việc chống lại biến chủng Omicron, đồng thời nghiên cứu 2 loại vaccine tăng cường khác.
"Kể từ đầu năm 2021, Moderna đã thúc đẩy một chiến lược toàn diện để đón đầu các biến chủng đáng lo ngại mới. Công ty đã nhiều lần chứng minh khả năng phát triển các loại vaccine mới để thử nghiệm lâm sàng trong 60-90 ngày", thông cáo của Moderna cho biết.
Giáo sư Andrew Pollard, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vaccine Oxford, cũng cho rằng các loại vaccine Covid-19 hiện nay vẫn có tác dụng chống lại chủng virus mới, nhưng điều này sẽ trở nên rõ ràng sau khi có thêm nghiên cứu trong những tuần tới.
AstraZeneca cho biết họ đang "hợp tác chặt chẽ với Đại học Oxford để phát triển một nền tảng vaccine cho phép phản ứng nhanh chóng với các biến chủng mới". Hãng dược có trụ sở tại Anh cho biết họ "đã tiến hành nghiên cứu ở các địa điểm nơi biến chủng mới đã được xác định".
Các nhà sản xuất vaccine Pfizer-BioNTech và Novavax cũng cho biết họ tự tin có thể đối phó với chủng virus Omicron.
Hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cho biết họ hiện chưa chắc chắn liệu biến chủng Omicron mới có khả năng né vaccine của hãng hay không. Tuy nhiên, hai hãng dược cho biết, họ có thể phát triển vaccine mới phiên bản chống Omicron trong 100 ngày.
Siêu biến chủng Omicron tiếp tục lan đến nhiều quốc gia Pháp và Canada là những quốc gia tiếp theo ghi nhận các ca mắc biến chủng Omicron mới, trong bối cảnh nhiều chính phủ vội vã đóng cửa biên giới. Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở Đức (Ảnh: AFP). Canada ngày 28/11 thông báo nước này ghi nhận ca mắc biến chủng Omicron đầu tiên là...