Cuộc sống ở những thị trấn “ma” tại nước Mỹ
Có khoảng 3.800 thị trấn ‘ma’ khắp nước Mỹ, phần lớn bị bỏ hoang từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi những thành phố lớn mọc lên cùng những biến chuyển về kinh tế.
Một số chỉ còn là những đống đổ nát, những nơi khác được thiết kế thành công viên quốc gia. Và một số rất ít đang trong quá trình xây dựng trở thành những điểm đến nghỉ dưỡng sang trọng.
Một trong số đó là thị trấn khai thác bạc cổ kính Cerro Gordo, bang California, nằm khuất sau những rặng núi cao gần Thung lũng Chết.
Năm 2018, hai doanh nhân giàu có đã quyết định đầu tư vào nơi đây và biến nó thành “điểm tới cho những người mộng mơ” – một khu nghỉ dưỡng mộc mạc, phục vụ cho cả du khách nghỉ chân qua đêm.
Vào tháng Ba, một trong những người doanh nhân là Brent Underwood thực hiện một chuyến đi tới một nơi biệt lập với dự định chỉ ở lại trong một hay hai tuần. Nhưng rủi ro thay, đại dịch nổ ra cùng cơn bão bất thường đã khiến dự định rời khỏi nơi này của ông trở thành bất khả thi (Thị trấn gần đó nhất cũng mất 3 tiếng đồng hồ lái xe, thêm tám dặm rưỡi lái xuống con đường gồ ghề như tấm ván giặt quần áo ngăn cách khu trại với đường cao tốc chính.)
Sau nhiều tháng bị cô lập, ông Underwood, người doanh nhân 32 tuổi, nói rằng mình dự định sẽ ở lại đây trong thời gian vô hạn, và ông đã học được cách “sống chậm lại và để sự tĩnh lặng hé lộ những gì quan trọng nhất”.
Một cơn bão bất thường cùng đại dịch Covid-19 đã khiến người doanh nhân trẻ 32 tuổi, ông Brent Underwood, mắc kẹt tại một thị trấn “ma”, nơi mà ông đang tu sửa để biến thành nơi nghỉ dưỡng
Để giết thời gian tại nơi dịch vụ Internet cực kỳ hạn chế, ông Underwood học được vài thú vui tiêu khiển chất phác như lần theo dấu vết của động vật, theo dõi hoạt động của một con linh miêu đuôi cộc hay xuất hiện dưới hiên nhà của ông mỗi đêm, để lại những vết chân trên lớp bột trắng.
Ông đun chảy tuyết đổ vào bình nước mang theo người. Không chỉ vậy, ông còn khám phá đường hầm của những mỏ khai thác bạc bỏ hoang vốn là “đặc sản” của thị trấn và tìm thấy những hình vẽ graffiti ngoằn ngoèo trên bức tường từ năm 1938.
Một mỏ khai thác bạc tại Cerro Gordo (Ảnh: Brent Underwood)
Ông cũng tiếp tục công việc tu sửa của mình. Đã từng có hơn 4,500 cư dân sống ở Cerro Gordo, nhưng chỉ còn 22 cấu trúc nguyên gốc là nguyên vẹn.
Hai ngôi nhà mang tính lịch sử được biết tới là “biệt thự” Mortimer Belshaw và Louis D.Gordon, đặt tên theo hai nhà đại tư bản kinh doanh dầu mỏ mua lại từ những người khai thác quặng người Mexico vào những năm 1870. Nơi này đã được biến thành chỗ nghỉ ngơi phục vụ bữa sáng khiêm tốn bởi những người chủ trước đó. Ông Underwood qua lại giữa hai nơi, với tư cách vừa là người ở vừa là người nâng cấp, tu bổ.
Trong thời kỳ cơn sốt vàng bạc khuấy đảo vào cuối thế kỷ 19, cái giá đắt của việc theo đuổi giấc mơ nơi biên giới là việc sống cô lập. Dù sự tồn tại này vô cùng khắc nghiệt và thường tẻ nhạt, chưa kể bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc cùng những mối nguy hại luôn rình rập xung quanh, những chuyến đào vàng này luôn được lãng mạn hóa trong tâm trí cộng đồng về hình ảnh vùng đất phương Tây hoang dã.
“Chuyện gì rồi cũng sẽ qua”
Thị trấn ma Bodie được biết tới trong tình trạng “được bảo tồn”, khi mà những cấu trúc từ những năm 1800 được giữ gìn bảo trì nhưng chỉ đủ để giữ chúng không hư hại thêm nữa.
Sinh sống tại nơi khỉ ho cò gáy đã trở thành một điều rất bình thường với những nhân viên kiểm lâm công viên tại Công viên Lịch sử Bodie, một trong những “thị trấn ma” lớn nhất và thu hút khách du lịch nhất của California. Thị trấn này được biết tới trong tình trạng “được bảo tồn”, khi mà những cấu trúc từ những năm 1800 được giữ gìn bảo trì nhưng chỉ đủ để giữ chúng không hư hại thêm nữa.
Nằm trên dãy núi Sierra Nevada, thị trấn ma Bodie nằm biệt lập được bao bọc bởi vùng vi khí hậu. Những người kiểm lâm công viên trong đó có Taylor Jackson đã làm việc tại Bodie được ba năm, sống một cuộc sống cô độc suốt cả năm trời. “Cửa hiệu tạp hóa gần nhất cũng cách hai tiếng lái xe”, ông Jackson cho biết, “Nếu anh quên mua sữa, điều đó có nghĩa là anh sẽ không có chút sữa nào trong tuần đó”.
Điều này khiến ông Jackson khó có thể hình dung nổi cuộc sống tại Bodie thế nào trong thời gian thịnh vượng từ năm 1887 tới 1892. Một lần, khi một cơn bão khủng khiếp quét qua thị trấn, một tòa nhà suýt nữa thì bay mất mái. Ông Jackson và ba người kiểm lâm khác vật lộn với một sợi dây thừng giữa cơn gió bão để buộc chặt miếng kim loại cũ kỹ xuống. “Tôi vẫn còn sốc làm thế nào những người dân có thể sống sót được qua mùa đông. Những bức tường của họ còn có lỗ và tuyết bên ngoài lọt đầy vào căn nhà của họ”, ông nói.
Ông Brad Sturdivant, quản lý đội kiểm lâm và cựu giám đốc của Tổ chức Bodie, tuyết và sự cô độc mang lại cảm giác khuây khỏa. Ông Sturdivant đã dành 24 mùa đông làm việc tại Bodie từ năm 1975 trước khi tham gia Tổ chức Bodie vào năm 2008. “Với một số người chúng tôi thì mùa đông là thời điểm tuyệt nhất trong năm để nghỉ ngơi.”, ông nói, “Ồ, và cả cơ hội để chuẩn bị mọi thứ cho năm tiếp theo nữa”.
Khi thị trấn mở cửa trở lại, mỗi năm sẽ có hơn 150.000 du khách tới thăm Bodie, khiến thị trấn trở nên nhộn nhịp như hồi đầu thế kỷ 20. (Du lịch tại đây đã được mở trở lại, sau khi đóng cửa vì sự bùng nổ của đại dịch.) Nhưng khi tuyết bao phủ một lớp dày trên bề mặt thị trấn vào mùa đông, vùng đất lại trở nên vắng vẻ.
“Thị trấn Bodie từng là nơi có lượng cư dân đông thứ ba tại bang California, và rồi nó lụi tàn”, ông Sturdivant chia sẻ, “Bài học lớn nhất có thể rút ra được từ lịch sử của Bodie là gì ư? Chuyện gì rồi cũng sẽ qua.”
Vẻ đẹp của thị trấn “ma”
Cerro Gordo, bang California, trong thời kỳ cách ly (Ảnh: Brent Underwood)
Cụm từ “thị trấn ma” trong những tháng vừa qua đã được sử dụng để miêu tả những thành phố lớn đông đúc trở nên vắng vẻ vì đại dịch, những con phố trống không một bóng xe cộ và những tòa nhà văn phòng đóng cửa im lìm. Và có vẻ như thế giới cảm giác như những “thị trấn ma” khổng lồ, sự sống vẫn lan tỏa bên trong những ngôi nhà đóng cửa, từ những cánh cửa sổ mở rộng. Cư dân sẽ sớm xuất hiện bên ngoài nữa.
Một “thị trấn ma” đích thực vô cùng khác biệt: Nó tĩnh lặng và trống trải với cảm tưởng bị bỏ hoang. Thời gian trôi đi và thế giới đổi thay xung quanh nó. Không có tiếng hát nào từ những ban công hay những xe chở đồ ăn tới tận cửa. Không ai đợi chờ cho cuộc sống bắt đầu lần nữa, thì thực chất nó chưa bao giờ mất đi.
Sau sáu tuần bị cô lập tại Cerro Gordo, ông Underwood tìm thấy một chiếc cặp sách tại một cửa hàng cũ nơi những người thợ mỏ từng tới để mua kem chống nắng. Chiếc va li màu xanh rách rưới chứa đầy những tàn tích của cuộc đời một người đàn ông – một thợ mỏ đã từng sinh sống tại thị trấn này mấy trăm năm về trước trong thời kỳ đỉnh cao của việc sản xuất kẽm vào khoảng đầu thế kỷ 20. “Những bản sao kê ngân hàng từ những năm 1910, những khiếu nại đất đai, những kiện cáo với những thợ mỏ khác, giấy tờ ly hôn ghi “hành vi cực kỳ bạo lực”, những hóa đơn chưa trả, những lá thư tình,… tất cả mọi thứ”, ông Underwood cho biết, “đây là một “viên nhộng” thời gian hoàn hảo gói gọn cuộc đời của một người thợ mỏ.”
Chiếc va li màu xanh rách rưới chứa đầy những tàn tích của cuộc đời một người đàn ông – một thợ mỏ đã từng sinh sống tại thị trấn này mấy trăm năm về trước trong thời kỳ đỉnh cao của việc sản xuất kẽm vào khoảng đầu thế kỷ 20
Số phận của người thợ mỏ sau đó là một bí ẩn, nhưng ông Underwood cho biết khám phá này khiến ông nghĩ tới câu thành ngữ “Hãy nhớ rằng ngươi sẽ phải chết” (Tiếng La Tinh: Memento mori).
“Người đàn ông này đã ước mơ và hy vọng, đã trải qua những vinh quang và thất bại, nhưng tới cuối cùng, những gì anh ta còn lại là chiếc va li đầy giấy tờ này. Liệu tôi sẽ để lại những gì trong va li của mình sau khi chết nhỉ?”, ông nói.
Ông thay đổi thói quen hàng ngày của mình, bắt đầu những chuyến đi bộ dài vào xế chiều và học cách chụp ảnh bầu trời đêm đầy sao. Ông học cách đánh bóng sàn nhà bằng cát và đóng tàu. “Tất cả những điều này chắc chắn tôi sẽ không bao giờ học được nếu tôi vẫn còn ở trong căn hộ của mình tại Austin”, ông Underwood nói.
Thị trấn "quỷ ám" rùng rợn - nơi người dân không dám gọi thẳng tên
Nằm ở miền nam Italy, Colobraro được biết đến là thị trấn 'quỷ ám' rùng rợn, khét tiếng ở châu Âu. Người dân địa phương không dám gọi thẳng tên Colobraro vì lo sợ nếu gọi sẽ bị 'ma quỷ' đeo bám, hành hạ và gặp chuyện xui xẻo.
Thị trấn "quỷ ám" Colobraro ở miền nam Italy là địa điểm gắn liền với những câu chuyện rùng rợn, bí ẩn và khó lý giải. Thậm chí, người ta còn cho rằng, Colobraro bị nguyền rủa nên không bao giờ gọi tên thị trấn này.
Người dân địa phương chỉ gọi Colobraro bằng cái tên " thị trấn này" hay "thị trấn kia" để tránh bị "ma quỷ" đeo bám, gây xáo trộn cuộc sống bình yên.
Thị trấn Colobraro bị nguyền rủa được cho là gắn liền với tên gọi của nó. Tên gọi của thị trấn có nguồn gốc từ "coluber" trong tiếng Latin có nghĩa là "con rắn". Nó tượng trưng cho cái ác.
Đến đầu thế kỷ 20, Biagio Virgilio là một luật sư giàu sinh sống tại Colobraro nổi tiếng với việc chưa bao giờ thua kiện. Tuy nhiên, ông có rất nhiều kẻ thù.
Vào một ngày, khi đang ở tòa tham gia buổi xét xử, Virgilio nhấn mạnh quan điểm và hùng hồn nói: "Nếu tôi nói sai thì chùm đèn này sẽ rơi xuống".
Ngay khi nói dứt câu, chùm đèn rơi xuống. Mặc dù không có người nào bị thương nhưng kể từ đó tên tuổi của Virgilio gắn liền với điều xui xẻo.
Từ đó về sau, bất cứ chuyện gì không hay xảy ra ở Colobraro đều bị người dân cho rằng là do Virgilio "nguyền rủa".
Một thời gian sau, một nhà nhân chủng học đến Colobraro để tìm kiếm fattucchiera - một nữ phù thủy để gỡ bỏ "lời nguyền" lên thị trấn.
Tại đây, nhà nhân chủng học gặp được một phụ nữ lớn tuổi gọi là "La Cattre" được cho là nữ phù thủy đang tìm kiếm. Thế nhưng, nữ phù thủy này chưa thực hiện việc hóa giải lời nguyền thì nhóm của nhà nhân chủng học gặp nhiều tai nạn bí ẩn, lở đất...
Vì vậy, họ nhanh chóng rời khỏi thị trấn "quỷ ám" và không bao gườ quay lại. Kể từ đó, Colobraro càng bị bủa vây bởi những câu chuyện rùng rợn về "ma quỷ".
Mời độc giả xem video: Thị trấn Mỹ bầu dê làm thị trưởng. Nguồn: VTC14.
Thị trấn có gần 2.000 người sống trong lòng đất Để có thể thích nghi với nhiệt độ khắc nghiệt từ việc khai thác đá quý, người dân ở thị trấn Coober Pedy (Australia) đã xây dựng hệ thống nhà ở bằng đá sa thạch trong lòng đất.