Cuộc sống ở ‘hòn ngọc’ Đông Phi
Di sản thế giới Stone Town mang đậm dấu ấn về cảnh quan, kiến trúc và lối sống của người Hồi giáo Swahili ở Đông Phi.
Một góc đường bờ biển Stone Town (thị trấn Đá), thuộc vùng lãnh thổ bán tự trị của Tanzania, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000. “ Hòn ngọc” Đông Phi này có diện tích khoảng 96 ha, là khu cổ của thành phố Zanzibar.
Zanzibar là tên chung của hai hòn đảo Unguja và Pemba. Tuy nhiên, Pemba là nơi nghỉ dưỡng, còn thủ phủ Stone Town đặt ở Unguja nên khi nhắc đến Zanzibar hầu hết khách du lịch đều nghĩ đến Unguja.
Zanzibar có vị trí đắc địa trên Ấn Độ Dương. Từ thế kỷ 15, hòn đảo dưới sự kiểm soát của người Bồ Đào Nha rồi đến Oman vào cuối thế kỷ 17 và là thuộc địa của Anh, Đức, Italy vào thế kỷ 19. Trong khoảng thời gian này, Zanzibar được xem là trung tâm buôn bán hương liệu cho các thương nhân đến từ Ả Rập, Ba Tư và Ấn Độ.
Những mái nhà cổ trong thị trấn. Khu trung tâm cổ như một mê cung với những con đường hẹp chỉ dành cho khách bộ hành và những người đạp xe, mang lại cảm giác hoài cổ.
Người dân nghỉ ngơi phía trước tòa nhà Old Dispensary. Được cải tạo lại những năm 1990, Old Dispensary với mặt tiền được sơn màu xanh lá cây đặc trưng, là một trong những công trình cổ và biểu tượng tại thị trấn.
Tòa nhà này nằm trước bãi biển, trên đường Mizingani, tọa lạc giữa Bảo tàng Cung điện và bến cảng, nơi này là từng là trạm xá hoạt động trong nửa đầu thế kỷ 20.
Điểm nổi bật ở đây là những tòa nhà cổ có kết cấu bằng đá san hô, trong đó cửa chính có hoa văn cầu kì, phía trước có những tam cấp cho khách ngồi nghỉ. Kiến trúc những cánh cửa này là “sự pha trộn văn hóa” được mang đến bởi các thương nhân và những người di cư đến từ châu Âu, Ấn Độ và Ả Rập.
Du khách dễ dàng nhận ra những cánh cửa này có hình dáng như mái vòm của lăng mộ Taj Mahal và khắc hoa văn Hindu. Ngoài ra, các khối núm bằng đồng thau nhô ra trên cửa chính được lấy cảm hứng từ kiến trúc cửa Ấn Độ, một thiết kế thực tế nhằm ngăn chặn voi tấn công cửa lối vào của pháo đài lớn thời xa xưa.
Người phụ nữ trong trang phục rực rỡ sắc màu, đang làm việc tại một trang trại trồng gia vị ở Stone Town.
Những năm gần đây, du lịch đã bắt đầu phát triển nhưng đa số dân đảo vẫn sống bằng nghề trồng gia vị, đánh cá và vớt rong biển. Người dân trên đảo thân thiện và luôn nở nụ cười chào đón du khách.
Video đang HOT
Cha và ba con trai trên xe máy ra đường. Người đàn ông đội mũ thêu tay Bargashi truyền thống dành cho nam giới, một hình ảnh thường thấy ở thị trấn.
Những thiếu nữ xúng xính trong đồng phục và rạng rỡ nụ cười sau khi tan trường tại Pemba. Giáo lý ở đây không quá khó, phụ nữ thích mặc trang phục dài tha thướt, sắc màu.
Phụ nữ đang lựa chọn mỹ phẩm trước cửa hàng. Thị trấn có các nhà thờ đạo Hồi, cửa hàng tạp hóa, bách hóa, khu chợ hay các nhà kho mà mỗi công trình đều có những nét đặc trưng riêng.
Một sạp bán trái cây với cách bài trí đơn giản như một bức tranh tua ngược thời gian.
Những người đàn ông giải trí chơi cờ domino tại một góc phố.
Một nhóm chơi nhạc truyền thống Taraab, “hợp nhất” các nhạc cụ địa phương và phương Tây.
Mùa Xuân ở "Vương quốc Đá"
Nguyễn Mạnh gọi Đồng Văn- Hà Giang là Vương quốc Đá. Anh đến, đi và trở lại Vương quốc Đá nhiều lần với sự say mê đắm đuối.
Những bức ảnh Nguyễn Mạnh chụp ở Vương quốc Đá, dù là cảnh, là người, là hoa, là cỏ... đều đẹp như tranh. Xuân về, xin giới thiệu Mùa Xuân ở Vương quốc Đá của Nguyễn Mạnh.
Xuân về, nắng chợt bừng ngõ nhỏ
Khiêm tốn tự nhận là người chụp ảnh nghiệp dư, song ở Nguyễn Mạnh (Mạnh Mũm) là sự đam mê với máy ảnh, với cảnh đẹp của các vùng miền đất nước. Nếu là nghiệp dư, anh là người chịu chơi, dám chơi, và chơi rất chất. Thoải mái cho phép tôi được lựa chọn trong album ảnh có cái tên "Trở lại vương quốc Đá" của mình, hóa ra là anh làm khó tôi. Bởi thật khó để chọn ảnh nào, bỏ ảnh nào. Mỗi bức là một góc ảnh độc, mà theo như anh chia sẻ là " không kịp nhớ, không kịp ghi lại địa điểm mình đã chụp". Giơ máy, bấm, rồi quay lưng đi tiếp. Vậy nên, bức ảnh nào cũng Nguyễn Mạnh đẹp đã đành, nhưng rất lạ.
Đồng Văn- Hà Giang để để lại cho Nguyễn Mạnh nhiều cảm xúc. " Chả biết tự bao giờ, tôi đã yêu vùng đất này. Mùa nào nơi ấy cũng đẹp ngỡ ngàng. Đặc biệt là mùa Xuân. Ở đây, Mùa xuân đến mang theo chút nắng, mang cả một trời mầu hồng rức và trắng muốt của Đào, của Mận, của Lê. Lang thang trong tiết xuân với chiếc máy ảnh trên tay thì quả thật như không còn điều gì hay ho hơn trên thế gian này cả". Một vùng đất "có một hình thái thời tiết rất lạ. Nắng sớm xuyên qua những lớp sương mỏng buổi sáng làm cảnh vật và con người như đang trên tiên cảnh"
Mỗi lần trở lại anh đều " Ngỡ ngàng vì cuộc sống của người dân thay đổi theo hướng tích cực hơn. Trẻ con đã sạch sẽ và quần áo đẹp, nguời lớn ai cũng như đẫy đà ra. Đường bê tông uốn lượn quanh co bên những nếp nhà không còn là tường trình, mái ngói âm dương và rào đá xếp nữa. Những gì tôi nhìn thấy vài năm trước đã ra đi mãi mãi. Giờ có rất nhiều góc đã trở thành huyền thoại. Rất nhiều cảnh quan, khóm đào, gốc mận giờ chỉ còn trong những bức ảnh xưa"
Vậy nhưng Nguyễn Mạnh vẫn hứa " Tôi sẽ còn quay lại nơi đây rất rất nhiều lần nữa"
Nguyễn Hà
Theo haiquanonline.com.vn
Sức sống mới trên cao nguyên đá Nhiều năm trước, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là vùng đất nghèo nhất cả nước. Song giờ đây, vùng lõi của cao nguyên đá đang khoác lên mình "chiếc áo mới" đầy màu sắc. Hơi thở của núi rừng hòa với nhịp sống vui tươi của người dân tạo nên diện mạo đầy sức sống. Xanh tươi trên mảnh đất...