Cuộc sống ở độ sâu 5.000 mét dưới đáy đại dương
Trong những loài cá sống dưới tầng sâu nhất đại dương – cũng có nghĩa là sống trong bóng tối- thì cá Rồng đen Thái Bình dương được cho là kỳ lạ nhất.
Chúng có khả năng tự biến đổi hình dạng, kích thước và những sắc tố trên da đến mức chỉ có thể phản chiếu ít hơn 0,5% lượng ánh sáng chiếu vào chúng.
“Trong một đại dương sâu thẳm và rộng mở, sẽ không có nơi nào để ẩn nấp và có rất nhiều kẻ săn mồi đói khát”- nhà nghiên cứu động vật học Karen Osborn thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Viện Smithsonian ở thủ đô Washington D.C, Mỹ cho biết và nói thêm rằng lựa chọn duy nhất để sinh tồn của nó là hòa lẫn với khung cảnh xung quanh chúng, khi tất cả chỉ là một màu đen.
Ở độ sâu tới 5.000 mét, sự sống là vô cùng kỳ lạ, chỉ có những loài cá siêu đen có khả năng phát quang sinh học trên cơ thể chúng để dụ dỗ con mồi mới có thể sống sót, trong đó có cá Rồng đen Thái Bình dương.
Loài cá quỷ 'siêu đen', tàng hình trước kẻ thù
Loài cá có khả năng hấp thụ 99,5% ánh sáng trở nên 'tàng hình' dưới biển sâu, tránh được những kẻ săn mồi đáng sợ.
Trên tạp chí Current Biology ngày 16/7, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke đã công bố những phát hiện mới về loài cá "siêu đen".
Nhóm đã xác định được ít nhất 16 loài cá biển với lớp da có khả năng hấp thụ 99,5% ánh sáng, giúp chúng tránh được những kẻ săn mồi sử dụng phát quang sinh học.
Ở nơi tận cùng của đáy biển sâu hơn 1.500m, các loài cá rồng hay cá răng nanh có thể khiến nhiều người phải "nổi da gà" vì hình dáng kỳ dị và đáng sợ.
Tuy nhiên, những sinh vật này được coi là mẫu thí nghiệm yêu thích của các nhà khoa học đang cố gắng phát triển các vật liệu siêu đen mới.
Vantablack được phát triển từ năm 2014, có khả năng hấp thụ 99,96% bức xạ. Ảnh: Surrey NanoSystems.
Ví dụ như Vantablack, lớp phủ siêu đen nổi tiếng được thiết kế cho các ứng dụng trong quốc phòng, không gian hay trong kiến trúc nghệ thuật. Năm 2019, Đại học MIT thậm chí đã công bố thêm một vật liệu đen mới.
Nhóm nghiên cứu đại dương đã phải sử dụng máy quang phổ để đo ánh sáng phản chiếu từ da cá được kéo lên từ vịnh Monterey và vịnh Mexico.
"Loài tối nhất chúng tôi tìm thấy là một con cá cần câu nhỏ, sinh vật hấp thụ ánh sáng nhiều đến mức chỉ còn 0,04% ánh sáng", Đại học Duke công bố trong báo cáo trên tạp chí.
Theo CNET, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự khác biệt giữa loài cá đen thông thường và cá siêu đen thông qua việc tập trung vào tế bào sắc tố, cấu trúc bên trong các tế bào có chứa sắc tố melanin.
Loài cá năng nanh Anoplogaster cornuta, sau khi được nghiên cứu, chúng sẽ được thả trở lại đại dương. Ảnh: Karen Osborn.
"Những động vật máu lạnh có làn da đen bình thường với những khối u ác tính có hình ngọc trai nhỏ, trong khi những loài cá siêu đen thì lớn hơn", nhóm khoa học cho biết.
Các mô hình giả lập trên máy tính đã tiết lộ rằng những sắc tố có hình dạng tối ưu để nuốt trọn ánh sáng. Nghiên cứu về da cá siêu đen sẽ giúp nhóm nghiên cứu có thêm thông tin về cách thức các loài động vật khác thường này hoạt động trong môi trường đáy biển tăm tối.
"Không quan trọng bạn thiết lập ánh sáng như thế nào, chúng sẽ hút hết ánh sáng của máy ảnh", đồng tác giả nghiên cứu Karen Osborn chia sẻ các khó khăn khi chụp ảnh loài cá này.
Khả năng 'tàng hình' đặc biệt của các loài cá dưới đáy đại dương Ở dưới biển sâu nơi hầu như không có ánh sáng, các sinh vật đã tiến hóa đủ loại thích nghi để giúp sinh tồn. Hình ảnh cá rồng Thái Bình Dương siêu đen. Một số loài lại phát triển khả năng "tàng hình" siêu kì lạ ngay cả trong bóng tối. Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên...