Cuộc sống nơi miền sông nước Cần Thơ những năm 1990
Nhịp sống đời thường giản dị nhưng độc đáo nơi miền sông nước Cần Thơ nhưng năm 1990 được ghi lại đẹp đẽ trong loạt ảnh của nhiếp ảnh gia người Bỉ Harry Gruyaert.
Năm 1994, nhiếp ảnh gia người Bỉ Harry Gruyaert đến thăm Cần Thơ và ông đã ghi lại những hình ảnh rất chân thực về cuộc sống nơi miền sông nước của người dân nơi đây. Nhờ những khung hình này, mà chúng ta có thể “quay trở về quá khứ”, cảm nhận nhịp sống cách đây gần 30 năm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
Hơn hai thập kỷ, cuộc sống nơi miền sông nước nơi đây dường như không có gì thay đổi. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều dành phần lớn thời gian mỗi ngày trên những con thuyền.
Trẻ em nơi đây quá quen với trò chơi nghịch nước. Vào những năm 1990, đây là cảnh tượng thường thấy ở Cần Thơ.
Nghề cắt may quần áo là ngành nghề phổ biến thời đó. Khi quần jean, áo phông và những trang phục may sẵn chưa có nhiều, người dân thường tìm đến những cửa hàng may mặc để đặt may quần áo.
Video đang HOT
Một quán bán đồ ăn sáng thời ấy. Cơm tấm là món ăn phổ biến từ xưa đến nay.
Một góc chợ ở Cần Thơ những năm 1990.
Một nhân viên phục vụ trong nhà hàng ăn uống.
Đàn ông tụ tập tại một quán nước bình dân.
Xe đạp chở đầy những chiếc lồng chim phía sau là hình ảnh quen thuộc ở miền Nam Việt Nam vào những năm 90. Nuôi chim lồng và huấn luyện chim vẫn là sở thích của nhiều người Việt Nam ngày nay.
Hải Vân
Rực rỡ phố Lồng đèn phục vụ bạn trẻ vui xuân
Hơn chục công nhân đang tất bật làm các công đoạn cuối cùng để phố Lồng đèn hay còn gọi vui là phố "ông Chảnh" ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ) kịp phục vụ các bạn trẻ vui xuân đón tết vào cuối tuần này (14/12).
Phố Lồng đèn hay còn gọi vui là phố "ông Chảnh" được dựng trong con hẻm nhỏ, dài trên 100m, ở khu vực Yên Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, cách chợ nổi Cái Răng chưa đầy cây số.
Công nhân miệt mài làm việc chuẩn bị cho người dân đón tết
Không gian chụp ảnh thơ mộng nhiều sắc màu
Với mong muốn làm đẹp khu phố và tạo nên không khí xuân vui tươi và nhộn nhịp nên anh Nguyễn Minh Nhựt nảy sinh ý tưởng này.
"Các bạn trẻ muốn chụp ảnh thường phải đợi gần tết, khi đường hoa xuân Cần Thơ hoàn thành vào 27 Tết, khi ấy hàng nghìn người đến tham quan, phải chen chúc. Vì thế, tôi muốn tạo ra không gian Tết để giúp các bạn trẻ đến chụp ảnh với nhiều khuôn cảnh xuân mang đậm nét Nam Bộ", anh Nhựt chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ đã tranh thủ ghé quá để chụp ảnh
Theo anh Nhựt, nét mới của phố "ông Chảnh" năm nay là kết hợp giữa tết miền Trung với miền Tây. Khi bước vào sẽ là 2 không gian tết ở Hội An (Quảng Nam) với đầy đủ sắc màu và tết miền Tây với nhiều khung cảnh mộc mạc, gần gũi.
Điển hình như không gian miền Tây có ngôi nhà Nam Bộ được làm từ 2000 trái bắp (ngô), đồng thời làm mô hình máy quay tơ cho khách trải nghiệm thay vì trước giờ dựng bối cảnh Tết thường may quần áo.
Trẻ em thích thú tạo dáng chụp ảnh
Anh Nguyễn Minh Nhựt xem công nhân làm việc ẢNH: HÒA HỘI
Một trong những điểm nhấn của phố lồng đèn là năm nay là anh Nhựt sẽ tổ chức các vở diễn hằng đêm phục vụ khách, mô phỏng lại quá trình người Việt chuẩn bị tết, từ sáng sớm đi chợ mua sắm, may quần áo, tát đìa bắt cá, gói bánh tét...
Để hoàn thành phố lồng đèn, 15 người làm việc hơn 3 tuần nay với kinh phí đầu tư gần 150 triệu đồng. Anh Nhựt cho biết, thu phí chụp ảnh 100.000 đồng/người, còn trẻ em và bà con trong xóm đến chụp thì miễn phí.
HÒA HỘI
Theo tienphong.vn
Cực độc cuộc sống Sài Gòn năm 1953 - 1954 qua ảnh người Pháp Giặt đồ ở bờ sông, tiệm cắt tóc vỉa hè, các cậu bé và con trăn... là loạt ảnh đời thường cực sinh động về Sài Gòn năm 1953 - 1954 do nhiếp ảnh gia người Pháp André Martin thực hiện. Người lao động trải chiếu ngủ trưa trên vỉa hè Sài Gòn năm 1953 - 1954. Những người đàn ông mưu sinh...