Cuộc sống như thiêu đốt dưới cái nóng 50 độ C
Vào mùa hè, Shakeela Bano, sống ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ nhiều đêm phải trải chiếu trên mái nhà để ngủ, bởi ở trong nhà quá nóng.
Shakeela sống cùng chồng, con gái và ba đứa cháu trong một căn phòng không có cửa sổ. Họ chỉ có một chiếc quạt trần để chống chọi với cái nóng thiêu đốt. “Chúng tôi đã có nhiều đêm mất ngủ”, bà nói.
Biến đổi khí hậu đã khiến nhiều thành phố ở Ấn Độ hứng chịu nhiệt độ lên tới 50 độ C vào mùa hè. Những khu vực nhà cửa san sát và đông dân cư là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng đảo nhiệt đô thị – các vật liệu như bê tông hấp thụ và tỏa nhiệt, khiến nhiệt độ đô thị tăng cao hơn các khu vực ngoại thành. Ban đêm tình hình cũng không được cải thiện, thậm chí còn cảm thấy nóng hơn.
Trong nhiều ngôi nhà như nhà của Shakeela, nhiệt độ vào mùa hè chạm ngưỡng 46 độ C. Nhiệt độ cao khiến bà hay bị chóng mặt, trong khi các cháu bị phát ban, lả nhiệt và tiêu chảy.
Các biện pháp làm mát truyền thống như uống sữa lên men và nước chanh không còn tác dụng. Thay vào đó, họ phải vay mượn tiền để sơn mái nhà thành màu trắng, bởi nó có thể giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn và giảm nhiệt độ trong nhà khoảng 3-4 độ C.
Đối với Shakeela, sự khác biệt là rất lớn khi căn nhà của bà trở nên mát mẻ hơn. “Lúc trước thằng bé không thể ngủ vào buổi chiều. Nhưng giờ nó có thể ngủ ngon”, bà nói và chỉ tay vào đứa cháu trai đang ngủ.
Sidi Fadoua ở Mauritania, phía tây châu Phi. Ảnh: BBC.
Thành phố Ahmedabad, Ấn Độ không phải nơi duy nhất hứng chịu nắng nóng khắc nghiệt. Sidi Fadoua cho biết anh vốn quen với nắng nóng, nhưng cái nóng ở quốc gia Tây Phi Mauritania đôi khi quá sức chịu đựng với nhiều người.
“Nó nóng như lửa”, Sidi nói.
Sidi, 44 tuổi, sống ở một ngôi làng nhỏ gần rìa sa mạc Sahara. Anh làm việc ở các mỏ muối gần đó. Công việc này vốn vất vả và càng trở nên khó khăn hơn dưới cái nóng thiêu đốt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. “Chúng tôi không thể chịu đựng được nhiệt độ như vậy. Chúng tôi đâu phải cỗ máy”, anh nói.
Video đang HOT
Để tránh nhiệt độ có thể lên tới 45 độ C, Sidi phải bắt đầu làm việc từ nửa đêm. Triển vọng việc làm ngày càng u ám. Những người từng làm nghề chăn nuôi gia súc không thể tiếp tục, khi các loại cây cỏ vốn là thức ăn của cừu và dê đã không còn.
Giống như nhiều hàng xóm, Sidi phải di cư tới thành phố biển Nouadhibou, nơi gió biển giúp không khí mát mẻ hơn.
“Mọi người đang đổ về đây”, Sidi cho hay. “Họ không thể chịu đựng nắng nóng thêm nữa”.
Tại Nouadhibou, Sidi hy vọng có thể tìm được việc trong ngành đánh bắt cá. Nhưng khi ngày càng nhiều người tới đây để chạy trốn nắng nóng, cơ hội việc làm sẽ rất ít. Song Sidi vẫn hy vọng mình may mắn.
Patrick Michell lần đầu chú ý tới những thay đổi đáng lo ngại trong khu rừng ở tỉnh bang British Columbia, Canada từ hơn 30 năm trước. Mực nước của các con sông đã giảm, trong khi nấm không còn sinh sôi.
Mùa hè năm nay, nỗi lo sợ của ông đã trở thành hiện thực, khi khu vực Bắc Mỹ hứng chịu đợt nắng nóng nghiêm trọng. Ngày 29/6, thị trấn Lytton quê hương ông ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 49,6 độ C. Ngày hôm sau, vợ ông gửi một bức ảnh chụp nhiệt kế ở mức 53 độ C. Một giờ sau, thị trấn chìm trong biển lửa.
Ông đã quen với cháy rừng. Nhưng biến đổi khí hậu đã khiến cho các đám cháy trở nên đáng sợ hơn. “Đây không còn là cháy rừng nữa, chúng giống như địa ngục”, ông nói.
Tuy nhiên, Patrick lạc quan rằng đây là cơ hội để xây dựng lại Lytton với một môi trường sống tốt hơn.
“Khi tôi còn nhỏ, thời thiết không như vậy”, Joy, sống ở đồng bằng Niger ở Nigeria, chia sẻ. Khu vực này là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới và nhiệt độ ngày càng tăng.
Joy nuôi sống gia đình bằng cách sử dụng nhiệt từ tháp đốt khí để sấy sắn và đem bán ở chợ. Nhưng tháp đốt khí là một phần nguyên nhân của vấn đề mà khu vực phải hứng chịu. Các công ty dầu mỏ sử dụng tháp đốt khí để xử lý khí thoát ra từ lòng đất khi khoan dầu. Các tháp đốt khí cao khoảng 6 m là nguồn phát thải CO2 đáng kể của toàn cầu, góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã tàn phá nơi đây. Những vùng đất màu mỡ ở phía bắc bị biến thành sa mạc, trong khi lũ quét tấn công khu vực phía nam.
“Hầu hết mọi người ở đây không thể giải thích tại sao khí hậu lại thay đổi nhanh đến thế, nhưng chúng tôi nghi ngờ đó là do các tháp đốt khí hoạt động không ngừng nghỉ”, Joy nói.
Cô muốn chính quyền cấm các tháp đốt khí, ngay cả khi cô đang phải dựa vào nó để nuôi sống gia đình.
Joy và gia đình nằm trong số 98 triệu người sống trong cảnh nghèo đói ở Nigeria. Họ chỉ kiếm được hơn 5 USD cho 5 ngày làm việc. Cô không thấy lạc quan về tương lai. “Tôi nghĩ sự sống trên Trái Đất đang dần kết thúc”, cô nói.
Cháy rừng thiêu rụi thị trấn Lytton, tỉnh bang British Columbia, Canada hôm 30/6. Ảnh: Reuters.
6 năm trước, Om Naief bắt đầu trồng cây ở một sa mạc cạnh đường cao tốc. Là công chức về hưu ở Kuwait, bà thấy lo lắng về nhiệt độ mùa hè ngày càng khắc nghiệt và những cơn bão bụi ngày càng tồi tệ.
“Tôi đã nói chuyện với một số quan chức. Tất cả họ đều nói không thể trồng bất kỳ thứ gì trên cát”, bà nói. “Tôi muốn làm điều gì đó khiến họ thay đổi suy nghĩ”.
Om sống ở Trung Đông, nơi đang nóng lên nhanh hơn nhiều phần còn lại của thế giới. Kuwait thường xuyên ghi nhận mức nhiệt hơn 50 độ C. Một số dự đoán còn chỉ ra nhiệt độ trung bình ở đây sẽ tăng thêm 4 độ C vào năm 2050. Nhưng nền kinh tế Kuwait lại phụ thuộc vào xuất khẩu nghiên liệu hóa thạch.
Hai mảnh đất được bà Om trồng cây có diện tích khiêm tốn nhưng nó phục vụ một mục đích. “Cây cối có thể chống lại bụi, loại bỏ ô nhiễm, làm sạch không khí và giúp giảm nhiệt độ”, bà nói.
Nhím và thằn lằn đuôi dài giờ thường lui tới “mảnh rừng” nhỏ của bà Om. “Có nước ngọt và bóng râm. Đó là một điều tuyệt vời”.
Một số người Kuwait hiện kêu gọi chính phủ trồng một vành đai xanh quy mô lớn, với hy vọng quốc gia này sẵn sàng chống lại biến đổi khí hậu. Om nói họ phải bảo vệ đất và không thể để nó khô cằn.
“Nắng nóng hiện nay khá bất thường”, bà kết luận. “Đây là đất của cha ông chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ vì nó đã đem đến cho chúng ta rất nhiều thứ”.
Ấn Độ tiêm 10 triệu liều vaccine một ngày
Ấn Độ tiêm hơn 10 triệu liều vaccine ngày 27/8, kỷ lục được Thủ tướng Modi ca ngợi là "kỳ tích quan trọng" trước lo ngại làn sóng Covid-19 mới.
"Kỷ lục về số mũi tiêm hôm nay. Vượt mốc 10 triệu liều là kỳ tích quan trọng", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đăng Twitter hôm 27/8. Kỷ lục tiêm chủng hàng ngày trước đó của Ấn Độ là 9,2 triệu liều.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một phụ nữ tại điểm tiêm chủng ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ hôm 26/8. Ảnh: AFP .
Ấn Độ đã tiêm được tổng cộng khoảng 628 triệu liều vaccine, tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa trong số 944 triệu người trưởng thành và 15% trong số đó đã tiêm đủ hai mũi. Chính phủ muốn tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành vào tháng 12.
Sản lượng vaccine của Ấn Độ đã tăng vọt trong tháng này, chủ yếu nhờ Viện Huyết thanh Ấn Độ, hiện mỗi tháng sản xuất khoảng 150 triệu liều phiên bản nội địa của vaccine AstraZeneca.
Tỷ lệ tiêm chủng tăng mạnh khi Ấn Độ hôm qua báo cáo hơn 40.000 ca nhiễm mới ngày thứ hai liên tiếp. Hồi giữa tháng này, ca nhiễm hàng ngày giảm xuống 25.166, mức thấp nhất trong 5 tháng qua. Tuy nhiên, ca nhiễm tăng mạnh trở lại trong ba ngày qua, chủ yếu ở bang Kerala, miền nam nước này, nơi gần đây tổ chức lễ hội lớn và các gia đình tăng cường tụ họp.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 32,6 triệu ca nhiễm và gần 437.000 ca tử vong, là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Kerala chiếm gần 60% ca nhiễm mới trong tuần qua, tiếp theo là bang phía tây Maharashtra với 16%.
"Bất kỳ sự lỏng lẻo chống dịch nào đều có thể dẫn đến tình trạng gia tăng lây nhiễm Covid-19 ở Kerala và các bang lân cận", theo bức thư Bộ Y tế Ấn Độ gửi chính quyền bang Kerala. Kerala cho biết sẽ áp lệnh phong tỏa từ 29/8 cho đến khi có thông báo mới.
Tử vong vì dùng keo epoxy thay bao cao su Salman Mirza, 25 tuổi, tử vong vì dùng keo epoxy thay cho bao cao su khi đưa bạn gái vào khách sạn ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat. Cảnh sát Ấn Độ hôm 24/8 cho biết Mirza tử vong vì suy đa tạng sau khi bôi keo epoxy lên vùng kín, thay vì sử dụng bao cao su trước khi quan hệ tình...