Cuộc sống “như thiên đường” ở Nhà Trắng mùa đông
Khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump là khu nghỉ dưỡng hạng sang dành cho giới nhà giàu và hiện giờ còn được coi là “ Nhà Trắng mùa đông” khi Tổng thống Trump dành để tiếp đón các nguyên thủ thế giới.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và gia đình không công du nước ngoài, không trở lại nhà riêng ở Tháp Trump hay chơi golf ở New Jersey thì họ gần như chắc chắn sẽ có mặt tại Mar-a-Lago, khu nghỉ dưỡng của gia đình và được coi là “ Nhà Trắng mùa đông”. (Ảnh: Getty)
Được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach là biệt thự lớn thứ hai ở Florida. (Ảnh: Getty)
Mar-a-Lago có diện tích khoảng 8ha với 128 phòng. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump mua khu nghỉ dưỡng này từ năm 1985 với giá 8 triệu USD. (Ảnh: Getty)
Ông Trump đã tu sửa công trình này thành một khu nghỉ dưỡng hạng sang dành cho giới giàu. (Ảnh: Getty)
Video đang HOT
Những người muốn trở thành hội viên câu lạc bộ Mar-a-Lago sẽ phải nộp phí hội viên. Ban đầu, phí hội viên chỉ là 50.000 USD nhưng sau khi ông Trump đắc cử tổng thống, mức phí này đã vọt lên 200.000 USD. Ngoài ra, các hội viên cũng phải nộp phí thường niên 14.000 USD. (Ảnh: BI)
Khi trở thành hội viên, một người có thể sử dụng các dịch vụ bên trong Mar-a-Lago như bể bơi, bãi biển, tiệc tùng và phòng riêng. Họ cũng có thể thuê khu nghỉ dưỡng cho các sự kiện như đám cưới, gây quỹ từ thiện. (Ảnh: Getty)
Ông Trump cũng từng tổ chức nhiều sự kiện ở Mar-a-Lago trong chiến tranh tranh cử cũng như sau khi đắc cử. (Ảnh: Getty)
Mar-a-Lago được coi là Nhà Trắng thứ hai của Tổng thống Trump. (Ảnh: Reuters)
Những người “không phận sự” chỉ có thể tiếp cận lối vào của khu nghỉ dưỡng. (Ảnh: AP)
Khu nghỉ dưỡng được trang hoàng bằng nội thất sang trọng. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, bên trong Mar-a-Lago vẫn có những căn phòng giống như “Phòng chiến tranh” trong Nhà Trắng. (Nhà Trắng)
Nơi đây Tổng thống Trump cũng dành để tiếp đón các nguyên thủ thế giới. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump có thể dùng trực thăng riêng để tới Mar-a-Lago. (Ảnh: AP)
Cho dù ở đâu, Nhà Trắng hay Tháp Trump hay khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, gia đình ông Trump luôn được đảm bảo an ninh tuyệt đối. (Ảnh: Reuters)
Theo Dantri
Ông Trump nhận "trái đắng"
Nhà Trắng tuyên bố sẽ không thảo luận vấn đề nhập cư cho đến khi chính phủ hoạt động trở lại.
Với Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuối tuần này lẽ ra là dịp ăn mừng kỷ niệm 1 năm ngày ông nhậm chức. Vậy mà đúng vào ngày 20-1 đáng nhớ, nhà lãnh đạo Mỹ lại đối mặt một cuộc khủng hoảng mới sau khi không thể ngăn chính phủ đóng cửa lần đầu tiên kể từ năm 2013.
Thất bại chua cay
Việc không thể thuyết phục quốc hội thông qua dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm giúp chính phủ thoát nguy cơ đóng cửa trước nửa đêm 19-1 (giờ địa phương) một lần nữa làm lu mờ hình ảnh "chuyên gia thỏa thuận" mà ông Trump tự xây dựng cho bản thân. Thất bại này càng thêm chua cay bởi nó xảy ra vào thời điểm Đảng Cộng hòa đang kiểm soát cả lưỡng viện quốc hội và Nhà Trắng.
Ông Mitch McConnell phát biểu tại Thượng viện không lâu sau khi chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa ngày 20-1 Ảnh: ABC NEWS
Ngay cả khi Nhà Trắng đổ lỗi cho phe Dân chủ, không ít người quy trách nhiệm cho chính ông Trump, người từng nhận định những lần đóng cửa của chính phủ trong quá khứ là do lỗi của các ông chủ Nhà Trắng. Người ta còn nhớ khi trả lời phỏng vấn đài Fox News sau lần chính phủ đóng cửa năm 2013, ông Trump khẳng định chính tổng thống khi đó, ông Barack Obama, là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Theo Reuters, ít ra nhà lãnh đạo Mỹ đã có những nỗ lực cứu vãn vào giờ chót. Trước hết, ông hoãn chuyến đi đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida để mừng kỷ niệm 1 năm cầm quyền và ở lại Washington. Sau đó, ông mời Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, thủ lĩnh phe Dân chủ tại Nhà Trắng, đến một cuộc gặp thân mật tại Nhà Trắng chiều tối 19-1 (giờ địa phương) với hy vọng tìm được tiếng nói chung. Ngay sau cuộc gặp kéo dài 90 phút, hai bên đều nói về những tiến triển đạt được.
Dù vậy, ông Trump nhanh chóng trở lại với lập trường trước đó: Bất kỳ giải pháp nào cũng đòi hỏi Thượng viện thông qua dự luật chi tiêu có hiệu lực trong 4 tuần vừa qua ải Hạ viện hôm 18-1. Trong khi đó, ông Schumer chỉ muốn một dự luật có thời hạn 1 tuần hoặc ngắn hơn và việc miễn cưỡng đồng ý đưa vấn đề xây bức tường biên giới với Mexico vào các cuộc đàm phán không đủ thuyết phục ông Trump đổi ý.
Chia rẽ sâu sắc
Kết quả là thượng viện không thể bỏ phiếu về dự luật chi tiêu ngắn hạn khi hạn chót lúc nửa đêm 19-1 trôi qua. Tranh cãi về nhập cư và an ninh biên giới được xem là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng nói trên, qua đó phần nào cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong chính trường Mỹ.
Hầu hết thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ phản đối dự luật vì ông Trump và các lãnh đạo Đảng Cộng hòa không chịu đưa vào nội dung bảo vệ khoảng 700.000 người nhập cư đến Mỹ khi còn nhỏ và hiện không có giấy tờ. Theo Reuters, ông chủ Nhà Trắng chỉ muốn bất kỳ thỏa thuận nào về "những người theo đuổi giấc mơ Mỹ" nói trên được đưa vào một gói dự luật rộng lớn hơn, trong đó có cả biện pháp tăng cường ngân sách cho bức tường biên giới.
Mọi ánh mắt hiện đổ dồn về phía các lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hòa sau khi họ đồng ý nối lại đàm phán trong ngày 20-1 (giờ địa phương) và cam kết nhanh chóng đạt thỏa thuận. Ông Mitch McConnell, thủ lĩnh phe đa số của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, cho biết sẽ nỗ lực tìm kiếm một dự luật chi tiêu ngắn hạn có hiệu lực đến ngày 8-2. Dù vậy, theo Reuters, không dễ để bên nào chịu nhượng bộ lúc này bởi một thất bại chính trị có thể khiến họ trả giá đắt, nhất là khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần. Trở ngại lớn khác đến từ lập trường cứng rắn của Nhà Trắng sau khi họ tuyên bố sẽ không thảo luận vấn đề nhập cư cho đến khi chính phủ hoạt động trở lại.
Nếu tính luôn lần mới nhất nói trên, chính phủ Mỹ đã đóng cửa 13 lần kể từ năm 1981. Riêng lần đóng cửa năm 2013 kéo dài 16 ngày, ước tính gây thiệt hại 24 tỉ USD, tức 1,5 tỉ USD/ngày. Dù những lần chính phủ đóng cửa trong quá khứ không gây tổn thất lâu dài đến kinh tế Mỹ, nó vẫn có nguy cơ làm xáo trộn thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Mỹ ở nước ngoài.
Theo Hoàng Phương
Người Lao Động
Tổng thống Mỹ bị nghi từng cố sa thải công tố viên điều tra mình New York Times đưa tin ông Trump từng ra lệnh sa thải công tố viên đặc biệt Mueller nhưng bị một cố vấn Nhà Trắng ngăn cản. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Ảnh: AP. Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 6.2017 ra lệnh sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller, New York...