Cuộc sống như phim của những người du mục cuối cùng ở Mông Cổ
Người Kazakh ở phía tây Mông Cổ là một trong những dân tộc sở hữu nền văn hóa du mục cuối cùng còn sót lại của thế giới.
Người Kazakh lần đầu tiên di cư đến Mông Cổ vào những năm 1800. Họ là nhóm dân tộc lớn nhất ở phía tây, chiếm 5% tổng số người Mông Cổ. Gia súc là nguồn thu nhập, thực phẩm chính của dân tộc du mục này.
Dân tộc này xem lòng hiếu khách là điều thiêng liêng. Việc từ chối là hành động thô lỗ. Khi đến thăm các gia đình du mục, bạn sẽ được mời một tách trà ấm, bát sữa và nhiều đồ ăn khác.
Những người du mục di chuyển 4-6 lần một năm. Vào mùa hè, họ ở trong các lều tròn truyền thống. Phần lớn thời gian còn lại người Kazakh sống trong những ngôi nhà bằng gỗ hoặc đá, không có điện, nước.
Chế độ ăn uống chủ yếu là thịt, các sản phẩm từ sữa và rất ít rau. Vào mùa hè, phụ nữ và trẻ em vắt sữa dê và cừu 2 lần một ngày và bò một lần vào buổi sáng. Sữa được biến thành các sản phẩm khác nhau để ăn hoặc dự trữ cho mùa đông như phô mai, bơ tươi, kem chua…
Lông cừu và dê là hàng hóa chủ yếu ở Mông Cổ và nguồn thu nhập chính của gia đình người Kazakh. Ngoài chăn thả gia súc, người dân nơi đây cũng duy trì cuộc sống bằng nghề săn đại bàng truyền thống trên thảo nguyên.
Shohan là một trong những người đi săn bằng đại bàng chính hiệu ở Mông Cổ. Anh mặc áo khoác da sói truyền thống và đội mũ lông cáo. Cẳng tay phải của anh được bảo vệ bởi chiếc găng tay da dày kéo dài đến khuỷu. Một con đại bàng vàng khổng lồ bị trói chặt bởi dây buộc vào chân sẽ đứng trên đó. Trong mùa đông lạnh giá của Mông Cổ, Shohan săn cáo và sói bằng đại bàng.
Đám cưới của người Kazakh được tổ chức ngoài trời. Một vài túp lều xung quanh là nơi phục vụ thức ăn cho hàng trăm khách mời. Trong đám cưới truyền thống của tộc người này, 2 cuộc thi đấu vật và đua ngựa sẽ được diễn ra. Đây là 2 kỹ năng được tôn sùng trong văn hóa Kazakh.
Các đô vật mặc trang phục màu xanh ngọc lam (shuudag) truyền thống. Họ giới thiệu bản thân trước đám đông và thực hiện các động tác khởi động để thu hút sự cổ vũ. Hai đối thủ cúi xuống và nắm lấy vai nhau. Khi trọng tài đưa ra tín hiệu, họ bắt đầu cuộc thi. Một số trận đấu kéo dài vài giây. Số khác diễn ra trong vài phút. Tất cả chỉ kết thúc khi một đối thủ bị đánh bại, nằm trên mặt đất.
Mông Cổ hoang sơ không chỉ có vó ngựa và thảo nguyên Mông Cổ đang trở thành điểm đến thu hút bậc nhất với những vị khách đi tìm trải nghiệm mới lạ. Nhiều người vẫn tin Mông Cổ chỉ có vó ngựa và đồng cỏ nhưng thực tế không như vậy.
Cuộc sống của người dân ở 'nóc nhà thế giới'
Người dân du mục Changpa trên dãy Himalaya có cuộc sống yên bình, tách biệt với thế giới. Họ gắn liền với việc chăn cừu, làm len...
Người dân du mục Changpa sinh sống trên cao nguyên Changtang, thuộc dãy Himalaya. Cao nguyên trải dài 1.600 km qua Ladakh (Ấn Độ) và tây bắc Tây Tạng (Trung Quốc). Changtang nằm ở vị trí tách biệt với thế giới, yên bình nhưng khắc nghiệt. Mùa hè ở đây nóng rát, khô hanh, đôi khi có mưa đá và lốc xoáy, mùa đông lại lạnh giá âm độ. Đây không phải điểm du lịch phổ biến, du khách phải được cấp giấy phép ghé thăm và chi trả hàng nghìn USD mới tới được Changtang.
Cuộc sống của người Changpa gắn liền với đàn gia súc. Do tính chất du mục, họ thường xuyên di chuyển chỗ ở vào thời điểm giao mùa. Mỗi nhóm người du mục sở hữu đàn gia súc lên tới 10.000 con. Số lượng gia súc là thước đo sự giàu có trong cộng đồng người Changpa.
Đàn ông là lực lượng chính đảm nhiệm những công việc ngoài trời như chăn cừu. Ngoài ra, họ còn quay và dệt lông yak, được làm từ một loài bỏ ở Tây Tạng, để dựng lều. Theo truyền thống xa xưa, một người đàn ông Changpa trưởng thành phải biết làm giày và phụ nữ phải giỏi đan, dệt.
Người dân ở cao nguyên Changtang thường nuôi cừu để lấy len. Những người phụ nữ thường dệt len từ lông cừu để làm áo khoác, mũ, thảm. Cuộc sống của người du mục Changpa gần như gắn liền với tự nhiên. Hiện tại, đời sống của họ hiện đại hơn. Hầu hết gia đình đều có bếp ga để sinh hoạt.
Một trong những văn hóa đặc trưng của người Changpa là làm lều rebo, dệt từ len yak. Loại lều này mất hàng tháng để hoàn thành, có kết cấu bền và chắc chắn, được dùng qua nhiều thế hệ. Cuộc sống hiện đại dần thay đổi nếp sống của người Changpa, những chiếc lều rebo được thay thế bằng những ngôi nhà xây từ đá và bùn.
Phật giáo là tôn giáo chính của người Changpa. Những người cao tuổi tại đây có thói quen đọc kinh cầu nguyện vào buổi sớm. Khi thế giới đang ngày một biến đổi, thương mại hóa, những giá trị bền vững của người dân tại Changtang được coi trọng và gìn giữ.
Hiện, những tour có giấy phép trải nghiệm Changtang giá khoảng hơn 1.000 USD. Khu vực này nằm ở độ cao khoảng 4.200-5.800 m, địa hình chủ yếu là hẻm núi sâu và cao nguyên. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cuộc sống cội nguồn của thiên nhiên, tìm hiểu nếp sống lâu đời của người Changpa.
Bích Phương
Tìm hiểu cuộc sống du mục miền núi đậm văn hóa Ở Kyrgyzstan, ngày càng có nhiều người du mục chọn cuộc sống ít đi lại trong nửa năm. Hiện tượng này được gọi là "bán du mục". Trong mùa đông, người Kyrgyz du mục sống trong làng để tránh cái rét khắc nghiệt. Khi nắng lên, những người du mục trở lại cuộc sống ở vùng núi trong vài tháng. Vì sống trên...