Cuộc sống màu hồng của Công Vinh – Thủy Tiên
Đôi vợ chồng cầu thủ ca sĩ có tiền bạc và danh vọng cùng một gia đình hạnh phúc với bé Bánh Gạo.
Sở hữu bộ thành tích cá nhân lẫn tập thể đầy mơ ước, cuộc sống đời thường của Công Vinh cũng rất viên mãn. Sau nhiều cuộc tình hậu trường làm tốn giấy mực báo chí, anh làm lễ cưới hỏi ca sĩ Thủy Tiên tại Rạch Giá, Kiên Giang cuối năm 2011, sau 3 năm tìm hiểu.
Cặp đôi showbiz – cầu thủ lập tức trở thành thương hiệu “vàng” trong mắt các nhà tài trợ, doanh nghiệp cần đại sứ hình ảnh cuốn hút. Người hâm mộ lại thấy CV9 cùng bà xã tay trong tay dự lễ giới thiệu sản phẩm của dòng xe Audi danh tiếng, hoặc Thủy Tiên sang Nhật Bản xem chồng thi đấu tại Sapporo.
Công Vinh – Thủy Tiên tạo được hình ảnh đẹp trong mắt các fan. Ảnh: KL.
Sở hữu khối tài sản đáng mơ ước từ thời còn cầu thủ, cặp “Becks – Vic của Việt Nam” có không ít cú chơi chiêu khiến nhiều người phải trầm trồ. Sau khi được hãng Audi mời làm đại sứ thương hiệu tháng 4/2012, Vinh và vợ sắm Audi A5 Sportback trị giá 3,2 tỷ đồng. Đầu năm 2013, người ta lại thấy Thủy Tiên lái chiếc siêu xe Audi R8 V10 plus màu cam giá 16 tỷ đồng.
Công Vinh cũng tự khẳng định đẳng cấp của mình với chiếc điện thoại Vertu vài trăm triệu đồng hoặc mua tặng vợ chiếc đồng hồ vàng hình con rắn thương hiệu Bvlgari Serpenti 7 Coil Watch được định giá 4 tỷ đồng. Để tính chuyện an cư lạc nghiệp cùng vợ tại Sài Gòn, Công Vinh cũng được cho là bỏ ra 4 tỷ đồng để mua biệt thự thô tại quận 7 và bắt đầu sửa sang lại nội thất theo sở thích của cả hai vợ chồng. Cô con gái đầu Bánh Gạo của họ đã được hơn một tuổi, càng lớn càng xinh với nét đẹp của cả mẹ lẫn bố. Cuộc sống viên mãn hiện tại của CV9 đáng mơ ước và anh có quyền tự hào tận hưởng sau những nỗ lực của bản thân và cống hiến cho bóng đá nước nhà những năm qua.
Kể từ lúc V-League ra đời năm 2001, không cầu thủ nội nào so đọ được về thành tích ghi bàn với Công Vinh. Tiền đạo người Nghệ An cán mốc 100 bàn trong lịch sử dự V-League, điều mà cả những chân sút ngoại danh tiếng như Huỳnh Kesley, Gaston Merlo, Almeida, Amaobi, Antonio Rodrigues… cũng chưa làm được. Công Vinh hiện tại sở hữu 3 danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam (năm 2004, 2006, 2007). Chỉ cần thêm một lần tỏa sáng, tiền đạo sinh năm 1985 sẽ vượt mặt đàn anh Lê Huỳnh Đức để trở thành cầu thủ nhiều lần nhất đoạt danh hiệu Quả bóng vàng trong lịch sử.
Video đang HOT
Công Vinh còn là cầu thủ nội hiếm hoi từng ra nước ngoài chơi bóng. Dù chỉ là bản hợp đồng cho mượn tại Leixoes (Bồ Đào Nha, năm 2009), Consadole Sapporo (Nhật Bản, năm 2013) nhưng đó đều là những điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Tổng giá trị chuyển nhượng của Công Vinh cũng vượt qua cột mốc 20 tỷ đồng chỉ sau hai lần chuyển nhượng, đến Hà Nội T&T (7 tỷ đồng, năm 2008) và CLB Hà Nội (13 tỷ đồng, năm 2012). Sau khi CLB Hà Nội rút khỏi V-League 2013, Công Vinh chuyển về khoác áo đội bóng quê hương theo bản hợp đồng cho mượn hai năm qua. Mức phí SLNA bỏ ra chuộc hợp đồng khoảng hai tỷ đồng, trong khi Công Vinh cũng nhận khoản tiền bồi dưỡng xứng đáng để về sân Vinh. Nếu lãnh đạo đội bóng xứ Nghệ chấp nhận giá phá hợp đồng không dưới 7 tỷ đồng mà lãnh đạo Sapporo gửi đến đầu mùa 2014, mức tổng chuyển nhượng Công Vinh đã chạm ngưỡng 30 tỷ đồng chỉ sau 3 lần chuyển nhượng chính thức.
Trong bối cảnh sàn chuyển nhượng V-League sa sút thảm hại do khủng hoảng kinh tế, Công Vinh vẫn là cầu thủ duy nhất giữ được giá trị chuyên môn lẫn tiền bạc của mình. Một minh chứng rõ nét để khẳng định anh vẫn là cầu thủ số một Việt Nam trong mọi khía cạnh.
Theo VNE
Công Vinh muốn bù đắp cho Thủy Tiên
Bóng đá sẽ không còn là mối bận tâm số một của tiền đạo xứ Nghệ, dù hiện tại mỗi thất bại trên sân cỏ đều có thể khiến anh mất ăn mất ngủ.
Số lượng bàn thắng của anh giảm nhiều so với mùa trước, nguyên nhân vì đâu?
- Mùa 2013, dù sang Nhật Bản bốn tháng, tôi vẫn có 13 bàn ở V-League để đua danh hiệu Vua phá lưới cùng các chân sút khác. Mùa này, sau 15 vòng tôi mới có được 4 bàn. Sông Lam không còn mạnh như trước nên chuyện tôi ghi được ít bàn cũng là điều dễ hiểu.
Những ngoại binh chất lượng cùng những nội binh dày dạn kinh nghiệm chinh chiến như Hector, Kavin, Trọng Hoàng, Văn Bình...đều đã ra đi. Hiện tại, Sông Lam chỉ có trong tay ngoại binh tầm trung cùng các cầu thủ nội trẻ, mới đá V-League một hoặc hai mùa. Do vậy, đội không còn gây áp lực lớn lên khung thành đối phương khi thi đấu, số cơ hội để tôi ghi bàn cũng giảm đi.
Công Vinh và Thủy Tiên được ví như cặp Beck - Vic của Việt Nam. Ảnh: Maison de Bil.
* Cảm giác của anh ra sao khi Sông Lam không có mặt trên đường đua vô địch, còn cá nhân thì không còn đua tranh ngôi Vua phá lưới như mùa trước?
- Tôi không buồn vì số lượng bàn thắng của bản thân ít đi. Tôi đã làm hết sức có thể. Chuyện Sông Lam không có cửa đua vô địch cũng không có gì bất ngờ. Lực lượng yếu, đua trụ hạng là mục tiêu hợp lý. Điều quan trọng nhất là đội bóng vẫn giữ được bản sắc và màu cờ sắc áo.
Tôi không buồn, không thất vọng nhưng thú thực vẫn trằn trọc, mất ngủ mỗi khi Sông Lam thua trận. Sau mỗi trận đấu, tôi lại tự mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tránh lặp lại sai lầm ở những trận sau.
* Trận đấu nào ở mùa giải năm nay khiến anh day dứt nhất?
- Đó là trận đấu với Đồng Nai ở vòng 10 hôm 29/3. Tôi đá hỏng phạt đền và đối thủ ghi bàn duy nhất của trận đấu ở phút 86 để giành trọn ba điểm trên sân Vinh. Cả đêm sau trận đấu, tôi không thể ngủ được vì thấy có lỗi với đội bóng. Đó là lần thứ hai trong sự nghiệp tôi sút hỏng phạt đền, lần đầu tiên là trong trận gặp HAGL năm 2006.
* Anh dự đoán chức vô địch V-League 2014 sẽ thuộc về đội nào?
- V-League đang chứng kiến cuộc đua "tam mã", với ba ứng viên là Bình Dương, Hà Nội T&T và Thanh Hóa. Theo tôi B.Bình Dương là đội có cửa vô địch lớn nhất, bởi họ có nền tảng tài chính mạnh, đội ngũ giàu chiều sâu. Kế đến là Hà Nội T&T, đội sở hữu dàn cầu thủ đã chơi ăn ý với nhau lâu năm. Thanh Hóa đang chơi với bảy cầu thủ ngoại, tính cả các trường hợp nhập tịch, nhưng điểm yếu của đội bóng này là non kinh nghiệm đua vô địch.
Công Vinh là tên tuổi lớn nhất ở Sông Lam hiện tại. Ảnh: Lâm Thỏa.
* Hợp đồng giữa Công Vinh với Sông Lam sắp hết hạn, trong khi đội bóng Nhật Bản Sapporo vẫn muốn anh trở lại. Dự định tương lai của anh thế nào?
- Sapporo vẫn muốn tôi sang thi đấu, bản thân tôi cũng mong được trở lại Nhật chơi bóng. Tuy nhiên, Sông Lam luôn là ưu tiên số một của tôi. Tháng 8 tới hợp đồng của tôi hết hạn. Nếu SLNA còn cần tôi, tôi sẽ lập tức ngồi vào bàn đàm phán. Tôi đã nói với ban lãnh đạo đội bóng cũng như HLV Hữu Thắng rằng tôi muốn kết thúc sự nghiệp cầu thủ trong màu áo SLNA. Tôi sẽ chỉ rời xứ Nghệ khi đội bóng quê hương không còn cần tôi nữa.
* Anh tính khi nào sẽ giải nghệ?
- Tôi sẽ chỉ chơi bóng thêm ba năm nữa. Giải nghệ ở tuổi 32 là việc tôi đã xác định từ lâu.
* Sau khi treo giày, Công Vinh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ vẫn làm công việc liên quan tới bóng đá nhưng sẽ không phải là HLV. Tôi không muốn ăn ngủ cùng bóng đá nữa. Là cầu thủ, tôi thường xuyên phải xa nhà, thậm chí hai hoặc ba tháng mới về nhà một lần. Do vậy, Thủy Tiên vừa theo nghiệp ca hát, vừa phải vất vả chăm con. Tôi muốn sau khi treo giày sẽ dành cho mẹ con Thủy Tiên thêm nhiều thời gian để bù đắp.
Theo VNE
Nóng và... quá nóng Thời tiết nắng nóng trên sân Bình Dương chiều qua cùng với sự chật kín của khán giả hai đội trên các khán đài đã làm quá sức chịu đựng của nhiều người có sức khỏe yếu nhưng cố gắng tìm đến sân. Trước giờ diễn ra trận đấu, một fan nữ xứ Nghệ đã không chịu nổi và bị ngất, BTC sân...