Cuộc sống ‘màn trời chiếu đất’ sau bão
Trong ánh sáng đèn điện thoại, bữa tối của gia đình ông Đinh được bày trước căn nhà sập với nồi cháo, đĩa chuối xào với thịt mỡ.
Bão Doksuri quét qua khiến nhà chị Nguyễn Thị Chinh (32 tuổi, tổ Đơn Sa, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) bị tốc hết mái tôn, xé toang một vách tường “ném” xuống khoảng ruộng bên cạnh. Chồng đi làm ở TP HCM, mình chị ở nhà nuôi hai con. May mắn khi bão đổ bộ, chị sang ở tạm trong buồng tắm của nhà người bà con. Khi quay trở về nhà, chị suy sụp khi cả gia sản giờ tan hoang.
Trong phòng ngủ, mái tôn bị xé toang. Ảnh cưới của vợ chồng chị Chinh nằm trong đống đổ nát. Chị nói vợ chồng mới dành dụm xây được căn nhà. “Giờ không biết ở đâu. Chồng mới đi làm được một tháng, chưa có tiền để gửi về sửa nhà”, chị chia sẻ.
Thóc lúa trong nhà chị Chinh bị nước tạt hư hỏng, giờ chỉ còn cách phơi cho gà ăn. Ba mẹ con dọn sang ở cùng cha mẹ chị song “nhà ông bà cũng chật lắm”.
Sách vở của con chị, cháu Lam Hồng (lớp 1) hầu hết bị nước mưa cuốn trôi xuống ruộng cạnh nhà, chỉ còn sót lại vài mảnh bìa.
Sau khi bão tan, chị vớt được một cuốn vở và một quyển sách cho con. Hôm nay, hai mẹ con mang ra phơi nắng. “Tôi không biết lấy đâu tiền mua lại cho con. Ngày mốt cháu đi học, chắc lên nói khó với cô”, chị Chinh nói.
Video đang HOT
Cách nhà chị Chinh vài bước chân, nhà ông Nguyễn Tân Đinh (48 tuổi) cũng bị sập. Ngôi nhà được xây hơn 20 năm là nơi ở của vợ chồng, bốn người con và đứa cháu ngoại vừa được một tháng tuổi. Khi bão đổ bộ, gia đình ông ở tạm nhà hàng xóm.
“Khi về nhà thì một nửa đã sập, ngói rơi xuống làm hư hỏng nhiều đồ đạc”, ông Đinh kể. Dù dọn dẹp cả ngày nay nhưng căn nhà vẫn hoang tàn.
Tiếc chiếc tivi bị vỡ bung sau bão, ông vác ra sân phơi nắng, hy vọng sẽ sửa chữa lại dùng tạm. Căn nhà được xây dựng kèo cột nhưng tường và ngói đã cũ.
Biết nhà ông Đinh sập, nhiều hàng xóm, bà con đến động viên. Ông cùng con trai làm thợ xây nên thời gian tới sẽ thuê thêm thợ để dựng lại căn nhà. “Tôi chỉ có đủ tiền sửa lại ở tạm thôi, không có tiền làm mới”, ông nói.
Chiều tối, vợ ông Đinh lại thu dọn số chăn, màn vừa được phơi khô, đưa vào căn nhà đổ.
Tối đến, ông Đinh tìm một góc trong nhà không bị tốc ngói để ngủ lại coi tài sản. Còn vợ và các con, cháu ngủ bên nhà hàng xóm. Mẹ con cháu bé một tháng tuổi được hàng xóm sắp xếp cho một căn phòng nhỏ.
“Nhà tôi không có gì cho, chứ giúp được hàng xóm cái gì là cả nhà đều vui”, bà Nguyễn Thị Hảo cười và cho biết nhà ông Đinh ở lại bao lâu cũng được.
Bữa tối của gia đình ông Đinh được bày ra trước khoảng sân căn nhà đổ, ánh sáng là ánh đèn pin điện thoại của cậu cả. Tối nay, nhà ông ăn cháo nấu với 3 con cò bắt được sau bão cùng một đĩa chuối xanh (bị bão quật đổ) được xào với vài miếng thịt mỡ.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Tổng cục Đường bộ yêu cầu xả trạm thu phí để tránh bão
Các trạm BOT dọc các tỉnh miền Trung được yêu cầu xả trạm phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão số 10.
Các trạm thu phí trên quốc lộ qua các tỉnh có ảnh hưởng bão số 10 sẽ phải xả để phục vụ di dân, tránh bão khi cần thiết. ảnh minh họa: Bá Đô
Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa gửi công điện khẩn tới các đơn vị trực thuộc về việc xả trạm thu phí đường bộ phục vụ công tác ứng phó bão số 10.
Cụ thể, Tổng cục yêu cầu Thanh tra đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương và nhà đầu tư dự án BOT đường bộ xả trạm thu phí khi có mưa to gió lớn để phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão...
Trường hợp phương tiện, đặc biệt là hành khách buộc phải dừng ở các trạm thu phí tránh bão, Tổng cục đề nghị nhà đầu tư hỗ trợ bảo đảm an toàn.
Tại cảng Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), lực lượng chống bão phải cúi rạp người vì gió mạnh. Ảnh: Hoàng Táo
Hàng chục chuyến bay bị hủy
Vietnam Airlines thông báo hủy 12 chuyến bay chặng Hà Nội đi TP HCM, Vinh, Đồng Hới, Thanh Hóa và ngược lại. Các sân bay Đà Nẵng, Huế sẽ được khai thác lại sau 14h ngày 15/9.
Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vietnam Airlines sẽ tiếp tục không khai thác đến hết ngày 15/9.
Hãng Vietjet Air cũng đã huỷ 21 chuyến bay trong hai ngày 14-15/9 đến các tỉnh này.
Theo các hãng hãng không, việc ảnh hưởng của cơn bão khiến phải hủy chuyến dây chuyền các chuyến bay là đặc thù của vận tải hàng không. Đại diện các hãng này cũng nhấn mạnh, "việc hủy chuyến có thiệt hại không nhỏ nhưng an toàn của hành khách vẫn phải được đặt lên hàng đầu".
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn duy trì việc tổ chức chạy tàu, tuy nhiên ngành khuyến cáo các đoàn tàu có hành trình đi qua khu vực bão đổ bộ cần cân nhắc dừng hoặc chuyển tải dọc đường.
Nếu hành khách tiếp tục đi tàu thì các đoàn tàu có thể phải dừng tại ga Vinh (các tàu SE7, SE5, SE9) và ga Huế (các tàu SE2, SE4, SE6, SE8, SE10, SE20) là ga cuối cùng để tránh vào tâm bão và chạy lại khi điều kiện cho phép. Thời gian dừng tránh bão, hành khách sẽ được phát suất ăn và nước uống miễn phí.
Nếu hành khách không tiếp tục hành trình, ngành đường sắt sẽ hoàn lại nguyên tiền vé cho hành khách.
Được hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở phía đông Philippines, Doksuri đã vượt qua quần đảo này, vào biển Đông sáng 13/9 với sức gió mạnh nhất 75 km/h (cấp 8). Là cơn bão trẻ, không gặp cản trở lớn, bão tăng cấp rất nhanh.
Đến sớm 14/9, bão tăng thành cấp 10 và tối cùng ngày mạnh cấp 12 (133 km/h). Đây là cơn bão mạnh nhất từ năm 2014 đến nay, cấp độ rủi ro thiên tai 4, có thể làm đổ nhà cửa, cây cối, cột điện, vỡ đê không kiên cố...
10h ngày 15/9, bão bắt đầu đi vào hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình với sức gió cấp 11-12, giật tung nhiều mái nhà, kéo đổ hàng loạt cây xanh.
Bá Đô
Theo VNE
Bão số 10 đã gây mưa lớn, gió giật mạnh tại Nghệ An - Hà Tĩnh Vào khoảng 6 giờ sáng nay, bão số 10 đã ảnh hưởng đến Hà Tĩnh với gió bão giật từng đợt và mạnh lên khoảng cấp 7, cấp 8 kèm mưa lớn. Tỉnh Nghệ An đang hối hả sơ tán gần 15.000 người dân tránh bão Sóng biển dâng lên dữ dội tại vùng biển Cửa Lò (Nghệ An). ẢNH KHÁNH HOAN Tại...