Cuộc sống kinh hoàng tại trại tù Triều Tiên qua lời kể của cựu tù nhân
Kim Young-soon, một trong nhiều người Triều Tiên sống lưu vong cung cấp chứng cứ về cuộc sống trong các trại tù lao động khổ sai ở quê nhà cho Ủy ban Điều tra Triều Tiên (trực thuộc Liên Hiệp Quốc). Bà nói: “Tôi thấy mừng vì được kể lại những ác mộng mà chúng tôi đã trải qua cho hậu thế”.
Bà Kim Young-soon, một người Triều Tiên lưu vong, đau đớn khi nhớ lại thời gian sống trong trại tù lao động khổ sai ở quê nhà – Ảnh: Getty Images
“Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã không và sẽ không bao giờ chịu thừa nhận về sự tồn tại của các trại tù và bản báo cáo (của Ủy ban Điều tra Triều Tiên) sẽ không khiến mọi việc thay đổi ngay”, bà Kim, 77 tuổi, nói với AFP.
“Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ ngồi yên và không làm gì cả. Chúng ta cần tiếp tục thu thập lời khai để rồi một ngày nào đó chúng sẽ trở thành chứng cứ không thể chối cãi dùng để trừng trị những kẻ đứng đằng sau các tội ác khủng khiếp này”, nhân chứng này cho hay.
Ăn cả rắn, thằn lằn, chuột để sinh tồn
Khi đang là một thành viên có quan hệ mật thiết với tầng lớp giàu có và quyền lực tại Triều Tiên hồi năm 1970, bà Kim bất ngờ bị đày vào một trại lao động khổ sai trong một đợt thanh trừng những người biết về mối quan hệ tình cảm giữa cố Lãnh đạo Kim Jong-il với một nữ diễn viên đã có gia đình.
Video đang HOT
Bà Kim Young-soon, một người Triều Tiên lưu vongTôi vẫn bị đau tim và vẫn toát mồ hôi giật mình thức giấc giữa đêm khi mơ về thời gian ở trại tù và về những người thân đã mất tại quê nhà
Trong lời khai cung cấp cho Ủy ban Điều tra Triều Tiên, bà kể lại rằng đã phải sống suốt 9 năm tại “địa ngục nhất trần gian”, nơi mà tù nhân phải làm việc từ tờ mờ sáng đến chiều tối, phải giải quyết cơn đói bằng bất kỳ con vật gì mà họ bắt được, chẳng hạn như rắn, thằn lằn và chuột.
Gia đình bà Kim sau đó đã xoay xở để bà được thả ra vào năm 1979. Vào năm 2001, bà hối lộ suốt chặng đường vượt biên sang Trung Quốc và cuối cùng đã đặt chân đến Hàn Quốc vào 2 năm sau đó. Sau đó, bà sống bằng nghề dạy múa và tuyên truyền về cuộc sống ở Triều Tiên tại Seoul.
“Tôi vẫn bị đau tim và vẫn toát mồ hôi giật mình thức giấc giữa đêm khi mơ về thời gian ở trại tù và về những người thân đã mất tại quê nhà”, AFP dẫn lời bà Kim phát biểu ngày 18.2.
Ông Hong Soon-kyung, một người Triều Tiên lưu vong hiện đang điều hành Ủy ban Dân chủ hóa Triều Tiên, khẳng định không có báo cáo nào thật sự phản ánh được sự tàn bạo của chính quyền tại Triều Tiên.
Mặc dù báo cáo không có gì mới so với báo cáo từ những nhà hoạt động nhân quyền Triều Tiên, nhưng việc một tổ chức do Liên Hiệp Quốc ủy quyền công bố báo cáo này là một “bước đi đầy ý nghĩa”, thông qua đó có thể gây áp lực đối với Bình Nhưỡng, ông Hong cho biết.
Được biết, chính phủ Triều Tiên đã từ chối hợp tác với Ủy ban Điều tra Triều Tiên vì cho rằng các bằng chứng mà ủy ban này đưa ra là “thêu dệt” bởi các lực lượng “thù địch”.
Theo TNO
Trung Quốc phản đối về tội ác diệt chủng tại Triều Tiên
Ngày 18.2 Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận chỉ trích nhằm vào nước này của các điều tra viên Liên Hiệp Quốc trong báo cáo về tội ác diệt chủng của CHDCND Triều Tiên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh - Ảnh: Reuters
Ủy ban Điều tra Triều Tiên mới đây đã công bố báo cáo vạch trần tội ác diệt chủng của chính quyền Triều Tiên; trong đó có chỉ trích Bắc Kinh "hỗ trợ và tiếp tay cho những tội ác chống lại nhân loại" thông qua việc gửi trả người đào tẩu và nhập cư Triều Tiên về nước, theo Reuters.
"Dĩ nhiên là chúng tôi không đồng ý với chỉ trích vô lý này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong một cuộc họp báo.
"Chúng tôi cho rằng chính trị hóa các vấn đề về nhân quyền sẽ không tạo ra lợi ích gì cho việc cải thiện nhân quyền của một quốc gia", bà Hoa nói.
"Chúng tôi cũng cho rằng đem các vấn đề nhân quyền ra Tòa án Hình sự quốc tế không giúp được gì cho việc cải thiện tình hình nhân quyền của một nước", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, bà Hoa đã từ chối trả lời câu hỏi mà bà cho là "mang tính giả định" rằng liệu Trung Quốc có dùng đến quyền phủ quyết của mình hay không nếu báo cáo của Ủy ban Điều tra Triều Tiên được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Khi được hỏi tại sao Trung Quốc ngăn các điều tra viên Liên Hiệp Quốc đi đến vùng biên giới Triều Tiên, nơi nhiều người Triều Tiên vượt biên trái phép, bà Hoa nói bà không thể bình luận và sẽ xem xét việc này.
"Những người đó không phải là người tị nạn. Chúng tôi xem họ như những người Triều Tiên nhập cư trái phép", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc giải quyết những trường hợp nhập cư trái phép "theo đúng với luật pháp nội địa và quốc tế và các nguyên tắc nhân đạo", bà Hoa cho biết. Bà cũng từ chối cung cấp con số ước lượng số người Triều Tiên vượt biên sang Trung Quốc.
Theo TNO
LHQ đòi đưa giới lãnh đạo Triều Tiên ra tòa quốc tế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 17.2 công bố bản báo cáo nói về các tội ác chống lại loài người của giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đồng thời cho rằng đã đến lúc cần đưa các quan chức Triều Tiên, gồm cả Lãnh đạo Kim Jong-un, ra xét xử tại tòa án quốc tế. Ông Michael Kirby, chủ tịch...