Cuộc sống “không như mơ” của gia đình sống trong lâu đài 900 tuổi tựa cổ tích: Mất 2 tiếng nếu muốn tìm nhau, để quên đồ thì xác định mất luôn
Một cô gái 19 tuổi sống trong tòa lâu đài 900 tuổi sẽ như thế nào? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.
Nhắc đến lâu đài cổ tích, người ta nghĩ ngay đến thế giới diệu kỳ, nơi có nàng công chúa xinh đẹp, hoàng tử tuấn tú hay nhà vua thiện lương. Các câu chuyện cổ tích thêu dệt cho chúng ta thấy cuộc sống đẹp như mơ của những nàng công chúa sống trong tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Tuy nhiên, cuộc sống thực tế chẳng bao giờ giống như cổ tích. Không tin, bạn cứ xem câu chuyện của cô nàng TikToker sống trong tòa lâu đài 900 năm tuổi này sẽ thấy!
Cô nàng Ludovica Sannazzaro, 19 tuổi, và gia đình cùng chung sống ở trong một tòa lâu đài mang tên Castello Sannazzaro ở Italy. Đây là lâu đài có từ thế kỷ 12 và đã được gia đình cô truyền lại qua 28 thế hệ.
Castello Sannazzaro, lâu đài ở Italy có từ thế kỷ 12 đã được truyền lại trong gia đình của Ludovica Sannazzaro qua 28 thế hệ.
Ẩn mình giữa những tán cây xanh tươi của vùng Piedmont, Castello Sannazzaro có diện tích khoảng 10.000m2 với khu vườn rộng 25.000m2. Tổng cộng có 45 phòng, trong đó có 15 phòng ngủ và những kho lưu trữ lịch sử vô giá có niên đại từ năm 1163.
Ludovica nói với tờ The Insider: “Khi tôi còn nhỏ, tôi thường xem các bộ phim của Disney có các nàng công chúa, và tôi thường tưởng tượng tôi cũng là công chúa đang chạy quanh lâu đài hoặc nhảy múa trong phòng khiêu vũ”.
“Ban đầu, tôi thậm chí còn không nhận ra rằng mình đang sống ở một nơi khá giống như trong phim”, cô nói thêm. “Tôi đã lớn lên ở đây, và vì vậy đôi khi tôi quên mất điều này tuyệt vời như thế nào bởi vì đối với tôi, nó chỉ đơn giản là ngôi nhà”.
Phòng khiêu vũ bên trong lâu đài Castello Sannazzaro có bức bích họa sơn trên trần nhà.
Cả gia đình Ludovica chung sống trong tòa lâu đài rộng lớn này nhưng không ở hết nên họ mở cửa cho khách du lịch đến tham quan. Mùa thu năm ngoái, Ludovica dự định đến thành phố New York (Mỹ) để theo học Học viện Âm nhạc và Sân khấu Mỹ nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến kế hoạch của cô tạm hoãn. Cô nàng buộc phải chuyển về ngôi nhà thời thơ ấu của mình để cách ly và tham gia các lớp học trực tuyến. Lâu đài Castello Sannazzaro cũng phải đóng cửa không đón khách tham quan vì lệnh hạn chế đi lại và ngừng dịch vụ du lịch.
Trong thời gian ở nhà, Ludovica đã nảy ra ý tưởng tạo một tài khoản TikTok để ghi lại cuộc sống thực tế khi sống trong một tòa lâu đài. Không ngờ, ý tưởng của cô đã thành công ngoài mong đợi khi tài khoản The Castle Diary đạt được hơn 23 triệu lượt thích, gần 1 triệu lượt theo dõi.
Cuộc sống không như là mơ
Video đầu tiên, được đăng tải vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, có chú thích: “Bạn đã bao giờ tự hỏi sống trong một lâu đài sẽ như thế nào chưa?”. Trong đó, cô cho người xem chiêm ngưỡng thoáng qua trần nhà được vẽ bích họa, phòng khiêu vũ, tượng, ảnh chân dung của những người thân thế hệ trước và kiến trúc trung cổ.
Các video khác cho thấy nhà thờ, nhà băng ẩn bên dưới một ngọn đồi, một hầm tối và cả những lối đi bí mật được làm rộng như một hầm rượu.
Ludovica liên tục đăng các video về Castello Sannazzaro và cho biết cô đã nhận ra rằng nhiều người có cái nhìn “mơ mộng” về cuộc sống trong một tòa lâu đài.
Cô nàng chia sẻ: “Đôi khi mọi người thậm chí không biết rằng một gia đình có thể sống ở những nơi như thế này. Vì vậy, khi tôi bắt đầu tài khoản, mọi người đều nói, Ồ, tuyệt vời! Bạn có người giúp việc, quản gia và những người phục vụ. Tôi đã đáp lại là không hề có”.
Ludovica được xem như công chúa trong tòa lâu đài rộng lớn.
Theo Ludovica, cuộc sống ở một nơi quá rộng lớn như vậy đi kèm với những phiền phức không ai ngờ, chẳng hạn như hệ thống sưởi, kết nối Wifi kém, dọn dẹp mất nhiều công sức… Có lỡ để quên điện thoại ở đâu thì xác định là phải mất rất nhiều công sức để tìm kiếm.
“Khi chúng tôi để quên thứ gì đó, chúng tôi sẽ rất khó tìm lại nó. Rất khó để biết thành viên trong gia đình đang ở đâu, vì vậy khi muốn tìm nhau, chúng tôi đã phải mất rất nhiều thời gian chỉ để đi vòng quanh”. Ludovica cũng tiết lộ về “thử thách” tìm thành viên khác trong trong ngôi nhà 45 phòng, có những lúc mất đến 2 tiếng chỉ để tìm nhau.
Cha cô, Bá tước Giuseppe Sannazzaro, cho biết công việc nhà cũng chiếm “rất nhiều thời gian”.
“Chúng tôi có một người quản gia và một người giúp chúng tôi làm vườn, nhưng đa phần là chúng tôi tự làm việc đó”, Giuseppe trả lời phỏng vấn, trong lúc vợ ông đang ở bên ngoài cắt cỏ. Ông Giuseppe và con gái Ludovica cho biết có thể mất khoảng 2-3 ngày để cắt cỏ toàn bộ khu vườn. Việc làm sạch một tòa tháp có thể mất một ngày.
Một bữa ăn trong lâu đài: Tưởng tượng và thực tế! (Video này đã thu hút 9 triệu lượt xem).
Lịch sử huy hoàng
Trang web giới thiệu về lâu đài cho biết lâu đài Castello Sannazzaro được xây dựng sau khi bốn anh em họ của gia đình Santo Nazario (Sannazzaro) được Hoàng đế La Mã Frederick I cho phép xây dựng lâu đài.
“Tôi được thừa kế lâu đài vào năm 1986 từ một người cô, nhưng lâu đài gần như không có ai ở cho đến năm 2006″, ông Giuseppe nói. Đó là năm ông và gia đình chuyển đến sau khi đã tốn nhiều công sức sửa sang lâu đài.
Trong lần phong tỏa đầu tiên ở Italy vào năm 2020, ông Giuseppe đã quyết định sắp xếp lại kho lưu trữ của gia đình nơi chứa tất cả các tài liệu lịch sử. Trong một video trên TikTok, Ludovica cho cư dân mạng xem lá thư mà cha cô tìm thấy do Giáo hoàng Pius XII gửi cho một người họ hàng, Bá tước Jacopo Sannazzaro, vì những công lao của ông đối với nhà thờ.
“Cho đến năm ngoái, tôi thậm chí còn không nhận ra lịch sử gia đình của chúng tôi thú vị và quan trọng như thế nào”, Ludovica nói. “Và đó cũng là một phần lý do tôi quyết định mở tài khoản TikTok này. Tôi rất tò mò về nơi mình sống”.
Cô nói thêm: “Mỗi ngày, tôi tò mò hơn một chút, và tôi khám phá nơi này với con mắt hoàn toàn khác”.
"Lâu đài cổ tích" bí ẩn được chạm khắc trên vách đá thẳng đứng
Nơi này là một trong những bí ẩn khảo cổ học ấn tượng nhất thế giới, trong suốt hàng thế kỷ hầu như không ai biết gì về nó.
Parigala nằm dưới chân dãy núi Caucasus ở tây bắc Azerbaijan, nghĩa đen của nó là "lâu đài cổ tích". Đây là một trong những kho bí ẩn khảo cổ học ít được biết đến ở Azerbaijan. Nó tọa lạc tại một vị trí cực kỳ khó tiếp cận, nhưng không ít người vẫn tò mò muốn tìm đến nơi này.
Để đến được đây, bạn cần đi vào những con đường mòn hẹp, sau đó leo lên một con dốc trơn trượt để tiến đến một vách đá dựng thẳng đứng. Vậy nên, địa điểm này chắc chắn không phải dành cho tất cả mọi người.
Theo một vài nguồn tin, "lâu đài cổ tích" này nhìn tổng thể là một các hang động có 3 phòng bị bịt kín lối vào, có rất ít người thực sự dám leo lên nơi này để tự mình khám phá bí ẩn bên trong.
Một bài đăng trên tạp chí Azerbaijan International vào năm 2005, người cuối cùng leo lên vách đá này là một người đàn ông địa phương có tên Mammad Darudov. Kể từ đó, không ai làm được việc này nữa, thậm chí có một người vô địch đô vật Azerbaijan đã 2 lần nỗ lực leo lên vách đá nhưng thất bại, thậm chí ông còn dựng một cái thang để dễ tiếp cận hơn.
Tất cả mọi người đều không biết ai và lý do tại sao có người lại xây dựng "lâu đài cổ tích" ở một vị trí nguy hiểm như vậy.
Theo truyền thuyết, Parigala có niên đại từ những ngày chinh phục Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Trong câu chuyện dân gian, họ kể về một người cai trị ở địa phương, có đứa con gái xinh đẹp được Thành Cát Tư Hãn chọn làm vợ. Khi Thành Cát Tư Hãn hỏi cô gái này có biết người nào khác xinh đẹp hơn mình không, cô đã trả lời đó là người chị gái của mình - Pari.
Sau đó, Thành Cát Tư Hãn dự định cưới thêm Pari làm vợ lẽ, cô đã gọi những người thợ ở địa phương đến xây cho mình một hang động ở trên vách đá, khiến quân Mông Cổ không thể tiếp cận được cô. Pari đã ở đó, nhưng quân đội Mông Cổ lại đóng trại dưới chân vách đá và tìm mọi cách bắt được cô. Không còn cách nào khác, cô đã nhảy xuống tự vẫn. Đây có lẽ là thông tin duy nhất về lịch sử của Parigala.
Mặc dù ngày nay có nhiều thiết bị leo núi, nhưng việc đến Parigala vẫn là một nhiệm vụ tương đối khó khăn. Parigala được xây bằng gạch đá vôi, kết dính với nhau bằng vữa rất vững chắc để bám chặt vào vách núi. Cầu thang leo vào nơi này đã bị sụp đổ, khiến việc đến Parigala thậm chí còn nguy hiểm hơn trước.
Theo nhà báo Ronnie Gallagher, leo lên vách đá này không dành cho người yếu tim vì nó đòi hỏi sự nhanh nhẹn và kỹ năng leo núi đáng kinh ngạc.
Theo Mammad Darudov, một trong số ít người có thể nhìn thấy bên trong Parigala trong vài thập kỷ qua, nơi này bao gồm 3 phòng, mỗi phòng đều có cửa sổ riêng, có tường bao quanh.
Các nhà khảo cổ học ước tính Parigala có niên đại từ thời Albanian Caucasian (giữa thế kỷ thứ 4 đến thứ 8). Theo thời gian, nơi này vẫn được giữ nguyên một cách đáng kinh ngạc, bí ẩn về nguồn gốc và mục đích của nó có thể không bao giờ được khám phá nhưng đó lại là sức hấp dẫn khiến mọi người tới đây.
Đâu kém Thái Lan hay Nhật Bản, Việt Nam cũng có những tiệm Starbucks đẹp xuất sắc, concept độc lạ còn lọt top thế giới Sau 8 năm tiến vào Việt Nam, Starbucks hiện sở hữu gần 70 chi nhánh trên khắp cả nước, trong đó có những cơ sở gây ấn tượng với concept độc lạ, còn được xếp hạng trong top các cửa hàng đẹp nhất nhì thế giới. Dù có giá thành nhỉnh hơn so với mặt bằng chung, Starbucks vẫn là thương hiệu cà...