Cuộc sống không “neo đậu” của người lính tiểu đoàn cảm tử trên biển
Cuộc sống đời thường của một người lính già vô cùng éo le, khổ cực.
Được ví như tiền thân của đoàn tàu không số huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, đội quân ghe bầu thuộc Liên khu 5 xuất hiện từ thời chống Pháp, vượt biển tiếp tế cho chiến trường cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã được vinh danh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Về cuộc sống đời thường, nhiều người có cảnh đời rất éo le, khổ cực. Điển hình là anh hùng Đậu Đình Tích (90 tuổi, trú tại 14 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội).
Anh hùng Tiểu đoàn vận tải cảm tử Đậu Đình Tích cùng vợ ngày đêm mong chờ một “bến đậu” yên bình
Những người khai mở đường huyền thoại
Những năm đánh Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển với đoàn tàu không số huyền thoại đã ghi dấu ấn khó phai mờ. Nhưng ít ai biết rằng, từ thời chống Pháp đã có đội quân ghe bầu thuộc Liên khu 5 (sau này là Tiểu đoàn vận tải biển 248) vượt biển tiếp tế cho chiến trường cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Những người lính của Tiểu đoàn cảm tử 248 người mất nhiều hơn kẻ còn. Người còn sống cũng đã bước sang tuổi thượng thọ cửu tuần như ngọn đèn dầu lung lay trước gió.
Nhưng vận may cũng cho tôi tìm được anh hùng Đậu Đình Tích (90 tuổi, 14 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), một trong những người lính hiếm hoi còn lại đang sống ở miền Bắc. Trong trí nhớ cái còn, cái mất, ông Tích kể lại thời khắc huy hoàng của cuộc đời mình. Vào cuối năm 1947, chàng thanh niên Đậu Đình Tích (Thạch Phú, Thạch Hà, Hà Tĩnh) háo hức tham gia vào đội vận tải trên biển theo tiếng gọi của lòng yêu nước. Vào thời điểm đó, mỗi chuyến đi giao hàng vào sâu tận cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Vì thế, mỗi tháng ông chỉ đi được 2 – 3 chuyến, mỗi chuyến 4 – 6 ghe loại nhỏ. Với sự phát tiển không ngừng, đầu năm 1948, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 chủ trương nâng đội vận tải biển lên thành Tiểu đoàn 248. Quân số ban đầu khoảng 500 người, cũng có lúc lên tới 850 người, ưu tiên chọn lựa con em ưu tú, quê ở vùng ven biển, giỏi bơi lội, sức khỏe dẻo dai, chịu đựng được gian khổ hy sinh.
Sau khi được thành lập, Tiểu đoàn biên chế thành 3 đại đội vận tải. Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển bằng đường biển tiền vàng, tín phiếu, tài liệu, vũ khí, quân trang, quân dụng, thuốc men, lương thực, thực phẩm từ Bắc vào Nam, phục vụ chiến trường cực Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Tổ chức đưa đón cán bộ của trung ương, Liên khu 5 và của các tỉnh ra Bắc vào Nam công tác.
Trong ký ức của anh hùng Đậu Đình Tích, Tiểu đoàn 248 hoàn toàn có thể gọi là đội quân cảm tử. Bởi mỗi chuyến đi ai cũng xác định chỉ có cái chết mới ngăn cản bước đi của những người lính anh hùng. Không quên nổi cái đêm kinh hoàng vào cuối năm 1948, ông Tích kể: “Giữa trùng khơi đêm đen mù mịt, bất ngờ máy bay địch ập tới xả đạn. Còn chưa hết hoảng hồn thì trên biển một đội tàu chiến của địch lao tới. Đứng trước hai làn đạn, các chiến sĩ vẫn kiên quyết “bám” tàu. Các chiến sỹ đã lên kế hoạch sẽ tự làm đắm tàu, anh dũng hy sinh chứ quyết không chịu rơi vào tay giặc”. May mắn hơn những đồng đội đã ngã xuống, ông Tích bị thương nặng ở chân và đầu.
Số phận cơ cực của người lính già chưa có bến đậu
Video đang HOT
Bởi quá say sưa với những cuộc chiến trên biển của đồng đội mà ông Tích quên đi chiến công của riêng mình. Cho đến khi, bà Hồ Thị Liễu (85 tuổi), vợ ông, ngồi bên cạnh nhắc khéo, ông mới lôi tấm bằng khen cho chúng tôi xem. Đó là thành tích cuối năm 1954, khi Chủ nhiệm Cung cấp Liên khu 5 có bằng khen tuyên dương ông Đậu Đình Tích với công trạng: “Đã tham gia kháng chiến ở Nha Trang bị thương, lạc đơn vị, nhịn đói nhiều ngày rồi tìm về đơn vị. Cho về nghỉ ở địa phương, ông vẫn tích cực tham gia công tác địa phương. Tuy còn đau, nhưng xung phong nhập đội cảm tử, đã gan dạ và sáng kiến vào đồn địch lấy tình hình địch báo cáo cho Trung đoàn đánh thắng. Ở tạm trú bệnh xá xây dựng nội bộ đoàn kết an tâm phục vụ”.
Sau khi dời chiến trường, năm 1955, anh hùng Đậu Đình Tích cùng vợ tập kích ra Bắc. Năm 1959, ông được phân công về làm Bí thư Đảng bộ đầu tiên của Công ty cây xanh Hà Nội. Đó cũng chính là thời điểm ông đưa toàn bộ gia đình đến ở tại địa chỉ 14, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Đến năm 1998, ông Tích được Bộ GTVT trao giấy chứng nhận Huy chương vì sự nghiệp GTVT và Huy hiệu Quân khu 5 do Cục Chính trị Quận khu 5 trao tặng. Năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bằng khen “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho ông Đậu Đình Tích thuộc Tiểu đoàn vận tải biển cảm tử 248 thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Liên khu 5.
Kể đến đây, giọng ông Tích lạc hẳn bởi sự uất nghẹn. Biết chồng xúc động không thể tiếp câu chuyện, bà Liễu cho hay: “Cuộc sống yên ấm của chúng tôi như bị rơi xuống vực thẳm, khi năm 1993, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội liên doanh với một Công ty của Nhật để thực hiện dự án. Mặc dù biết chúng tôi ở trên mảnh đất dự án, nhưng chẳng thấy ai đến trao đổi với gia đình về phương án giải phóng mặt bằng. Mãi đến năm 1996-1997, thấy phát sinh nhiều vấn đề, Công ty mới đến đề nghị gia đình tôi chuyển đến một nơi ở tạm thời khác nhưng gia đình từ chối vì không chấp nhận đổi hơn 200m2 đất nhà mình lấy nơi ở tạm.
Đến đầu năm 2009, chỉ với số tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng gần 50 triệu đồng, nhưng chính quyền lại đứng ra mua hộ và bắt gia đình ông Tích trả tiền một căn hộ tầng 5, có giá khoảng 600 triệu đồng để chuyển gia đình ông ra. Tuổi đã già, sức đã yếu ông không thể leo được lên tầng 5 mà không có thang máy. Cộng với số tiền mua căn hộ quá lớn, vợ chồng ông Tích bà Liễu chỉ còn biết dựa vào nhau trong căn nhà tồi tàn thiếu thốn điện nước. Chán nản với cuộc sống cơ cực, nhiều lần ông bà làm đơn đòi quyền lợi, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu vô cảm.
Có lẽ để kết thúc bài viết này, tôi xin chép ra đây lời tâm sự đẫm nước mắt cảu anh hùng Đậu Đình Tích khi nói về mình: “Nhiều đồng đội của tôi đã yên nghỉ, riêng tôi còn phải gánh trên vai một cuộc chiến mới, cuộc chiến với số phận không bến đậu của mình”.
Theo NDT
Éo le chuyện nữ vệ sĩ bị người yêu dội axit
Cả chục năm trời theo học võ và đạt đến trình độ đai đen trong môn võ Taekwondo, thế mà nữ vệ sĩ Trần Thị Thùy Dung (SN 1989, quê Gia Lai, tạm trú quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cũng không tránh khỏi đòn thù tàn khốc của người yêu cũ.
Bị Dung khước từ tình yêu, gã người tình đã lừa lúc cô lơ đễnh dội cả ca axit pha nước lã lên người cô.
Thiếu nữ cô độc khao khát tình người
Trong khoa Bỏng và Phẩu thuật tạo hình (Bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng), Dung rúm ró dưới lớp băng trắng toát quấn khắp mình, bộ phận duy nhất để trống là đôi mắt thì cũng chính là nơi cô bị nặng nhất.
Phòng bên cạnh, người tình cũ của cô cũng đang phải vật lộn với tử thần; nhưng vì là kẻ chủ mưu nên bên cạnh người thân, gã vẫn còn chịu sự quản lý của cơ quan công an. Theo các bác sĩ điều trị, Dung bị bỏng độ 3 với 45% cơ thể, mắt bên phải có nguy cơ hỏng hoàn toàn.
Nạn nhân trên giường bệnh
Để lý giải về cuộc tình của mình với cái kết cục đau thương hôm nay, Dung lại bắt đầu bằng một câu chuyện của tuổi thơ. Mẹ là người gốc Thái Bình đi kinh tế mới ở Gia Lai. Tại đây bà "gá nghĩa" với người đàn ông đã một đời vợ rồi sinh ra Dung.
Tuy nhiên, cuộc tình này chỉ kéo dài được 2 năm, cha Dung lại bỏ mẹ con cô để tiếp tục lấy vợ thứ 3 vì lý do Dung là con gái (cha Dung đã có 3 cô con gái với người vợ đầu - PV). Tuổi thơ Dung bất hạnh với không ít đắng cay từ đó. Cô kể, sau khi ba bỏ đi, mẹ sinh cáu gắt và mình thường xuyên chịu những trận đòn roi từ mẹ; hễ làm sai việc gì là y như rằng bị ném ra ngoài cửa, nhiều đêm phải ôm con chó để ngủ cho đỡ sợ và chống chọi với cái lạnh nơi xứ núi.
Đến năm 11 tuổi, mẹ gửi lại Dung cho bố để trở về Bắc. Ở với dì ghẻ, Dung bị hành hạ đủ điều, mới tí tuổi đầu đã phải lao động cật lực từ chăm em, đi hái rau nuôi lợn, cuốc dọn vườn... mới mong có được cái ăn và yên thân. Về sau, Dung cũng được quay lại sống với mẹ ruột. Ý thức được bản thân có gì và mất gì, hơn nữa thấy gia cảnh khốn khó nên Dung rất chăm chỉ học tập với hy vọng học vấn sẽ là chìa khóa giúp mình mở ra tương lai.
Nài nỉ xin mẹ cho học đến khi tốt nghiệp cấp 3, thi đậu vào trường Cao đẳng Việt - Hàn Đà Nẵng, Dung khăn gói rời quê đi tìm việc làm để tự nuôi bản thân ăn học nơi đất khách quê người. Lúc này Dung đã giữ chức Huyền đai đệ nhất đẳng trong một lò võ (trình độ đai đen trong môn võ Taekwondo - PV), nhờ lén đi học vì hay bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc "đồ không cha" từ ngày còn thơ ấu. Vốn võ nghệ này cũng đã cho Dung không ít tự tin khi ra đời mưu sinh.
Tuy công việc gia sư, phụ nhà hàng giúp Dung kiếm ra tiền ăn học nhưng cuộc sống tình cảm của cô vẫn rất thiếu thốn, không lời tâm sự của cha mẹ hay người thân. Tình cờ trong một lần lên mạng, Dung quen Mai Đình Vĩnh (SN 1982, quê Phan Thiết, Bình Thuận) và "đồng cảm" với người bạn trai này khi nghe anh tâm sự cũng không có một gia đình êm ấm: Mẹ mất, anh em Vĩnh phải sống khổ sở với cha và dì ghẻ.
Dung đã yêu và nhận lời giúp đỡ của Vĩnh, từ vật chất lẫn tinh thần. Số tiền 500 ngàn đồng mà dăm ba tháng Vĩnh gửi từ Phan Thiết ra để phụ Dung trang trải cuộc sống, khiến cô gái mới lớn không khỏi cảm động.
Dung gần như tin tưởng tuyệt đối và trao trọn tình cảm của mình cho chàng trai quen trên mạng này. Giữa năm 2009, khi vừa tốt nghiệp khoa Quản trị Kinh doanh cũng là lúc Dung đón người yêu ra Đà Nẵng tìm việc làm và để cả hai sống chung "trọn đời bên nhau". Bi kịch bắt đầu từ chính khoảng thời gian "sống thử" này, bởi bản chất thật của Vĩnh dần bộc lộ, cộng với những lừa dối trước đó mà Dung mới phát hiện ra.
Khi "võ nghệ cao cường" thành vô dụng
Tốt nghiệp loại giỏi, tiếng Anh khá chuẩn, lại có gần nửa năm kinh nghiệm trong nhiều công việc; thấy một công ty dịch vụ bảo vệ tuyển nhân sự, Dung đã nộp hồ sơ ứng tuyển. Ngay lần phỏng vấn đầu tiên, cô gái kiên cường này đã vượt qua hàng trăm ứng viên cho vị trí Phó giám đốc điều hành chi nhánh vào năm 2010. Mức lương khá, Dung chu toàn cho việc "trả cái ơn, cái tình" mà Vĩnh đã giúp đỡ cô: Thuê nhà trọ sống chung, nuôi người tình chờ xin việc; giúp đỡ tiền bạc để em gái Vĩnh sinh nở ...
Sau hơn một năm trời "ăn không ngồi rồi", Vĩnh không mảy may lo lắng cho tương lai mà chỉ biết mặc nhiên hưởng thụ ăn chơi, cô gái cũng đâm ra bực tức, chán nản. Bên cạnh đó, trong thời gian ở chung Dung mới phát hiện được sở dĩ bạn trai mình không xin được việc gì vì không có bằng cấp, Vĩnh vốn là dân biển chứ không phải là "kỹ sư" như đã "nổ" trên mạng.
Không nghề nghiệp lại thêm lười biếng, Vĩnh sinh nhiều thói hư tật xấu như thường xuyên nhậu nhẹt, la cà cà phê, ghen tuông vô cớ... Sau khoảng thời gian dài chịu đựng, Dung thấy mình đã cạn tình bởi mơ ước người đàn ông là trụ cột gia đình sụp đổ.
Nhưng "bỏ thì thương mà vương thì tội", hơn nữa nghĩ đến cái nghĩa Vĩnh từng giúp đỡ nên cô ra điều kiện: "Nếu anh không bỏ nhậu nhẹt, không cố gắng tìm công ăn việc làm lo cho tương lai thì chúng ta sẽ chia tay".
Tuy nhiên, Vĩnh đã không làm được điều cô mong đợi mà ngày càng bê tha, coi chuyện "ăn nhờ, sống đậu" vào người yêu là điều "tự nhiên" khiến mâu thuẫn ngày càng tăng. Một ngày cuối tháng 5.2012, Dung yêu cầu bạn trai ra khỏi nhà với lý do "để cả hai cùng suy nghĩ lại". Rồi biết Vĩnh "không một xu dính túi" nên cô thay đổi ý định, chủ động đi sang ở với bạn bè, nhường nhà cho Vĩnh. Tuy nhiên, đến ngày 28.5 thì xảy ra sự việc đau lòng.
Theo điều tra từ Công an quận Ngũ Hành Sơn, ngày 28.5, Vinh mua hai lít axít sunfuric đậm đặc về hòa với nước, sau đó gọi điện cho Dung, hẹn quay về nhà trọ gặp nhau lần cuối. 18h30 cùng ngày, khi Dung cùng bạn gái về nhà mình, Vinh đề nghị bạn của Dung ra ngoài và đóng cửa lại để nói chuyện riêng với cô.
Sau một lúc khuyên, van xin người yêu cũ "nối lại tình xưa" với mình nhưng không thành, bất ngờ Vĩnh một tay ôm cô gái vào người, một tay với lấy ca axit đổ lên đầu hai người. Thiếu nữ đẩy chàng trai văng ra xa, tông cửa chạy ra ngoài kêu cứu, lao tới vòi nước phía trước hiên để xối nước lên người rồi được đưa đi cấp cứu. Đối tượng chủ mưu là chàng trai lười biếng si tình cũng bị bỏng nặng độ 4 với 60% cơ thể, hai mắt có nguy cơ hỏng hoàn toàn.
Điều đáng nói, gia cảnh cả hai đều rất nghèo nên việc chữa trị gặp không ít khó khăn. Dung may mắn hơn bởi còn có tiền bảo hiểm, riêng thủ phạm thì chỉ biết trông chờ vào số tiền ít ỏi từ người cha già vay mượn khắp nơi...
Nhận xét về vụ việc, Thượng tá Đặng Đình Thu, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ngũ Hành Sơn đúc kết: "Vụ án có nguyên nhân sâu xa từ "sống thử", xét ở khía cạnh xã hội thì cô gái cũng có một phần lỗi khi đã không khéo léo hành xử. Còn thủ phạm ngoài việc phải đối diện bệnh tật, với luật pháp thì còn cả một bản án lương tâm để đeo đẳng suốt cuộc đời".
Theo ANTD
Sài Gòn, những đêm trắng mưu sinh Mặt trời đã ló rạng, chia tay các nhân vật của mình, mắt tôi bỗng đỏ hoe rồi lăn dài những giọt nước. Thành phố đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ, mỗi ngày một hiện đại với biết bao dự án quy hoạch khu đô thị mới, chung cư, nhà cao tầng, khách sạn...nhưng đâu đó trong lòng...