Cuộc sống khốn khổ như ‘ngày tận thế’ của người dân thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Ô nhiễm tại Gurugram nghiêm trọng tới mức những đứa trẻ ở đó nhiễm các bệnh về đường hô hấp mà đáng lẽ chỉ những người lớn tuổi hút thuốc mắc phải.
Giữa làn khói độc dày đặc tới nỗi làm mờ các tòa nhà chọc trời, những đứa trẻ ăn xin chạy nhanh giữa làn ô tô, xe máy đang kẹt trên đường cao tốc hoàn toàn kẹt cứng.
Theo con đường chính dẫn vào Gurugram, thành phố ô nhiễm nhất thế giới, không khí ảm đạm đến nỗi những đứa trẻ nhiễm các bệnh về đường hô hấp mà đáng lẽ chỉ những người lớn tuổi hút thuốc mắc phải.
Đây là một trong những nút giao thông đông đúc nhất ở thủ đô Delhi của Ấn Độ. Đó cũng là nơi thị trưởng thành phố, ông Arvind Kejriwal, ví là “lò khí đốt” hồi tuần trước khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Khói xe cộ, khói từ hoạt động đốt rơm rạ, bụi từ các công trình xây dựng dở dang, khí thải nhà máy và khí đốt từ những bãi rác ngổn ngang bốc lên không trung, treo lơ lửng trên đầu hàng triệu người.
Trong khoảng thời gian 2 tháng của mùa ô nhiễm kéo dài vào thời điểm này trong năm do điều kiện khí hậu địa phương, nơi đây giống như một cái nắp được đặt giữa bầu khí quyển.
“Như ngày tận thế”
Phóng viên Tom Parry đứng ở quốc lộ 48 nối Delhi và Gurugram giữa bầu không khí ô nhiễm.
Trong hai ngày kể từ chuyến đi tới Delhi của Tom Parry, phóng viên tờ Mirror, hồi tuần này, chỉ số chất lượng không khí ở thành phố này đạt hơn 600, mức nguy hiểm, cao gấp 10 lần so với giới hạn an toàn theo khuyến nghị quốc tế. Điều đó có nghĩa là một lượng lớn các hạt ô nhiễm trong không khí có thể đi sâu vào lá phổi. Cuối tuần trước, chỉ số ở một số khu vực tại Delhi thậm chí còn lên tới 1.200, mức cao nhất kể từ khi chỉ số chất lượng không khí được thống kê.
Các trường học bị đóng cửa, hàng triệu trẻ em phải đeo mặt nạ khi ra đường, máy bay chuyển hướng và các nhà máy ngừng sản xuất.
“Tình hình gần giống như ngày tận thế mà bạn có thể nghĩ tới”, luật sư và cũng là nhà vận động chống ô nhiễm của thành phố Delhi, ông Saurabh Bhasin nói. “Đó là một thảm họa y tế công cộng. Chúng ta cần sẵn sàng đối mặt. Hàng triệu người đang bị ảnh hưởng và hàng ngàn người chết vì đau tìm cùng các bệnh hô hấp do ô nhiễm. Chúng ta biết không khí bẩn ở trong cơ thể chúng ta và nó chẳng bao giờ thoát ra. Bạn chẳng thể đào thải nó ra ngoài”.
Video đang HOT
Thảm họa môi trường đang nhấn chìm Gurugram sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh toàn cầu trong việc cấm các phương tiện thải khói.
Tuy nhiên, sự tắc nghẽn lại là điều tồi tệ hơn bao giờ hết cứ vào sáng thứ hai. Những đám mây bị giữ lại bởi luồng không khi lạnh di chuyển từ dãy Himalaya về phía bắc.
Trong vài ngày qua, tốc độ gió và nhiệt độ giảm mạnh khiến không khí đặc hơn, làm kẹt các chất ô nhiễm, khiến chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn. “Trường học của cháu bị đóng cửa vào tuần trước nhưng bây giờ cháu đã đi học lại”, Sujit Mandal, 15 tuổi, nói. “Cháu phải đi bộ dọc theo đường cao tốc bên cạnh tất cả các phương tiện giao thông này. Cháu cảm thấy khó thở khi đi từ nhà tới trường. Rất nhiều bạn bè của cháu cũng chịu như vậy”.
Cuộc sống đảo lộn
Người dân chật vật trên đường giữa tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại bệnh viện Gurugram gần đó, nhiều người bị ho nghiêm trọng. Prem Rout, 35 tuổi và vợ Aruna, 27 tuổi, đưa con gái Gyanandi 2 tuổi tới bác sĩ kiểm tra.
“Đứa bé bị ho như tất cả chúng ta”, Prem nói. Bản thân anh là một tài xế taxi, người tiếp xúc với khói bụi cả ngày. “Anh trai của con bé cũng ốm nặng. Mỗi lần ô nhiễm tăng đột biến, thằng bé lại ốm nặng. Nó không bị khó thở hoàn toàn nhưng tình trạng tệ hơn mỗi ngày. Bản thân tôi là một tài xế, nhưng tôi nghĩ cần giảm số lượng xe cá nhân. Điều đó là chắc chắn. Chúng ta cần hệ thống giao thông công cộng tốt hơn”, anh nói.
Năm ngoái, Gurugram, thành phố cách trung tâm Delhi 20 dặm, đứng đầu trong bảng xếp hạng nơi ô nhiễm nhất thế giới. Thành phố Ghaziabad ở phía đông của đô thị này xếp thứ hai. Quốc gia láng giềng Bangladesh được cho là đất nước ô nhiễm nhất thế giới, còn Pakistan và Ấn Độ xếp thứ hai và thứ ba.
Tại các cửa hàng điện ở chợ Khan ở Delhi, máy lọc không khí là mặt hàng bắt buộc phải có trong mùa này. Chúng được xếp chồng lên nhau trong các hộp trên đường phố.
Người dân địa phương than vãn họ không thể ngủ nếu không có bộ lọc không khí trong nhà. Mặt nạ và ống hít khí cũng “cháy hàng”.
Trong khi đó tại Taj Mahal, máy lọc không khí công nghiệp khổng lồ được lắp đặt để giúp khách du lịch hít thở sạch hơn.
Một số công ty có trụ sở văn phòng tại Cyber City thuộc Gurugram thừa nhận, chất lượng không khí ở mức kinh khủng khiến nhiều nhân viên nghỉ việc. Số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng và không ít nhân viên muốn làm việc ở nơi khác.
Ô nhiễm độc hại tương đương hút 50 điếu thuốc
Bầu không khí dày đặc khói mù ngày càng khó kiểm soát ở Gurugram.
Sau khi Delhi ghi nhận ngày ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới, chính quyền địa phương áp dụng chương trình hạn chế xe cộ với những xe mang biển chẵn hoạt động vào ngày chẵn, xe biển lẻ di chuyển vào ngày lẻ. Nhưng tới tuần này, chương trình bị dừng.
Đối với nhiều người trong tổng số 46 triệu người sống trong khu ổ chuột và ngoài đường, họ chẳng còn nơi nào để trốn khói bụi. Đó là thực tế cuộc sống khi bất lực chẳng thể làm gì.
Theo các bác sĩ, việc đối mặt với mức độ ô nhiễm tồi tệ như trong những tuần gần đây tương đương với việc hút 50 điếu thuốc mỗi ngày.
“Nó làm tôi phát ốm vì sốt và cảm lạnh”, chị Gulshan Begum nói. Begum cùng con gái 6 tuổi Zoya ở gần bãi rác hôi hám Ghaziabad, nơi rác thải chất đống cao như núi. “Tháng này, bệnh xảy ra thường xuyên hơn với tôi và các thành viên khác trong gia đình. Những con diều hâu sà xuống chỗ chúng tôi để mổ lấy những mẩu thịt có giòi, và những con chó hoang tha rác đi khắp nơi. Mùi hôi thối của trứng tệ đến nỗi ô nhiễm không khí trong chốc lát chiếm vị trí thứ hai”.
Bhasin, một người đệ đơn kiến nghị chống lại chính quyền địa phương thay mặt cho hai đứa con ông vào năm 2015, sống ở Anh trước khi trở về quê hương Ấn Độ vào năm 2011. Ông nói rằng năm 2014, ô nhiễm khói mù chưa thực sự rõ ràng nhưng nay dần trở nên tồi tệ hơn.
Trên bờ sông Delhi Yam Yamuna, ngư dân Yameen Khan, 42 tuổi, cho thấy ví dụ điển hình về thảm kịch ô nhiễm của thành phố. Anh chỉ cho phóng viên xem cá da trơn và nói đây là loài cá duy nhất có thể sống sót giữa nước thải hóa học nổi bọt bao phủ bề mặt bờ sông như một lớp tuyết.
Thực hình trên thực sự là bản cáo trạng buồn về một môi trường thất bại, trong đó đất, không khí và nước đều bị hủy hoại như như nhau.
Thiên Ân
Theo saostar.vn
Hàng chục nghìn nhà nghiên cứu lên tiếng về hiểm họa khó lường của biến đổi khí hậu
Hơn 11,000 nhà nghiên cứu trên thế giới đã lên tiếng về những hiểm họa khó lường sắp diễn ra của việc biến đổi khí hậu nếu nhân loại không thay đổi.
Con người cần thay đổi để ngăn ngừa biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu cho rằng họ có "nghĩa vụ đạo đức để lên tiếng về điều này". Phoebe Barnard, một trong số những tác giả chính của bản nghiên cứu và là giám đốc tại Viện sinh học bảo tồn phi lợi nhuận, cho rằng: "Hậu thế sẽ tức giận chúng ta vì đã lờ đi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Đây là một mối đe dọa lớn với nền văn minh nhân loại".
Đây không phải là lần đầu các nhà nghiên cứu cùng nhau lên tiếng thúc giục con người cần thay đổi để chống biến đổi khí hậu. Vào năm 2017, hơn 16,000 học giả từ 184 quốc gia đã công bố một lá thư cảnh báo về việc con người đang hủy hoại thiên nhiên.
Theo báo cáo mới nhất được công bố trên tạp chí khoa học BioScience, các nhà khoa học đến từ 150 quốc gia trên toàn thế giới khẳng định cuộc khủng hoảng khí hậu liên quan chặt chẽ tới việc tiêu thụ quá mức của những người có lối sống sa hoa. Nhắc lại bài diễn thuyết hùng hồn của cô gái trẻ Greta Thunberg, các học giả đã chỉ trích chính phủ vì đã không hành động vì môi trường.
"Dù các nước đã dành 40 năm để đàm phán về biến đổi khí hậu, chúng ta rốt cuộc vẫn đề cao việc kinh doanh như bình thường và phần lớn không giải quyết được tình trạng khó khăn này" - trích bản báo cáo.
Các học giả đã liệt kê ra 6 vấn đề chính nếu nhân loại muốn ngăn chặn một viễn cảnh về thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng sẽ xảy ra trong tương lai. Nó bao gồm: Thay thế nhiên liệu hóa thạch, cắt giảm khí thải của các chất ô nhiễm khí hậu như metan, ăn thịt ít hơn, tái tạo và bảo vệ hệ sinh thái, xây dựng một nền kinh tế không carbon, cuối cùng là bình ổn hóa sự tăng trưởng dân số bằng cách đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình và giáo dục cho bé gái.
Theo Phoebe Barnard, những sự thay đổi này không phải là chúng ta "hy sinh", mà là cách để chúng ta biến đổi những điều gây nên sự căng thẳng cho chính mình, ví dụ như là tắc nghẽn giao thông hoặc ô nhiễm không khí.
Minh Hạnh
Theo doisongphapluat.com
Thêm một bang ở Australia cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần Hôm nay (7/11), bang Queensland của Australia trở thành một vùng lãnh thổ mới ở nước này thông báo sẽ cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Đây là một phần trong Kế hoạch giảm ô nhiễm nhựa đầy tham vọng nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng đang diễn ra tại chính bang này cũng...