Cuộc sống hôn nhân đời thực ít người biết của ông bố chồng đáng yêu nhất màn ảnh
Không khác trên phim, ngoài đời NSƯT Trần Đức là người đàn ông mẫu mực của gia đình. Nói vậy bởi ông có cách hành xử rất tình cũng rất đạo lý với vợ và con dâu khiến khán giả ngưỡng mộ.
Vợ chồng tôi không bắt bẻ con dâu
Một ông chồng điềm đạm, hiểu lẽ có phần nhu nhược trên phim “Sống chung với mẹ chồng” là thế. Vậy ngoài đời ông…
- Tôi đã làm nghề 40 năm, đã về hưu nhưng vẫn tham gia công tác giảng dạy. Cũng như ông Phương trong “Sống chung với mẹ chồng”, tôi mong muốn có một gia đình êm ấm, thuận hoà, con cháu vui vầy. Mà ai cũng muốn thế thôi chỉ có điểu số phận có cho mình gặp được người vợ biết lắng nghe hay chịu được mình không.
Ngoài đời nhiều người vẫn bảo sao tôi diễn trên phim giống giống con người thật của mình thế. Cũng có lúc rất nhịn vợ. Nhưng tôi nghĩ trở thành người mẫu mực là trách nhiệm của người đàn ông với gia đình.
Không hẳn cứ diễn tốt vai nào trên phim là ngoài đời mình như thế đâu bạn. Bởi những vai phản diện tôi từng đóng giết người, cướp của nhưng ngoài đời từ bé tôi đã biết giết ai đâu vẫn được khen diễn hay diễn đạt. Làm được điều đó là sự tích luỹ bao năm trong nghề và sự tìm tòi, không ngừng học hỏi, sáng tạo.
Ngoài đời NSUT Trần Đức là người đàn ông mẫu mực của gia đình.
Con trai đã lập gia đình vậy bằng cách nào ông và mọi người giúp con dâu hoà nhập với cuộc sống mới? Sẽ đưa con vào khuôn khổ gia phong hay có cái nhìn thoáng hơn?
- Nếp từ bao đời thế này, con cái khi trưởng thành không bao giờ ở với bố mẹ. Theo đó, bố mẹ sẽ mua cho con một căn nhà dù đơn sơ nhưng nhất định vẫn phải ở riêng.
Mẹ tôi cũng vậy, nhiều lúc thương và lo lắng, tôi bảo mẹ về ở cùng gia đình nhưng mẹ nhất quyết đòi ở một mình. Bà bảo chúng tôi cứ lo cho cuộc sống, thi thoảng lên thăm hoặc bà sẽ chủ động xuống thăm các con.
Hiện tại con trai tôi đã kết hôn và tôi cũng đã có hai cháu nội. Vẫn theo nền nếp đã có của gia đình, tôi mua cho con một căn hộ ở riêng. May mắn, cả vợ và con dâu tôi đều theo nghệ thuật nên dường như trong quan điểm, cách sống chúng tôi dễ dàng có sự thống nhất.
Con cái ở riêng sẽ tự gánh vác, tự bươn trải. Ngày cuối tuần, hoặc nghỉ lễ chúng tôi quây quần ăn một bữa cơm gia đình ấm cúng. Còn lại cuộc sống của ai người đó phải chịu trách nhiệm, không có chuyện xét nét.
Hơn nữa chúng tôi vẫn còn khoẻ, không phiền đến sự chăm sóc của con cái, càng không có chuyện bắt con dâu phải lên nấu cơm hay phải vất vả từ cơ quan về nấu cho bố mẹ chồng bát mì, bát cháo. Chúng tôi sống văn minh, không xâm phạm vào đời tư của các con, muốn làm gì cứ làm và phải tự chịu trách nhiệm. Nếu cần bố mẹ sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ.
Nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc con dâu có lúc làm ông không vừa ý?
- Bạn nói đúng, trong cuộc sống không tránh khỏi chuyện con cái có khiếm khuyết với mình. Lúc ấy, cả con dâu và con trai tôi chỉ nhắc nhẹ. Đáng nhẽ con phải làm việc này nhưng con chưa hoàn thành trách nhiệm. Hoặc khi con mắc lỗi, có biểu hiện chưa đúng đạo lý tôi tạm lảng đi sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở vào dịp khác, hoặc cái gì cho qua được tôi sẽ cho qua.
Có lần, trong dịp giỗ bà đúng vào thời điểm con dâu tôi phải đi diễn. Thưa chuyện với gia đình xong, con cũng đi luôn không lên thắp cho bà nén hương nào. Gặp người khó tính chắc con đã bị một trận lên lớp, mắng mỏ về hành xử chưa biết điều, thậm chí khó chịu đến vài ngày sau.
Nhưng với tôi không có chuyện trách móc mắng chửi, bởi chính mình cũng từng trải qua nên tôi hiểu và thông cảm cho đặc thù nghề nghiệp của con. Vấn đề chính là cái tâm, con dâu có tôn trọng bố mẹ, tổ tiên bên chồng hay không, còn lý do bận diễn khía cạnh khác. Thay vi mắng chửi, tôi nhắc nhẹ con trai bảo ban vợ để lần sau có những cư xử hợp lẽ trọn đạo lý.
Video đang HOT
Nghệ sĩ nổi tiếng luôn có cách cư xử rất tình và đạo lý trong khi đứng giữa mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.
Khi mẹ có những cư xử chưa hay dù vô tình khiến vợ buồn lòng và ngược lại. Ông sẽ khéo léo dàn xếp ra sao?
- Cuộc sống nên nhìn mọi thứ đơn giản hoá và nhe nhàng, không nên bắt nét nhau. Như đã nói ở trên, gia đình chúng tôi có nền nếp con cái trưởng thành sẽ ra ở riêng, nên vợ tôi và mẹ hiếm khi có chuyện xảy ra mâu thuẫn.
Thế nhưng, nói vậy không có nghĩa là tuyệt đối không có, chỉ là ở mức độ nào thôi. Nếu vợ hoặc mẹ vô tình có những hành xử hay lời nói khiến người kia buồn lòng, tôi cũng sẽ xử sự hợp tình hợp lý như cách đối đãi với con dâu.
Mẹ hay vợ mình đều cần có sự tôn trọng, không được nghe mẹ mắng chửi vợ, ngược lại không được nghe vợ làm mẹ tổn thương.Thay vì nặng lời, tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở hoặc lựa thời điểm trò chuyện thích hợp để cả hai nhận ra lỗi của mình, từ đó cư xử đúng đạo lý, trách nhiệm và bổn phận của mình hơn.
Duyên phận đưa tôi đến với cuộc hôn nhân thứ 2
Bà xã hiện tại của ông là người vợ sau. Trước đó, người vợ đầu muốn ông từ bỏ ánh đèn sân khấu để tập trung cho kinh doanh nhưng vì đam mê ông không thể từ bỏ nghệ thuât dẫn tới kết thúc không vui của hai người. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
- Tôi chỉ quan niệm duy nhất một điều, mọi thứ đều là duyên phận, đâu phải mình muốn là có thể cưỡng cầu được đâu. Nhưng thôi bạn ạ, chuyện gì đã qua hãy để nó qua đi, còn cuộc sống hiện tại mới là điểu quan trọng.
Một điều về bà xã của mình ông sẽ nói gì?
- Bà xã của tôi là một giảng viên âm nhạc. Có lẽ bởi sự đồng cảm trong nghệ thuật chính là yếu tố giúp chúng tôi có cuộc sống rất hạnh phúc và vui vẻ. Chỉ vậy thôi.
Con trai ông cũng theo nghiệp diễn của bố và đã có một số vai diễn nhất định. Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng anh ấy vẫn chưa có được vai diễn độc đinh trên màn ảnh và gây được tiếng vang như bố?
- Con trai tôi hiện đang công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ và tham gia một số chương trình truyền hình cũng như các tiểu phẩm ngắn như: “Xả xì trẻ”, “Gia đình vui nhộn”. Còn lại các vai diễn của con ở Nhà hát là chính.
Con cũng không tham truyền hình nhiều. Lý do lớn nhất chính là vì con yêu thích những vai diễn ở Nhà hát và dựng các chương trình dành cho thiếu nhi. Thi thoảng con cũng có tham gia công tác giảng dạy cho một số trường nghệ thuật và các trung tâm. Nhiều người thắc mắc như bạn nói cũng đúng, nhưng vẫn đề nằm ở đam mê và sở thích của mỗi người, con không thích tham gia phim truyền hình tôi cũng đâu thể bắt ép được.
Vả lại, những vai diễn truyền hình con tham gia nằm ở một dạng khác, bởi con cũng không có thời gian, và chủ yếu làm theo sở thích của mình.
NSUT Trần Đức và vợ.
Ông có chạnh lòng khi vô tình có sự so sánh mình và con trai với nhiều cặp bố con thành danh trên màn ảnh như: Trần Nhượng, Bình Trọng, Lê Vũ Long, Lê Dũng Nhi…khi chính ông cũng là một nghệ sĩ gạo cội của màn ảnh Việt?
- Tôi không hề chạnh lòng bởi cuộc sống nghệ thuật còn dài lắm bạn ạ, không nói trước được điều gì cả. Ngay bản thân tôi khi được khán giả biết đến cũng đã ở độ tuổi trên 30.
Khi bắt đầu làm nghệ sĩ ở Nhà hát kịch hà Nội tôi vẫn chưa được ai biết đến. Tôi đã phải làm rất nhiều việc để kiếm tiền, sinh sống và nuôi nghề. Ở Nhà hát tôi cũng làm không thiếu việc gì từ phục trang cho đến đạo cụ, điều khiển âm nhạc, sân khấu…Có khi như một công nhân hậu đài vậy.
Dần dần từ vai nhỏ cho đến vai lớn tên tuổi tôi mới hình thành. Đó là một bước đường chậm nhưng chắc để mình tích luỹ. Tất nhiên có người may mắn hơn tôi, vào nghề sớm được giao những nhân vật chính và cứ thế đi lên. Nhưng tôi nằm ở trường hợp cần mẫn kiên trì để có gương mặt được khán giả biết tới như ngày hôm nay.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Theo Quỳnh Anh/VNN
Làm lạc cháu trong công viên, bố chồng bỏ đi biền biệt suốt 7 năm trời
Ông cụ đi lang thang khắp nơi, không ăn không ngủ miệng cứ gọi tên cháu khiến ai cũng xót xa. Hải 1 lúc mất cả con lẫn mất bố khiến anh như phát điên.
ảnh minh họa
Ngày con trai lấy vợ ông Nam mừng lắm, vì nhà neo người được mỗi 2 bố con giờ mà có thêm cô con dâu nữa thì đúng là hạnh phúc chẳng còn gì bằng. Nhớ lại ngày trước khi vợ ông còn sống bà vẫn hay dặn:
- Sau này mà có con dâu tôi sẽ xem nó như con ruột, tôi thèm con gái lắm tiếc nỗi bọn mình chẳng sinh được.
Ông mỉm cười nhìn vợ:
- Tôi và bà sẽ cùng nhau sống hòa thuận với các con nhé. Lúc đó bà nhớ không được cằn nhằn con dâu như cằn nhằn tôi bây giờ đấy nhé.
(Ảnh minh họa)
Vợ lườm yêu ông, nhưng khi chưa kịp nhìn thấy mặt con dâu bà đã qua đời vì bệnh ung thư để lại mình ông gà trống nuôi con. Hai bố con Hải nương tựa vào nhau, từ ngày Minh về làm dâu cô đã quán xuyến việc nhà chu đáo khiến bố chồng và chồng rất yên tâm. Ông Mạnh là người tâm lý nên nhiều lần ông bảo nếu 2 vợ chồng muốn ở riêng cứ nói ông sẽ đồng ý ngay.
Nhưng Hải bàn với vợ sống chung với bố cho vui và Minh đồng ý vì cô biết cả đời ông đã hi sinh quá nhiều vì chồng mình rồi, giờ là lúc cô nên thay anh báo hiếu. Cuộc sống của họ điễn ra rất hòa thuận, ngày ngày ông Mạnh không quản ngại vào bếp nấu mấy món tẩm bổ cho con dâu. Ông mong Minh sớm có bầu cho ông bế bồng nhưng khổ nỗi chờ mãi chẳng thấy bụng con dâu to lên.
Minh và Hải đi khám thì bác sĩ nói bình thường nhưng cưới nhau cả năm vẫn không thấy động tĩnh gì khiến cả nhà rất lo lắng. Mãi đến gần 2 năm sau Minh mới dính bầu, khỏi phải nói ông Mạnh và Hải vui mừng đến thế nào. Từ ngày con dâu có bầu, bố chồng xin về hưu sớm để chăm cho cô, rồi chuẩn bị đủ thứ để chào đón cháu nội.
Nhiều lúc Minh rất cảm động, cô chưa bao giờ nghĩ mình lại gặp được ông bố chồng tuyệt vời như vậy. Cô cũng xem ông như bố của mình nên gia đình chưa 1 lần xảy ra cãi vã.
Rồi ngày cháu đích tôn ra đời ông chăm nó như cục vàng, có hôm về quê chơi định ở thêm mấy hôm để hàn huyên với các cụ nhưng nhớ cháu quá 10 giờ đêm ông lại lọ mọ nhờ người đèo về. Thằng bé cam ông và ngủ với ông từ bé vì thế nên Minh dù làm mẹ cũng rất nhàn.
Mọi chuyện diễn ra êm đềm như thế cho đến khi nó 5 tuổi, hôm đó 2 ông cháu rủ nhau đi công viên. Lúc đang đi nó đòi uống nước hoa quả nên ông dặn cháu ngồi ghế đá chờ ông đi mua cách đó 1 đoạn. Lúc quay lại chẳng thấy cháu đâu, ông đi tìm khắp nơi, gọi cho con trai và con dâu ông khóc ú ớ không nói nổi câu gì.
Cả nhà toán loạn đi tìm, Minh khóc ngất lên ngất xuống vì không tìm thấy con đâu. Cả nhà được mỗi một đứa cháu giờ ông lại để lạc, chẳng ai dám nói gì vì ông là người đau đớn nhất. Ông không ăn không uống được gì thậm chí còn nhập viện cấp cứu.
Con không tìm được vợ và bố thi nhau vào viện Hải cũng muốn phát điên. Cả nhà anh khi đó đôn đáo, chẳng ai tha thiết gì cả. Báo công an và chờ mãi chẳng thấy tin tức. Ông Mạnh tỉnh dậy cứ lao đến công viên rồi gọi tìm cháu cả đêm như kẻ mộng du.
Mấy hôm liền không tìm thấy cháu, ai cũng nghĩ vậy là thằng bé bị bắt cóc không hi vọng gì rồi. Thấy có lỗi, tuyệt vọng ông bỏ nhà đi lang thang điện thoại đồ đạc ông cũng chẳng mang theo. Ông viết thư để lại vì không muốn các con khó chịu khi thấy mặt mình nên ông đã ra đi.
1 lần nữa gia đình Hải lại gặp 1 cú sốc lớn, họ đi tìm 2 ông cháu khắp nơi. Ông Mạnh lên nhà 1 người bạn trên vùng cao rồi sống trên đó, thỉnh thoảng ông có qua Trung Quốc tìm cháu trai nhưng vô vọng. Rồi 1 lần đang uông nước ông đọc được chuyện mục tìm người nhà, thấy bức ảnh trong đó chính là mình ông khóc như mưa.
Ông tìm về xuôi về lại ngôi nhà xưa kia mình đã gắn bó. Hôm đó Mạnh và Minh đang ăn cơm thấy 1 ông cụ tóc bạc phơ đứng ngoài họ liền chạy ra, tất cả vỡ òa khi thấy bố đã về. Họ ôm lấy nhau khóc nức nở, ông Mạnh nghẹn ngào không nói nổi câu gì:
- Sao bây giờ bố mới về 7 năm qua con khổ sở tìm bố lắm bố có biết không??
- Bố... bố xin lỗi.
Bước vào nhà vừa đặt túi xuống thì ông ngớ người khi có 1 cậu bé cao lớn trên nhà chạy xuống:
- Ai... ai đây con??
Minh và Hải mỉm cười:
- Bố nghĩ đó là ai??
- Liệu bố có nhìn nhầm không sao nó giống thằng Cò vậy. Hay bố bị ảo giác hả con.
- Không đâu bố, là Cò đấy, con xuống chào ông nội đi con.
Thằng bé chạy xuống ôm chầm lấy ông:
- Nội ơi sao giờ nội mới về với con, con nhớ nội nhiều lắm.
- Thế này là sao, bố tưởng chúng ta mất thằng bé rồi cơ mà. Vậy mà mấy năm nay cứ gom được tiền bố lại qua Trung Quốc tìm thằng bé.
Cả nhà nhìn nhau nghẹn ngào:
- Hồi đó nó đang ngồi chơi thì thấy cậu bạn cùng lớp đi với mẹ, nó đuổi theo nhưng ra đến đường lớn 2 người kia về mất. Nhìn xe cộ đông nó sợ hãi rồi khóc bỏ đi lang thang, cũng may sau đó người tìm được thằng bé rồi báo cho công an. Nhưng nhà mình lại xa chỗ đó nên họ không tìm ra bố mẹ, thằng bé lại không nhớ địa chỉ nên khi bố đi được mấy hôm bọn con mới có tin tức của nó.
Ông cụ gào lên khóc, vừa mừng vừa thấy có lỗi. Vậy là sau 7 năm gia đình họ cũng được đoàn tụ, những ai rơi vào hoàn cảnh này mới hiểu tình thân người thân nó quý giá đến nhường nào, có tiền bạc mà gia đình tan đàn xẻ nghé cũng vô nghĩa. Vậy nên xin hãy trân trọng gia đình và đặc biệt những nhà có con nhỏ nên cẩn thận vì thời nay trường hợp trẻ con bắt cóc hoặc bị lạc không phải ít. Cũng may gia đình anh Hải còn tìm được con và bố nếu không chẳng biết gia đình họ sẽ đi về đâu.
Theo blogtamsu
Hoang mang tột độ khi vừa vào nhà đã bị bố chồng tương lai cầm dao đuổi ra tận cổng Tôi không ngờ, bố chồng tôi lại điều tra quá khứ, thân thế của tôi và có hành động như dân giang hồ với tôi như thế. Ảnh minh hoạ Tôi 27 tuổi, có một công việc ổn định tại một trường mầm non quốc tế. Tôi cũng được nhận xét là khá xinh đẹp, cao ráo, sắc sảo và có nhiều nét...