Cuộc sống hoang sơ của tộc người xinh đẹp bậc nhất “Lục địa đen”
Phía Bắc Namibia, bộ lạc Himba sinh sống gần như người nguyên thủy và tách biệt với thế giới bên ngoài. Bộ tộc này được biết đến là nơi còn giữ nhiều phong tục đặc biệt nhất trên thế giới.
Hình ảnh về bộ lạc Himba.
Bí quyết làm đẹp độc đáo
Bộ lạc Himba sống chủ yếu ở Kaokoland thuộc khu vực Kunene, phía Bắc Namibia với dân số khoảng 50.000 người. Tại đây, họ gần như tách biệt hoàn toàn với xã hội hiện đại. Họ cũng được chính phủ Namibia bảo vệ nghiêm ngặt để cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của khách du lịch.
Nguồn gốc của người Himba chính là người Herero, di cư từ Angola tới khu vực Kaokoland thuộc Namibia vào giữa thế kỷ 16. Đến cuối thế kỷ 19, ở Namibia xuất hiện hạn hán và bệnh dịch bò. Người Herero rơi vào khủng hoảng vì hầu hết gia súc của đều chết hết.
Sau đó, người Herero phải di cư về phía Nam để tìm kiếm cuộc sống mới, nhưng một số người vẫn lựa chọn ở lại gây dựng cuộc sống. Những người Herero còn lại sau đó được gọi là Himba.
Vì bản chất là người Herero nên bộc lạc Himba có hệ thống ngôn ngữ riêng là tiếng Herero để nói chuyện với nhau. Herero là một thứ ngôn ngữ địa phương hiếm trên thế giới, chỉ được dùng tại một số bộ tộc ít người ở các nước lân cận như Botswana, và miền Đông Nam Angola.
Người Himba sống theo lối du mục, họ di chuyển theo mùa, đến Angola, nơi có những thành viên khác của bộ tộc sinh sống khi không đủ thức ăn. Đặc biệt họ thích lối sống hoang dã cùng các con vật trong rừng, đặc biệt là hổ và báo. Các nhà khoa học tin rằng, bộ tộc này có khả năng hiểu được “ngôn ngữ” của các loài thú và giao tiếp với chúng.
Ngôi làng của người Himba hết sức đơn giản, không cầu kỳ. Mỗi ngôi nhà có cấu trúc hình nón, liên kết với nhau bằng lá Mopane, loại lá phổ biến ở Châu Phi và tường nhà được xây dừng từ bùn trộn chất thải của người nhằm tạo độ vững chắc.
Video đang HOT
Theo quan niệm của người Himba, cách xây nhà như vậy sẽ xua đuổi được ma quỷ, mang lại may mắn cho mỗi gia đình. Thậm chí, họ còn cho rằng, nhờ sống trong ngôi nhà như thế, người phụ nữ sẽ luôn tươi trẻ. Và một sự thật thú vị, những người phụ nữ của bộ lạc Himba được cho là đẹp nhất ở “lục địa đen”.
Người phụ nữ Himba có cách làm đẹp độc đáo khác bằng cách bôi một loại hợp chất đặc biệt lên người, gọi là Otjize, làm từ bột màu, đất đỏ, bơ cùng các loại thảo mộc khác. Thứ hợp chất màu đỏ này tượng trưng cho cuộc sống và sự no đủ.
Hỗn hợp Otjize biến thành “son phấn” làm đẹp cho phụ nữ mỗi khi xuất hiện ngoài trời. Không những vậy, Otjize còn được dùng để bảo vệ cơ thể chống lại ánh nắng gay gắt. Nhưng đàn ông Himba không bao giờ sử dụng chúng bởi họ tin, làn da cháy nắng, rắn rỏi của người đàn ông mới là vẻ đẹp thu hút phụ nữ.
Một điểm gây ấn tượng khó quên ở người phụ nữ Himba đó là bộ tóc “có một không hai”. Họ dành nhiều thời gian chăm sóc cho mái tóc của mình. Tóc họ được bện cùng với một loại đất sét màu đỏ như một cách làm đẹp của người phụ nữ. Mỗi kiểu tóc thể hiện từng giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ, nhìn vào mái tóc có thể biết người phụ nữ có chồng, con hay chưa.
Đối với cô gái khi đến tuổi dậy thì sẽ đội trên đầu một “vương miện” làm từ da bò hoặc da dê. Trong khi đó, những người phụ nữ đó đã có chồng, họ sẽ buộc thêm một túm tóc phía trên đỉnh đầu. Một số nhà sử học phương Tây cho rằng, có thể cách làm đẹp này còn sót lại từ thời Ai Cập cổ đại. Vì thế, vẻ ngoài phụ nữ Himba có nét giống vẻ đẹp của phụ nữ Ai Cập cổ đại trong các bức họa cổ.
Một trong những điều thú vị khi nhắc đến phụ nữ Himba, đó là họ không được phép tắm gội bằng “nước”. Theo những người lớn tuổi trong bộ lạc, ở vùng đất khô cằn và thường xuyên hạn hán, nước rất khan hiếm và chỉ đàn ông mới được phép sử dụng nước trong một số trường hợp. Còn đối với phụ nữ, thay vì sử dụng nước, họ tắm gội bằng “khói”.
Theo đó, họ sẽ đun nồi nước thảo mộc và đợi khói bốc lên, sau đó sẽ cúi đầu xuống, sức nóng của nồi thảo mộc sẽ khiến họ toát mồ hôi. Còn đối với thân thể, họ sẽ sử dụng một chiếc chăn trùm kín người theo kiểu xông hơi.
Cuối cùng, những người phụ nữ sẽ bôi một loại hỗn hợp được chế tạo từ nhựa thơm của một loại cây bụi địa phương, như một loại “nước hoa” đặc biệt, tỏa mùi hương hấp dẫn với người đối diện.
Phụ nữ bộ tộc Himba khi đến thời kỳ sinh nở sẽ được một vài phụ nữ khác đến chăm sóc và đỡ đần. Họ sẽ ăn ngủ và sống ở đó cùng thai phụ đến khi sinh mới trở về nhà mình. Sau khi sinh, thai phụ sẽ có khoảng một tuần lễ sống ở một túp lều gần nhà của tộc trưởng.
Một tuần sau, đứa trẻ sẽ được tộc trưởng đưa đến ngọn lửa thiêng trong làng và giới thiệu với tổ tiên bộ lạc. Đứa trẻ sẽ được đặt tên theo cả tên bố và tên mẹ để đảm bảo nguồn gốc đứa trẻ không bị thất lạc.
Sau đó, đứa trẻ sẽ sống cùng mẹ đến năm ba tuổi, chúng sẽ phải chuyển ra ngoài sống với các anh chị em để tự lập. Trẻ em Himba ở độ tuổi lên 10-12, bốn răng cửa hàm dưới sẽ được nhổ đi trong một nghi lễ của bộ lạc để bảo vệ chúng khỏi nguy hiểm. Tại nghi lễ, con trai sẽ phải cắt bao quy đầu, còn con gái được làm lễ chứng nhận trưởng thành.
Tục hiếu khách kỳ lạ
Bộ tộc Himba được biết đến là một trong những nơi còn giữ nhiều phong tục đặc biệt nhất. Người đàn ông được phép bắt cóc cô gái mình thích về làm vợ. Theo phong tục cưới, các cô gái thường được mẹ tặng cho chiếc khăn da bò, chiếc khăn đội đầu này được truyền từ mẹ sang con gái qua các đời. Khi cô dâu bị chú rể và gia đình chồng “bắt cóc” về làm vợ, họ phải dùng chiếc khăn da bò đó để che mặt.
Trong các cộng đồng người Himba, đàn ông đóng vai trò chủ gia đình và sẽ định đoạt mọi chuyện. Tuy nhiên, điều khó hiểu nhất chuyện “dâng” vợ cho người đàn ông khác. Theo đó, khi một vị khách là nam giới nhà chơi, người đàn ông sẽ bày tỏ lòng hiếu khách bằng cách cho vợ mình ngủ với người đàn ông đó, còn bản thân sẽ ngủ ở một phòng khác.
Nếu không còn phòng trống, anh ta sẽ ngủ ở ngoài trời. Phần lớn trường hợp người vợ không được có ý kiến gì về việc này. Trong một số trường hợp người vợ phản đối gay gắt, cô sẽ không phải quan hệ với vị khách, nhưng vẫn phải ngủ qua đêm trong cùng một căn phòng.
Khi được hỏi tại sao lại duy trì một truyền thống kỳ lạ đến như vậy, bộ tộc này giải thích việc “hiếu khách” này nhằm giảm bớt sự ghen tuông cũng như nuôi dưỡng, thúc đẩy các mối quan hệ trong cộng đồng.
Ngoài ra, một phong tục nữa của tộc người này cũng sẽ khiến các nền văn hóa khác phải ngạc nhiên, đó là nếu khách đến nhà là phụ nữ và là bạn của người vợ, phụ nữ Himba cũng phải “dâng” bạn cho chồng mình. Tuy nhiên, hiện tại điều này cũng ít khi xảy ra.
Trước đây, người Himba không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cho đến những năm gần đây, họ bắt đầu cho khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, họ đặt ra những quy định riêng cho khách du lịch. Trước hết, du khách không được phép đi bộ giữa ngọn lửa thiêng và lều của tộc trưởng, nếu muốn qua lại nơi đây, họ phải nhờ một người bản địa dẫn đường.
Khi vào nhà người dân, họ phải xin phép chủ nhà mới được bước chân vào. Nếu du khách muốn chụp ảnh, cũng phải được sự đồng ý của tộc trưởng. Đặc biệt, không được rửa tay, rửa mặt bằng nước sạch trong làng bởi nguồn nước sạch ở đây được coi là nguồn tài nguyên quý giá, là hạt ngọc trời của người dân Himba nên chỉ được uống và nấu ăn.
Theo baophapluat.vn
Việt Nam giành bốn huy chương vàng cuộc thi khoa học trẻ quốc tế
Với bốn huy chương vàng, hai huy chương bạc, thành tích của đoàn học sinh Việt Nam cao nhất trong chín năm tham gia cuộc thi.
Theo công bố của Ban tổ chức cuộc thi Khoa học trẻ quốc tế IJSO (International Junior Science Olympiad) tổ chức tại Botswana ngày 2-10/12, sáu học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt giải.
Bốn huy chương vàng thuộc về các em: Nguyễn Mạnh Quân, Vũ Quỳnh Chi, Nguyễn Trần Mai Phương, Nguyễn Lê Thảo Anh. Hai em đoạt huy chương bạc là Trần Đình Quân và Lã Triều Dương. Tất cả đều là học sinh lớp 10 chuyên Toán, Lý, Hóa trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Em Nguyễn Mạnh Quân giành giải cá nhân xuất sắc nhất trong bài thi lý thuyết. Ở giải tập thể, Việt Nam giành một huy chương vàng cho nhóm thi thực hành xuất sắc nhất, gồm ba em: Nguyễn Lê Thảo Anh, Vũ Quỳnh Chi, Lã Triều Dương. Đoàn cũng giành huy chương đồng cho giải quốc gia xuất sắc nhất.
Thành tích của đoàn học sinh Việt Nam dự thi IJSO 2018 cao nhất trong 9 năm Việt Nam tham gia.
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Khoa học trẻ quốc tế IJSO 2018.
Cuộc thi Khoa học trẻ quốc tế IJSO 2018 thu hút 276 thí sinh đến từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ. Học sinh phải trải qua ba bài thi gồm: trắc nghiệm, lý thuyết và thực hành. Thí sinh phải làm mỗi bài trong 180 phút với các câu hỏi thuộc về 3 lĩnh vực chính: Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Đề thi IJSO được thiết kế bởi Ủy ban IJSO gồm nhiều giáo sư, nhà khoa học hàng đầu các nước. Câu hỏi trong đề thi IJSO luôn đòi hỏi cao về suy luận, phân tích và các kỹ năng khoa học.
"Các câu hỏi trong bài thi IJSO năm 2018 tập trung vào các vấn đề thực tiễn về sinh thái và môi trường của Botswana nói riêng và của thế giới nói chung", đại diện Sở Giáo dục Hà Nội cho biết.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Những chuyến đi thay đổi cuộc đời bạn Du lịch không chỉ giúp bạn học thêm nhiều điều mới về đất nước, con người và tìm hiểu thiên nhiên. Du lịch giúp bạn thay đổi cuộc đời và cái nhìn về cuộc sống. 1. Botswana Từ động vật hoang dã của khu bảo tồn Central Kalahari với linh dương và sư tử đen đến cánh đồng muối của Makgadikgadi và vùng...