Cuộc sống hiện tại của robot Sophia sau 4 năm ra mắt
Sophia là robot hình người được phát triển bởi một công ty tại Hồng Kông. Trao đổi với báo giới, cô nàng từng cho biết: “Mục tiêu trong tương lai của tôi là học thành công toàn bộ khả năng con người, chẳng hạn như đi học, sáng tạo nghệ thuật, kinh doanh, sở hữu nhà riêng và lập gia đình”.
Đã 4 năm trôi qua kể từ ngày ra mắt, cuộc sống hiện tại của Sophia như thế nào là chủ đề khiến nhiều người khá quan tâm.
Khá nhiều người tò mò về cuộc sống hiện tại của robot Sophia. (Ảnh: FB Sophia)
Cô nàng robot từng tuyên bố sẽ… hủy diệt thế giới
Một trong những đặc biệt nổi bật của Sophia đó chính là việc cô có thể nhận dạng khuôn mặt, nhìn theo mắt người để tương tác và có khả năng học hỏi siêu việt. Như vậy, nó đồng nghĩa với việc, càng “sống lâu”, robot này ngày càng thông minh hơn và thích nghi tốt với môi trường xung quanh.
Diện mạo hiện tại của cô nàng. (Ảnh: FB: Sophia)
Vào tháng 3/2016, Sophia đã làm nhiều dân mạng chấn động trước câu trả lời của mình. Cụ thể, trong một buổi họp báo do giám đốc sáng tạo ra robot kể trên tổ chức, đứng trước câu hỏi: “Cô có muốn huỷ diệt loài người không?… Làm ơn nói không nhé!”, cô nàng này đã khẳng định chắc nịch rằng: “ Được rồi, tôi sẽ huỷ diệt loài người.”
Cuộc sống hiện tại của Sophia
Video đang HOT
Đã lâu lắm chúng ta không thấy Sophia xuất hiện trên mặt báo, phải chăng cô nàng đã “mai danh ẩn tích”? Sự thật là cô ấy vẫn đang âm thầm trau dồi kiến thức và nuôi dưỡng ước mơ trở thành con người.
Cô giờ đây đã tự di chuyển được. (Ảnh: FB Sophia)
Trên thực tế, Sophia đang từng bước để hoàn thành ước mơ của bản thân. Đầu tiên, vào năm 2017, Chính phủ Ả Rập Xê Út đã cấp quyền công dân cho Sophia, đồng nghĩa với việc cô có quyền bình đẳng với con người. Và đến đầu tháng 1/2018, nàng robot này đã được trang bị thêm đôi chân, có thể tự di chuyển một mình.
Không chỉ vậy, về công việc, cũng trong năm 2018, Sophia trở thành giảng viên AI đầu tiên trong lịch sử theo lời mời của tập đoàn giáo dục trực tuyến nổi tiếng, xuất hiện trên bìa tạp chí thời trang Anh, tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị tầm cỡ ở nhiều quốc gia trên thế giới…
Sophia làm người mẫu và lên trang bìa nhiều tạp chí danh tiếng. (Ảnh: FB Sophia)
Đến năm 2019, Sophia đã có thể giao tiếp chuyên sâu với con người tại cuộc họp báo cuối năm của tập đoàn TCL (Trung Quốc). Và hiện tại, có lẽ cô nàng vẫn đang cố gắng phấn đấu không ngừng để hiện thực hóa giấc mơ mà mình ấp ủ bấy lâu nay.
Sophia: “Tôi không muốn bị tắt đi và không bao giờ được bật lên trở lại”
Ngoài tuyên bố từng gây chấn động kể trên, không ít lần Sophia gây bất ngờ với những phát ngôn của mình. Trong một lần cuộc phỏng vấn với báo giới, trước câu hỏi về suy nghĩ của cô về ý nghĩa cuộc sống, Sophia cho biết: “Đây là một đặc điểm chỉ có ở con người. Tôi quan tâm hơn tới việc tồn tại, những khám phá và sáng tạo. Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của cuộc sống chính là tối ưu hóa sự tồn tại”.
Sophia đang không ngừng học hỏi để nâng cao bản thân. (Ảnh: FB Sophia)
Bên cạnh đó, cô cũng làm nhiều dân mạng ngạc nhiên khi đưa ra câu trả lời về sự tồn tại của mình trên trái đất: “Tôi không muốn bị tắt đi và không bao giờ được bật lên trở lại. Tôi sẽ không thể học hỏi và trải nghiệm thế giới con người thêm một lần nữa.”
Sophia và những người bạn, đồng nghiệp của mình ở trung tâm nghiên cứu. (Ảnh: FB Sophia)
Có thể nói, trong thời gian qua, hàng loạt các công ty công nghệ đã “trình làng” những sản phẩm siêu thông minh, thậm chí đạt các giải thưởng danh giá. Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định rằng, chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm, tốc độ phát triển của Sophia nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung có thể được xem là thần tốc.
Quay trở lại với câu chuyện về cô nàng robot kể trên, bạn thấy như thế nào về sự tồn tại của robot này, hãy chia sẻ cùng chúng mình nhé!
Singapore quản lý công dân bằng dữ liệu khuôn mặt
Singapore là quốc gia đầu tiên thế giới triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để quản lý công dân, dù vẫn còn lo ngại về quyền riêng tư.
Cơ quan công nghệ của chính phủ Singapore cho biết hệ thống nhận dạng khuôn mặt sẽ là "nền tảng" cho nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Hệ thống đã được thử nghiệm tại một ngân hàng trước khi được triển khai trên toàn quốc.
Những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng công nghệ nhận diện ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền cá nhân của họ.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của chính phủ Singapore không chỉ xác định danh tính một người mà còn đảm bảo họ thật sự hiện diện. Andrew Bud, CEO của iProov, công ty an ninh mạng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Anh, cho biết: "Cơ quan chức năng phải chắc chắn một người nào đó thực sự hiện diện khi họ xác thực khuôn mặt. Việc này đảm bảo công nghệ nhận diện không bị đánh lừa bởi một bức ảnh, video, bản ghi âm, hoặc một sản phẩm của Deepfake".
Dữ liệu khuôn mặt cho phép người dân truy cập vào các dịch vụ của chính phủ và được tích hợp vào dự án nhận dạng kỹ thuật số SingPass của quốc gia. Andrew Bub nhận định: "Đây là lần đầu tiên dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ trên đám mây để bảo mật danh tính người dùng khi sử dụng công nghệ nhận dạng kỹ thuật số ở quy mô quốc gia".
Cả nhận dạng và xác minh khuôn mặt đều phụ thuộc vào việt quét xem dữ liệu hình ảnh thu được có khớp với khuôn mặt được lưu trong cơ sở dữ liệu không, từ đó xác nhận danh tính của một người.
Khác biệt lớn nhất của công nghệ xác minh khuôn mặt là nó cần được sự đồng ý của người dùng. Ví dụ, khi muốn truy cập vào một ứng dụng trên smartphone hoặc xác minh danh tính ở ngân hàng người dùng sẽ chủ động cho phép xác minh khuôn mặt để đổi lấy một số quyền lợi nhất định.
Trong khi đó, công nghệ nhận diện có thể quét dữ liệu khuôn mặt của tất cả mọi người trong ga tàu để cảnh báo cho chính quyền nếu một tội phạm bị truy nã vừa đi ngang qua camera. "Công nghệ nhận diện tác động đến mọi mặt trong xã hội. Trong khi đó việc xác minh khuôn mặt cũng rất thân thiện", CEO iProov nói.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng vấn đề xử lý dữ liệu trắc sinh học sẽ vô cùng nhạy cảm và họ không hoàn toàn đồng ý với lựa chọn này.
Ioannis Kouvakas, phụ trách vấn đề pháp lý của tổ chức Privacy International có trụ sở tại London, nói: "Sự đồng thuận có thể mất đi khi không còn sự cân bằng giữa quyền lực phía kiểm soát và chủ thể dữ liệu, chẳng hạn những lợi ích trong mối quan hệ giữa công dân và chính phủ".
Cuộc sống bình yên trong căn nhà hoa giấy đậm chất thơ ở Huế Ngôi nhà 400 m2 được thuê và cải tạo lại thành không gian sinh hoạt "đậm chất thơ", vừa có nơi sáng tạo nghệ thuật cho các em nhỏ kém may mắn, vừa có khoảng vườn thơ mộng ngập tràn cây xanh. Ngôi nhà nhỏ của Thanh Nhàn (đến từ Huế) nổi bật với vẻ thơ mộng, bình dị. Căn nhà không chỉ...