Cuộc sống hạnh phúc vì gia đình chồng quá tốt
Gió mang hơi lạnh và không khí Tết cận kề, mình thấy vui và muốn chia sẻ với mọi người bên cạnh biết bao câu chuyện mệt mỏi như: về nhà nội hay ngoại ăn tết, chi tiêu nhà nào nhiều hơn…
Mình cưới chồng gần 10 năm, hai gia đình đều làm nông nên không khá giả gì nhiều. Mình không quan trọng hình thức, vật chất, chỉ quan trọng tình cảm và tấm lòng thôi. Ngày về nhà chồng, chưa tẩy trang gội đầu và đói bụng từ 6h sáng tới 3h chiều, chỉ kịp thay đồ nhưng mình vẫn phụ mọi người rửa chén dọn dẹp vì tiệc ở quê cả xóm quây quần tự nấu, ai cũng bắt tay vào làm. Thấy mẹ chồng rồi các dì, các chị mệt mỏi cho tiệc cưới, mình cũng rất thương. Phòng cưới đơn sơ, mẹ kịp mua chăn gối mới hơn chút thôi nhưng vợ chồng mình vẫn vui vẻ.
Cha mẹ chồng rất tốt, đôi khi mình nghĩ sao mà tốt quá. Năm cuối mình đi thực tập mà chưa có xe máy (do chỉ làm chuyên đề mình không cần xe thôi chứ không phải không có khả năng), lúc đó mới là người yêu anh, cha anh đã bảo: “Con không có xe thì thôi để bác mua cho cái xe đi lại cho tiện”. Tất nhiên mình không nhận, có điều mình rất bất ngờ và cảm động. Về nhà chồng, mình không phải làm gì một mình, lúc nào cũng có mẹ và các chị làm cùng, chưa biết thì học thêm vài món. Mình cũng không giỏi giang gì lắm chuyện bếp núc, vì là người miền Trung nên chỉ biết nấu mấy món miền Trung, còn món miền Nam phải học từ từ.
Mình ăn nói không khéo léo lắm, lại ít nói và không biết nói những lời yêu thương, còn nhà chồng tình cảm, đôi khi mình cũng phải học hỏi thêm. Cha mẹ chồng rất bao dung, nhờ vậy mà mình cũng cảm thấy bản thân bao dung hơn với những đứa em, đứa cháu, tuổi trẻ còn nhiều thiếu sót, cách nhắc nhở sao cho đi vào lòng người chứ không phải chửi bới, nạt nộ, chê bai.
Mỗi mùa Tết, vợ chồng mình ở thành phố, về nội trước rồi mùng 2 về nhà ngoại cách 400 km, tùy hoàn cảnh mà sắp xếp. Ví dụ có năm mẹ chồng không có nhà ngày Tết thì hai năm liền mình không về nhà đẻ, ra Tết mới về (nhà chồng chỉ có anh là con trai). Năm tiếp theo mẹ chồng nói: “2 năm không được về ngoại rồi đó, năm nay về chơi lâu hơn chút đi con”. Tết dù ở nhà chồng hay nhà đẻ mình cũng vui vì cùng mọi người dọn dẹp sắm sửa, con cháu đông đủ nói cười, mình không quan trọng se sua đi chơi này kia. Tất nhiên mình cũng đi chơi nhà bà con, bạn bè, đi chùa, nhưng với mình cứ được về nhà là vui, giúp cha mẹ bên nào cũng được, lúc đó không bận rộn công việc nữa, chỉ dành mọi thứ cho gia đình.
Những năm mình khó khăn, về chỉ phụ một hai triệu cho mẹ chồng, mẹ không lấy, lại cho tiền xe. Những năm khá hơn, vợ chồng mình sẽ mua đồ đạc gì đó cho gia đình, hoặc biếu tiền mẹ nhiều hơn. Mình tự nhủ sẽ có cuộc sống khấm khá để cha mẹ hai bên không phải buồn như những năm trước, mình nợ làm ông bà cũng lo lắng theo. Hôn nhân là cả quá trình hai vợ chồng cùng trưởng thành, có giận hờn rồi sẽ hiểu nhau hơn. Ai cũng có những sai sót, lỗi lầm, đóng góp ý kiến để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc là cả một nghệ thuật. Giờ vợ chồng mình có công ty riêng cũng ổn định hơn, cùng nuôi hai con ăn học, cuộc sống chỉ có chữ “nhẫn” sẽ khiến mọi thứ yên vui, nhịn nhau và bớt cái tôi một chút.
Video đang HOT
Đôi dòng chia sẻ để mọi người có niềm tin hơn vào cuộc sống và hôn nhân. Nói những điều chỉ toàn màu hồng nhưng tất nhiên không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, điều quan trọng là bản thân mình luôn tôn trọng và có cách cư xử văn minh, chấp nhặt những điều nhỏ quá sẽ khiến mình mệt mỏi. Hãy nhìn những điều tốt đẹp mà đối xử với nhau, mình không muốn nghe những lời nói xấu bất cứ ai, luôn bảo với chồng: “Mình cứ nghĩ mọi người tốt đi anh, vì ai cũng có cái tốt mà, bỏ qua những tiểu tiết hình thức này kia, cố gắng hiểu họ hơn một chút, bản thân mình cũng thoải mái nữa. Sống cứ phải mất niềm tin vào con người, nghi ngờ này kia sao mệt mỏi quá”! Mình cứ sống tốt thôi, còn người ta không tốt với mình cũng được, không có sao. Mình là người làm kinh tế, từng thực tế, cân đo đong đếm, nhưng giờ suy nghĩ mình chỉ đơn giản có vậy thôi.
Cầu chúc mọi người mùa Noel và một năm mới ấm áp tình yêu thương, hãy bớt xét nét và mở rộng lòng mình, làm những điều mình cho là đúng, bạn sẽ an yên.
Hà Ngân
Theo vnexpress.net
Đang dọa vợ: "Không cẩn thận là tôi tống cô về nơi sản xuất" thì bố vợ bất ngờ đi vào "thả" nhẹ một câu khiến chàng rể run bắn
Đúng lúc ấy bố vợ Nam xuống chơi, đứng ngoài cửa ông nghe hết câu chuyện mới hắng giọng đi vào, nhẹ nhàng nói với con rể...
Hiểu tính chồng gia trưởng, bảo thủ nên Hoài bảo sống bên Nam lúc nào cô cũng là người phải nhẫn nhịn. Nhiều lúc mệt mỏi Hoài chỉ muốn buông xuôi cho nhẹ lòng song nghĩ tới con cô lại cố. Thật may giờ đây mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều.
Hoài tâm sự, lúc yêu và sau cưới Nam - chồng cô giống như 2 người khác biệt. Ngày hẹn hò, Nam luôn thể hiện là người tâm lý, chiều chuộng bạn gái. Cưới nhau rồi tính cách của anh mới thật sự bộc lộ, Nam không chỉ gia trưởng mà còn sống độc đoán vô cùng.
35 tuổi, Nam đã mở được công ty riêng, nói chung anh là người nhanh nhẹn, giỏi tính toán làm ăn. Song với vợ, anh cũng quản lý tiền nong rất chặt chẽ. Mọi chi tiêu lớn nhỏ hàng tháng trong gia đình Nam yêu cầu vợ phải ghi chi tiết vào cuốn sổ riêng để cuối tuần anh kiểm tra đối chiếu.
Ảnh minh họa
Cũng vì kiếm được tiền nhiều hơn vợ nên Nam tự cho mình cái quyền làm "ông tướng" trong nhà. Nam từng tuyên bố, đàn ông không giờ có chuyện vào bếp nấu cơm, hay cầm chổi quét nhà. Đó là việc của đàn bà phụ nữ. Thậm chí với con, Nam cũng thích thì chơi với nó 1 lúc rồi anh lại quay ra xem tivi, nằm nghe nhạc để vợ vừa bế con vừa nấu cơm là chuyện bình thường.
Hoài bảo sống với Nam lúc nào cô cũng phải nhịn như nhịn cơm sống khiến cô mệt mỏi vô cùng. Nếu nói lại thì vợ chồng cãi vã, ảnh hưởng tới tâm lý của các con nên dù không muốn cô vẫn cố nhắm mắt cho qua.
Một lần công ty có cuộc họp đột xuất lúc chiều muộn, không còn cách nào Hoài buộc lòng phải gọi điện nhờ chồng đón con. Vậy mà Nam bảo: " Việc ai người ấy làm, tôi không gánh thay được. Lương cô ba cọc ba đồng mà bày vẽ họp hành về muộn. Không sắp xếp được thì nghỉ việc đi".
Nam nhất định không đón con cho vợ, sau Hoài phải xin sếp cho nghỉ họp để về đón bọn trẻ.
Cho đến chiều hôm ấy, Nam nói có việc phải đi gặp đối tác nên sai vợ là cho chiếc áo sơ mi. Nhưng mải trông con nên cô sơ ý làm cháy áo của chồng. Nam đi từ trên tầng xuống, nhìn chiếc áo cháy bốc khói liền quát ầm: "Cô làm ăn cái kiểu gì thế, có là cho chồng cái áo cũng không xong à? Thứ đàn bà đâu vụng thối vụng nát. Tôi nói nhiều lần rồi, làm ăn không cẩn thận tôi tống cô về nơi sản xuất cho cả nhà cô nhục mặt với thiên hạ đó".
Chồng nói làm Hoài ức tới chảy nước mắt. Trùng hợp đúng lúc ấy bố đẻ cô xuống chơi, đứng ngoài cửa ông nghe hết câu chuyện mới hắng giọng đi vào, nhẹ nhàng nói với con rể: " Thôi, anh khỏi phải gửi trả con gái bố đâu, để bố thuê xe đón mẹ con nó về luôn. Bố không thấy xấu hổ gì cả, bố gả con gái bố cho con là mong nó được hạnh phúc, được con tôn trọng. Hơn nữa, bố cũng hiểu bản thân con gái bố đã cố gắng vì chồng lắm rồi. Song nếu công sức, tình cảm nó bỏ ra không được chồng đền đáp, nhìn nhận một cách xứng đáng thì bố cũng sẵn lòng đón con bố về".
Ảnh minh họa
Ông vừa nói vừa lại gần nắm tay con gái mỉm cười hiền hậu khiến Hoài tủi thân nấc nghẹn trong nước mắt. Còn Nam, sau khi nghe bố vợ nói vậy, anh nhận ra đúng là mình đã quá lời với vợ. Anh luống cuống mời ông vào nhà nói chuyện để lựa lời xin lỗi.
Sau một hồi ngồi tâm sự với bố vợ, nghe ông phân tích cái đúng cái sai, cái nên cái không nên làm của một người chồng Nam cũng vỡ lẽ ra được nhiều điều.
Hoài kể, sau hôm ấy, Nam thay đổi hẳn thái độ với vợ, sống tâm lý hơn mà không áp đặt bắt vợ làm theo ý mình như trước nữa, nhờ vậy mà cuộc sống hôn nhân của cô đã thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Hải Hương
Theo toquoc.vn
Từ những vụ con trẻ tự sát: Bố mẹ ơi, đừng châm ngòi những "quả bom nổ chậm" trong nhà (!) Cổ nhân có câu: "Dao sắc cắt thịt mau liền vết, lời ác hại người hận không tiêu". Một người xa lạ chửi ta một câu vẫn khiến trong lòng ta khó chịu thật lâu, huống chi là người thân yêu nhất của chúng ta? Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên,...