Cuộc sống giữa hai bờ lục địa Á – Âu
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở lục địa Á và chỉ sau nửa tiếng bạn đã có mặt ở một châu lục khác, là châu Âu. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện nếu bạn ghé thăm thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul.
Là thành phố duy nhất vắt ngang 2 châu lục Á – Âu, Istanbul mang trong mình lịch sử lâu đời và nhiều điều cuốn hút.
Theo vtv
Làm nông 4.0 ở Châu Phi, bằng Big Data
Nền nông nghiệp ở vùng hạ Sahara ở Châu Phi, lâu nay vẫn biết đến với năng suất thấp và nặng tính lao động tay chân. Tuy nhiên, giờ đây, nhờ áp dụng Big Data, vùng đất này đã hoàn toàn thay đổi.
Làm nông thời 4.0
Làm thế nào để quản lý các bữa ăn ở trường cho trẻ em, với chi phí thấp hơn?
Làm số nào để đếm số lượng xoài trong nông trại, từ đó tính ra giá thành hợp lý?
Hay cách thông minh - nhưng rẻ tiền, để nông dân có thể giảm được hóa đơn tưới tiêu của họ là gì?
Làm thế nào đếm hết số xoài này bằng phương pháp thủ công?
Nền nông nghiệp ở vùng hạ Sahara ở Châu Phi, lâu nay vẫn biết đến với năng suất thấp và lao động tay chân. Tuy nhiên, giờ đây, nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại, bức tranh này đã thay đổi.
Nông dân và các kỹ sư công nghệ đã thực sự làm thay đổi nền nông nghiệp, bằng cách khai thác các ứng dụng công nghệ và thiết bị thông minh để cải thiện năng suất, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Cuộc cách mạng số
"Đang có một cuộc cách mạng số diễn ra ở Châu Phi", ông Pascal Bonnet, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và phát triển quốc tế của Pháp (CIRAD), nhấn mạnh.
"Trên khắp lục địa này, có những nhà nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó nông nghiệp kỹ thuật số thật sự là cơ hội hấp dẫn cho giới trẻ Châu Phi có trình độ".
Tưởng như ý tưởng kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng, không cần đến vai trò của lái buôn và các nhà bán lẻ, chỉ xuất hiện ở Châu Âu hay Bắc Mỹ, thì nay đã xảy ra ở Châu Phi.
Chị Awa Thiam, một kỹ sư viễn thông 28 tuổi, thành lập một công ty có tên Lifantou, đã giúp kết nối căng tin các trường học với các hợp tác xã nông nghiệp, thông qua công nghệ Big Data.
" Có nhu cầu rất lớn cho vấn đề này", Thiam trình bày trong một hội nghị công nghệ nông nghiệp ở thủ đô Dakar của Senegal vào tháng trước.
" Ngày nay, khoảng 25 - 50% chi phí các bữa ăn cho trẻ ở trường học, là do các bên trung gian hưởng. Nếu chúng ta có thể rút ngắn chuỗi cung ứng, thì trẻ em sẽ có lợi hơn từ việc căng tin phải giảm giá bữa ăn và làm đa dạng hóa thực đơn", chị Thiam nói.
Nền tảng của công ty Thiam là nền tảng "một chặng", đánh giá dữ liệu về sản xuất cây trồng và nhu cầu ở các trường học, từ đó đưa ra nhu cầu phù hợp nhất với hai bên cung - cầu.
Đây là một kiểu thu mua theo từng nhóm, nhằm giảm chi phí cho các bữa ăn ở trường, hướng tới việc tổ chức luôn cả khâu vận chuyển thực phẩm, với một quy trình có thể theo dõi theo thời gian thực trên các thiết bị thông minh.
Làm nông nghiệp với điện thoại di động
Một dự án khác có tên Pix Fruit, thì giúp đỡ những nhà vườn, đếm trái cây (xoài), bằng cách kiểm tra một số cành cây, rồi dùng thuật toán ước tính số lượng xoài thu hoạch được trong toàn bộ khu vườn. Tuy nhiên công nghệ này vẫn đang phát triển, và có sai số lên đến 10 lần. Ví dụ, người mua có thể trả giá 2 tấn xoài, nhưng thực tế lại nhận về 20 tấn từ nhà vườn.
Dù vậy, Pix Fruit hiện vẫn giúp đỡ các chủ nhà vườn rất nhiều. Họ chỉ cần chụp ảnh xoài trên vài cành cây, sau đó công nghệ nhận diện hình ảnh trái cây trên ứng dụng điện thoại, kết hợp với các thuật toán để tính ra tổng sản lượng. Thuật toán này dự trên dữ liệu được thu thập từ drone (thiết bị bay không người lái), và thông tin khí hậu, nguồn đất, các hạn chế hành chính...
Bằng cách này, nông dân sẽ tính toán chính xác hơn giá trị thực của cây trồng, mà họ vất vả đầu tư và lao động. Còn về phía các nhà buôn sỉ, hay các chuyên gia đàm phán giá cũng có thể tính toán tốt hơn về rủi ro bán ra của mình.
Dự án Pix Fruit đang hợp tác với CIRAD và Viện nghiên cứu Nông nghiệp Senegal, sẽ mở rộng sang café, vải thiều và các loại trái cây họ cam - quýt.
Bùng nổ thông tin
Điện thoại thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Châu Phi. Nó đã giúp người dân lục địa từng bị xem là lạc hậu này, cắt giảm chi phí đắt đỏ của điện thoại cố định, và tiến đến thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển ứng dụng, từ gọi xe đến chuyển tiền nhanh. Giờ đây, nó đã lấn sang hỗ trợ nông thôn.
Ứng dụng được dùng nhiều thứ ba trên lục địa này, là Esoko, chuyên thu thập và chia sẻ giá cả cây trồng, cung cấp thông tin thời tiết và các mẹo canh tác, cũng như là một cổng thanh toán điện tử.
Nền tảng Esoko cũng gửi tin nhắn cho các điện thoại đời cũ về cảnh báo thời tiết hay giá cả thị trường
Esoko được triển khai ở Benin, Burkina Faso, Ghana, Kenya, Nigeria, Malawi, Madagascar, Mozambique và Zimbabwe.
Hay máy bơm Widim, do công ty có trụ sở ở Dakar tên là Nano Air phát minh, cho phép người nông dân dùng tin nhắn SMS để điều khiển hệ thống tưới tiêu của mình.
Nhân viên Nano Air giới thiệu hệ thống tưới tiêu thông minh của mình
" Điều này làm tiết kiệm chi phí đáng kể, nhất là các gia đình nghèo", anh Oumar Basse, một kỹ sư 27 tuổi, đồng sáng lập công ty trên cho biết. " Họ không cần phải đi bộ vài km mỗi ngày, hay lãng phí nhiên liệu, hoặc thuê người giám sát các máy bơm. Chỉ cần điện thoại di động, nông dân có thể bật tắt hệ thống tưới tiêu của mình". Chỉ trong 2 năm thành lập, Nano Air đã bán được 250 hệ thống máy bơm thông minh này, và đã nhận thêm nhiều đơn đặt hàng từ Ma Rốc và Zambia. Họ cũng có một công ty thành viên, chuyên xử lý việc giao hàng và các dịch vụ hậu mãi.
Theo sao pháp luật
Lục địa châu Úc "bơi" quá nhanh, khiến hệ thống GPS sai lệch hết cả Đây đã là lần thứ tư người dân Úc phải chỉnh lại tọa độ mọi thứ. Bạn tính dần tới việc ném hết bản đồ địa lý nước Úc trước năm 2016 vào sọt rác thôi, vì chúng đều sai cả. Toàn bộ đất nước chuột túi đã phải chính thức ... dịch chuyển 1,5 mét để đúng với bản đồ mới. Mảng...