Cuộc sống giản dị ở thị trấn kim cương gần Bắc Cực
Phần lớn cư dân của thị trấn Mirny (Nga) làm việc cho Tập đoàn Alrosa, hãng kim cương lớn nhất thế giới tính theo sản lượng. Các công nhân mỏ tại đây đi làm bằng máy bay.
Ảnh: Google Maps.
Thị trấn Mirny nằm ở phía đông bắc Siberia, thuộc Cộng hòa Sakha – còn được gọi là Yakutia, Liên bang Nga, cách Vòng Bắc Cực khoảng 450 km. Điểm đặc biệt của thị trấn này là phần lớn dân số làm việc cho một công ty. Đó là Alrosa, hãng kim cương lớn nhất thế giới tính theo sản lượng.
Ảnh: Getty Images.
Yakutia được biết đến là nơi có khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở đây là -43,5 độ C. Bên dưới toàn bộ khu vực này là một lớp băng vĩnh cửu dày. Độ dày của lớp băng này lên tới 140 m tại thủ đô Yakutsk.
Ảnh: Reuters.
Mirny trở thành thị trấn kim cương từ những năm 1950, là nơi đặt trụ sở của hãng kim cương lớn nhất thế giới và cũng là nơi có một trong những nơi có mỏ kim cương lộ thiên nhân tạo lớn nhất thế giới.
Ảnh: Getty Images.
Một trong hai mỏ kim cương chính tại Mirny là Mir, mỏ kim cương lộ thiên nhân tạo lớn thứ hai thứ giới ở độ sâu 525 m và trải dài 1,25 km. Mỏ này hiện không còn được khai thác sau khi bị ngập vào năm 2017 nhưng dự kiến được mở lại vào năm 2032. Mỏ kim cương còn lại tại Mirny là International, nằm sâu dưới lòng đất. Ngoài 2 mỏ này, Alrosa còn khai thác 8 mỏ khác, cả dưới lòng đất lẫn lộ thiên tại Yakutia.
Cổng chào bằng tiếng Nga vào thị trấn Mirny. Ảnh: Business Insider.
Ảnh: Business Insider.
Sân bay Mirny là nơi trung chuyển quan trọng cho hoạt động khai thác kim cương tại khu vực này. Sân bay này chủ yếu nối các chuyến bay từ Mirny tới Moscow, Krasnodar, và Novosibirsk, thành phố lớn nhất tại Siberia. Công ty Alrosa sở hữu hãng hàng không riêng, Alrosa Air, hoạt động chủ yếu qua sân bay này.
Video đang HOT
Thị trấn Mirny có khoảng 40.000 cư dân và phần lớn làm việc cho Alrosa. Ảnh: Business Insider.
Ảnh: Business Insider.
Vì hai mỏ kim cương của Alrosa nằm cách xa Mirny, nhiều người dân của thị trấn này đi làm bằng máy bay với mỗi ca làm kéo dài 2 tuần. Máy bay với 25 chỗ ngồi này bay tới các mỏ khai thác mỗi ngày.
Ngoài những người làm việc tại mỏ, cư dân Mirny còn làm việc tại các trung tâm phân loại kim cương đặt trong thị trấn. Ảnh: Business Insider.
Ảnh: Getty Images.
Nhiều cư dân tại Mirny là người trẻ, trong đó không ít người là sinh viên của Học viện Bách khoa Mirny, chi nhánh của Đại học Liên bang Đông Bắc Nga với các chuyên ngành như khai thác mỏ khoáng sản dưới lòng đất; kỹ thuật điện tử và tự động hóa trong khai thác; và thiết bị khai thác. Họ làm việc tại Mirny để chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành kim cương.
Ảnh: Business Insider.
Các tòa nhà tại Mirny đều được xây cao hơn so với mặt đất bởi không thể đào móng vào lớp băng vĩnh cửu. Giữa nhà và mặt đất có một khoảng trống để giúp căn nhà không bị quá lạnh.
Vào tháng 6, Mirny có ban ngày kéo dài tới 20 tiếng. Thời gian này được gọi là “đêm trắng” bởi đêm chỉ kéo dài vài tiếng. Ảnh: Business Insider.
Mặt trời mọc vào lúc 3h sáng và lặn vào lúc 11h đêm. Ảnh: Business Insider.
Theo Booking.com, khách sạn duy nhất tại Mirny là Azimut có giá khoảng 80 USD/đêm. Thị trấn này cũng có vài nơi cho thuê lưu trú với giá dưới 100 USD cho cả căn hộ. Ảnh: Business Insider.
Ảnh: Business Insider.
Thị trấn kim cương này có nhiều nhà hàng, phục vụ từ món Yakutia truyền thống cho tới pizza, Thái, sushi. Giá trung bình cho một bữa trưa tại nhà hàng ở đây là khoảng 7-8 USD. Với những người làm việc tại mỏ kim cương, họ có thể ăn tại căng-tin dành cho nhân viên với giá chưa tới 3 USD/bữa trưa. Các loại thịt phổ biến tại Yakutia là thịt bò, tuần lộc, gấu, ngựa và cá đông lạnh thái lát.
Ảnh: Business Insider.
Tại Mirny có một bảo tàng về khai khoáng và một trung tâm thể thao. Danil Solovev, một công nhân mỏ sống tại Mirny, mô tả thị trấn này là “yên tĩnh và bình lặng”, nơi mà mọi người thường chỉ ở nơi làm việc hoặc ở nhà.
Sân chơi dành cho trẻ em. Alrosa đã đầu tư xây dựng vài sân chơi như thế này tại Mirny. Ảnh: Business Insider.
Tượng điêu khắc tưởng niệm những người đi tiên phong trong ngành kim cương ở Mirny. Ảnh: Business Insider.
Thị trấn Mirny được bao quanh bởi mạng lưới rừng rừng, sông và hồ dày đặc. Ảnh: Business Insider.
Bến xe buýt tại Mirny. Ảnh: Business Insider.
Dù là trung tâm của ngành kim cương Nga, thị trấn Mirny có hệ thống cơ sở hạ tầng khá cũ kỹ. Nhiều tòa nhà và ôtô tại đây mang phong cách của những năm 1950-1960. Ảnh: Business Insider.
Thị trấn nhiều kim cương nhất thế giới, những mái nhà lấp lánh về đêm
Mặc dù thị trấn bé nhỏ này chứa đến 72.000 tấn kim cương nhưng nó không có giá trị cao như nhiều người tưởng.
Thị trấn Nordlingen nổi tiếng với vẻ đẹp kim cương hiếm có.
Nếu nói về những thị trấn đẹp, có lẽ trên thế giới này có vô số, nhưng sẽ chẳng có nơi nào giống như thị trấn ở Đức này, một nơi mà người dân luôn được đắm chìm trong vẻ đẹp lấp lánh của kim cương.
Thị trấn Nordlingen nằm ở Bavaria, Đức nổi tiếng không chỉ là nơi có cảnh đẹp hay kiến trúc độc đáo, nơi này còn biết đến vì có 72.000 tấn kim cương nằm rải rác khắp nơi.
Nordlingen là thị trấn miệng núi lửa cổ duy nhất trên thế giới và là nơi chứa nhiều kim cương lớn nhất thế giới. Kim cương là kim loại cực kỳ có giá trị, rất hiếm có một thị trấn nhỏ nào lại may mắn sở hữu nhiều đến vậy.
Người ta gọi nơi này là "thị trấn kim cương" cũng không có gì sai, rất nhiều ngôi nhà ở đây còn được khảm kim cương lên trên. Các cô gái đều mơ ước được sở hữu kim cương nhưng sẽ ra sao nếu họ sở hữu một ngôi nhà nạm kim cương. Thật thú vị là người dân ở đây lại chẳng quan tâm nhiều đến thứ kim loại giá trị này.
Trong thị trấn nhỏ này có một tòa tháp thường phát sáng lấp lánh. Lý do là trên những bức tường đá chứa rất nhiều viên kim cương siêu nhỏ. Không chỉ nhà thờ này mà nhiều ngôi nhà khác trong thị trấn cũng thường lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Để lý giải cho câu hỏi vì sao có nhiều kim cương trong thị trấn này, các nhà khoa học và địa chất đã đến khu vực địa phương tìm hiểu. Sau một thời gian, các chuyên gia đã tìm ra sự thật.
Trên thực tế, nguyên nhân là do cách đây 15 triệu năm đã xảy ra một vụ va chạm thiên thạch có chiều rộng khoảng 1km đã rơi xuống Nordlingen. Sau khi tiểu hành tinh này chạm đất với tốc độ khủng khiếp, nó đã tạo ra nhiệt độ và áp suất cực lớn, biến những bong bóng carbon trong những hòn đá ở đây thành những viên kim cương nhỏ có kích thước 0,2 mm. Kích thước này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì vậy ban đầu người dân địa phương không biết nên đã lấy nạm vào ngôi nhà của mình.
Bí mật của "thị trấn kim cương" này chỉ được thế giới biết đến cho đến khi ai đó phát hiện ra ngôi nhà sẽ phát sáng một cách kỳ lạ.
Ngày nay, thị trấn Nordlingen cũng nổi tiếng vì kim cương, nhiều khách du lịch đến đây đã cố tình lấy trộm những thứ lấp lánh vì họ nghĩ rằng bên trong có chứa kim cương. Người dân địa phương cũng đăng những khẩu hiệu như: ""kim cương nghiền không có giá trị"", nhưng điều này vẫn không có tác dụng.
Mặc dù sống trên "một đống kim cương", nhưng người dân địa phương lại rất thờ ơ và không quan tâm đến điều này. Một người dân ở đây cho biết: "Mọi người nói rằng chúng tôi đang sống trên mỏ kim cương, nhưng tôi thấy chẳng có gì khác biệt"".
Những tác phẩm điêu khắc lớn nhất thế giới mà bạn không thể bỏ lỡ Trên thế giới, có những tác phẩm điêu khắc tồn tại để thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng nhưng cũng có những tác phẩm được trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật, một biểu tượng tôn nghiêm ở những nơi thờ tự. Chúng ta có thể tìm thấy những tác phẩm này ở các viện bảo tang, các địa điểm tham...