Cuộc sống gia đình căng thẳng với nhiều trách nhiệm
Em viết ra đây với tâm trạng thật thoải mái. Em nghĩ nên nói ra để anh hiểu em nghĩ gì, để rồi mình chọn cách làm sao cho tốt nhất cho cái gia đình bé nhỏ của mình.
Ảnh minh họa
Hơn 10 năm qua, thành quả lớn nhất mình có được là đứa con trai lành lặn, nhanh nhẹn, hoạt bát. Cảm ơn trời phù hộ và mong con khôn lớn nên người.
So với bạn bè hai bên, cách đây tầm 6-7 năm trở về trước, hai đứa mình cũng thuộc diện trung bình cộng, tức là mình cũng hơn phân nửa bạn bè phải không anh? Khi cưới xong, mình có căn nhà nhỏ chờ giải tỏa và vài mảnh đất. Qua bao thăng trầm, mình có một ngôi nhà lớn hơn một chút từ 7 năm nay. Thế nhưng giờ đây nhìn lại xung quanh mình, so với họ hàng, bạn bè, xã hội, mình gần như giậm chân tại chỗ. Tài sản, chất lượng cuộc sống không có gì gia tăng. Xung quanh mọi người vẫn đang tiến về phía trước để lại mình với cảm giác như đang tụt lùi, anh có thấy vậy không? Em không phân bì hay so đo, nhưng thấy mình cần nghiêm túc nhìn nhận lại cuộc sống gia đình mình.
Nguyên nhân từ đâu? Có thể “tái cấu trúc” lại hay cứ “thả trôi” như vậy? Có phải lỗi tại em không anh? Có phải em không quán xuyến gia đình theo kiểu phụ nữ truyền thống: Giữ hết lương chồng để từ đó thu/chi, để dành, rạch ròi theo tỷ lệ định sẵn? Hay do mình quá thoải mái trong việc chi tiêu? Hay mình không kinh doanh phát triển kinh tế?
Khi cưới nhau, mình đã có thói quen lương ai nấy giữ. Đều làm công ăn lương, thu nhập mỗi đứa hơn chục triệu mỗi tháng, tiệc tùng cưới hỏi bên nào bên đấy lo. Cả hai cùng chi tiêu cho gia đình. Thỉnh thoảng anh hay em cũng có những khoản tiền lớn cất trong két hay gửi tiết kiệm. Rồi những đợt sửa nhà hay các khoản chi tiêu phát sinh khác khiến chúng vơi dần về con số không.
Sinh hoạt trong gia đình anh lo các khoản như tiền điện, nước, truyền hình, học phí và sữa cho con trai… Gần một năm nay, anh phát sinh tiền tã giấy cho bà nội. Em lo tiền chợ, sắm sửa cho gia đình (mỗi tuần đi siêu thị một lần trên dưới một triệu và xen kẽ trong tuần mua thêm đồ lặt vặt ở chợ), mua bảo hiểm nhân thọ cho con trai, trả tiền người giúp việc… Thỉnh thoảng em thật sự thâm hụt tiền, nợ thẻ tín dụng, thiếu tiền mặt nên em đã hỏi anh để đóng phụ… Cứ thế, thiếu thừa thế nào, mỗi chúng ta tự biết.
Video đang HOT
Nói về khoản người giúp việc, trước kia thuê để lo con nhỏ, giờ chủ yếu để chăm sóc bà nội. Có người giúp việc nhưng sau giờ làm em vẫn về lo cơm nước, khoản tiền thuê người giúp việc xem như không cắt giảm được. Bà từ khi già yếu đã ở nhà mình hơn 6 năm rồi, anh nhỉ? Em nhớ mãi ngày mình đi Vũng Tàu, chuẩn bị cho bác sang đón bà về nhà bác chăm. Anh lụi hụi tìm cái đai của con để bà dùng khi ngồi xe máy, không ngờ bác lái ôtô sang và nói đã mua xe lâu rồi. Nhà anh em anh cùng quận nhưng mãi đến giờ anh mới biết bac ấy có ôtô, em cảm thấy cay ở khóe mắt mình… Anh chị của anh kinh tế khá giả hơn mình, nhưng chắc cách sống của vợ chồng khiến các anh chị cảm thấy mình ổn, không cần phải đóng góp chi phí chăm nuôi cho bà.
Năm lần bảy lượt người giúp việc nghỉ, chưa ai trụ được hơn ba tháng. Mỗi lần thay giúp việc là một lần tăng lương, giờ 4 triệu đồng một tháng khiến em thấy đuối sức. Mỗi lần chờ người giúp việc mới, cuộc sống thật căng thẳng. Sáng em dậy sớm vừa làm đồ ăn sáng, chuẩn bị đồ ăn trưa cho bà, vừa giục bà thức dậy để giúp bà đánh răng, tắm rửa, thay tã cho kịp đi làm. Anh cũng vất vả không kém, mỗi trưa lặn lội hơn 15 km để về dọn cơm, đút cơm cho bà rồi tiếp tục đi làm. Tối làm về lại tiếp tục…
Có lần em tìm được địa chỉ làng dưỡng lão theo tiêu chuẩn châu Âu, vui mừng báo tin cho anh nhưng anh phản ứng rất mạnh. Em nghĩ nơi đó có nhiều hoạt động phù hợp với lứa tuổi của bà và chăm sóc y tế chuyên nghiệp sẽ tốt hơn cho bà, thay vì để mình bà với người giúp việc cả ngày. Người giúp việc có khi đã bỏ đói bà, có khi đã thịnh nộ, hù dọa bà. Chi phí ở làng dưỡng lão khoảng 8 triệu đồng, tương đương chi phí cho bà và người giúp việc. Nếu mình không cáng đáng được thì bảo các anh chị phụ mình, cùng đóng góp để bà có thể đến nghỉ dưỡng ở đó và cuối tuần mình đến thăm. Anh nhất quyết không đồng ý.
Bây giờ bà ngày càng biếng nói, biếng hoạt động, biếng ăn… Mình làm sao đây anh? Làm sao để tốt hơn cho bà? Làm sao để cuộc sống đừng thiếu trước hụt sau? Làm sao để bớt căng thẳng trong gia đình mình, anh nhỉ?
Theo VNE
Nói với con về tình yêu Đất nước
Bố mẹ sẽ dạy con về tình yêu Đất nước, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, tình yêu ấy thiêng liêng mà cũng vô cùng đơn sơ, giản dị.
Con trai!
Vậy là mùa hè đã đến, sáng nay, vẫn như thường lệ, con dậy sớm đến lớp. Ngày hôm nay, cô sẽ dạy về chủ điểm giao thông, các con sẽ tìm hiểu về máy bay, ô tô, xe máy, đèn đỏ đèn xanh. Bố vẫn biết, con trai của bố rất hứng thú với các loại máy bay, ô tô, ở nhà còn đã có cả một bộ sưu tập rồi mà.
Những ngày này, buổi tối, thấy bố mẹ vẫn thức thêm, con vẫn nhắc "Bố mẹ ngủ sớm đi, ngủ cùng con". Bố mẹ thức để đọc những tin tức ngoài biển Đông con ạ, điều này giờ con chưa hiểu là gì đâu. Biển, trong khái niệm của con, là chỗ có sóng, có cát, là nơi con rất thích ngay từ lần đầu con được bố mẹ đưa ra biển chơi. Còn với bố mẹ, biển trời, những hòn đảo, là một phần của Tổ quốc ta.
Con đến lớp, con vui đùa cùng các bạn, niềm vui của con cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Trong suốt cuộc hành trình của cuộc đời con, bố mẹ sẽ đồng hành, hoặc đến một lúc nào đó, không thể đồng hành mà chỉ dõi theo con, khi con đủ lớn khôn trưởng thành và một mình bước đi, trở thành một chàng trai bước ra khám phá thế giới này.
Đợi con thêm tuổi nữa, bố sẽ mua 1 tấm bản đồ thế giới thật lớn, rồi mua 1 tấm bản đồ nước Việt Nam lớn nữa và treo lên. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ sẽ phải dạy con nhiều điều, để con lớn khôn, mà trong những điều ấy, có tình yêu Quê hương, Đất nước con ạ. "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào", đó là điều đầu tiên trong 5 điều Bác Hồ dạy, 5 điều ấy vẫn được treo trên tường lớp học của con.
Tình yêu Đất nước, yêu Tổ quốc thiêng liêng mà giản dị con ạ. Tình yêu ấy bắt đầu từ lời ru của mẹ, từ "con ơi con ngủ cho ngoan", "cái cò mày đi ăn đêm", trong những câu hát à ơi đưa con vào giấc ngủ. Tình yêu ấy bắt đầu từ những câu chuyện cổ tích bố vẫn kể con nghe, chuyện Sọ dừa, chuyện sự tích quả dưa hấu, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, chuyện Thánh Gióng bẻ cây tre đánh giặc rồi bay lên Trời... Như ở chuyện Sự tích quả dưa hấu, khi Mai An Tiêm bị đày ra đảo, con đã hỏi bố "Hòn đảo là gì hả bố".
Đợi con thêm tuổi nữa, bố sẽ mua 1 tấm bản đồ thế giới thật lớn, rồi mua 1 tấm bản đồ nước Việt Nam lớn nữa và treo lên. Bố sẽ dạy cho con những kiến thức địa lý đầu tiên, thế giới như thế nào, Nam Cực, Bắc Cực ở đâu, châu Mĩ ở đâu, châu Á nằm ở đâu. Dạy con rằng nước Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới, Hà Nội nơi mình đang sống nằm ở đâu trên bản đồ Việt Nam, dạy con rằng, biển Đông nằm ở đâu trên đại dương thế giới, dạy con rằng Trường Sa, Hoàng Sa là một phần của Tổ quốc Việt Nam.
Bố mẹ cũng sẽ đưa con đi đến nhiều bảo tàng hơn nữa, bắt đầu nói cho con hiểu rằng, sau Vua Hùng mà con đã biết ở trong truyện cổ tích, thì đến những đời vua nào nữa trong lịch sử nước Việt Nam, rằng ông cha ta từ nghìn đời xưa đã chống giặc ngoại xâm thế nào. Rồi thì con sẽ hiểu được tại sao bố mẹ đã bế con đến đặt hoa trước cửa nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi Đại tướng mất.
Bố vẫn có quan điểm rằng, mỗi người cha, người mẹ, để đóng góp cho Đất nước, cho Quê hương, thì phải cùng nhau nuôi dạy con mình cho tốt. (Ảnh minh họa)
Hôm trước, bố mẹ đã cho con đến Bảo tàng Phòng không - không quân, con đã rất thích thú với máy bay, với những khẩu pháo, với xe tăng ở đó. Rồi sau này, bố mẹ sẽ còn cho con đến đó nhiều lần nữa, rồi con sẽ được nghe những câu chuyện của ông nội con, một cựu chiến binh. Ông nội đã từng là một người lính pháo binh trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. Rồi con sẽ hiểu, súng không phải là để "bắn nhau", súng không phải là đồ chơi, người Việt Nam từng cầm súng để bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, rồi con sẽ hiểu được rằng tại sao phải có hình ảnh người lính cầm súng cả trong thời bình.
Rồi con sẽ như bố, sẽ có những cuộc hành trình khám phá khắp các vùng đất tươi đẹp của Đất nước, từ mảnh đất địa đầu Tổ quốc là Hà Giang, cho đến Mũi Cà Mau. Rồi thì con sẽ như bố, đi đến nhiều đất nước khác, hiểu về những con người, những nền văn hóa khác, để thêm yêu Đất nước mình, yêu nền văn hóa Việt Nam, tự hào về Tổ quốc mình.
Bố vẫn có quan điểm rằng, mỗi người cha, người mẹ, để đóng góp cho Đất nước, cho Quê hương, thì phải cùng nhau nuôi dạy con mình cho tốt. Một Đất nước luôn cần có thế hệ mai sau vững mạnh, trưởng thành, cần những con người dù làm nghề gì, ngành gì, cũng có những đóng góp tốt cho xã hội.
Con người có tổ có tông, có Quê hương bản quán, có tình yêu Tổ quốc, và dạy có chon tình yêu nước, chính là trách nhiệm của bố mẹ ngày hôm nay.
Yêu con!
Theo VNE
Nốt đêm nay thôi, chúng ta sẽ thành người dưng Từ ngày mai, chúng ta sẽ thành người dưng, em sẽ trở về là người vợ của chồng em, người mẹ của con em. Vậy thôi anh nhé, nốt đêm nay thôi, em sẽ đồng ý đi nhà nghỉ với anh. Từ ngày mai, chúng ta sẽ thành người dưng, em sẽ trở về là người vợ của chồng em, người mẹ của...