Cuộc sống dưới võ đài của võ sĩ Sumo
Sumo là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản và các võ sĩ tại đây nổi tiếng không kém gì các diễn viên điện ảnh.
Trong các trận thi đấu, hai võ sĩ sẽ phải đấu với nhau trong một vòng tròn có đường kính khoảng 4,5 m và ai bị ngã hoặc đẩy ra ngoài vòng tròn trước sẽ là người thua cuộc. Sự khác biệt lớn nhất của đấu sumo với các môn võ khác đó là các lực sĩ có thân hình quá khổ. Để có được cân nặng như vậy, các họ phải sống theo một chế độ đặc biệt.
Hãy cùng tìm hiểu chiến lược ăn, ngủ, nghỉ ngơi của các võ sĩ sumo tại Nhật Bản qua chùm ảnh dưới đây:
Các võ sĩ được chăm chút từ bữa ăn, giấc ngủ cho tới mái tóc của mình.
Chanko-nabe là món ăn thường xuyên của các võ sĩ sumo. Ngoài ra, họ còn ăn thêm món ăn Trung Quốc, đồ chiên, hầm…
Video đang HOT
Lượng calo cần thiết cho một người bình thường là 3.000-3.500 đơn vị một ngày nhưng một võ sĩ sumo cần tới 20.000 calo/ngày.
Thói quen không ăn sáng, ăn trưa nhiều và ngủ đúng cách giúp các võ sĩ sumo trẻ có được cân nặng như ý muốn.
Hàng ngày các võ sĩ sumo phải dậy từ sáng sớm và bắt đầu luyện tập từ 5 giờ.
Các võ sĩ sumo chỉ có hai bữa ăn chính trong ngày đó là bữa trưa vào lúc 11 giờ
và bữa tối vào lúc 18 giờ.
Họ thường ngủ 4 tiếng sau mỗi bữa trưa. Hoạt động này giúp tích trữ năng lượng và calo trong cơ thể hơn là việc sử dụng chúng.
Món hầm, rau xanh và Chanko-nabe (gồm thịt gà, cá và đậu phụ) cung cấp một lượng lớn protein cho các võ sĩ.
Ngoài ra, họ cũng thích ăn các món ăn hiện đại như cơm cà ri và humburger.
Tuổi thọ trung bình của một võ sĩ sumo là 60-65.
Theo VietNamNet
Võ sĩ Nguyệt Ánh lên bàn mổ
Ca phẫu thuật chấn thương viêm sụn, giãn dây chằng đầu gối của Nguyệt Ánh sẽ được tiến hành vào trưa nay tại Singapore.
Võ sĩ Nguyệt Ánh đem về nhiều vinh quang cho karate Việt Nam. Ảnh: ĐH.
Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng chấn thương đầu gối của võ sĩ karate, nhà vô địch Asian Games 15 Vũ Thị Nguyệt Ánh cũng được tiến hành phẫu thuật ngày hôm nay tại Singapore. Đây không chỉ là mong mỏi của cá nhân Nguyệt Ánh mà còn của rất nhiều người bởi Nguyệt Ánh chính là võ sĩ đã mang bao chiến công hiển hách về cho thể thao nước nhà.
Đáng lẽ, chấn thương của Nguyệt Ánh đã có thể được phẫu thuật từ sớm nhưng do gặp khó khăn về kinh phí, nên đến tận bây giờ chấn thương của Nguyệt Ánh mới được xử lý dứt điểm.
Có mặt tại Singapore mấy ngày nay để làm thủ tục và các xét nghiệm trước khi phẫu thuật, Nguyệt Ánh cho biết cô đợi ngày này từ lâu nhưng lại cảm thấy hồi hộp trước khi lên bàn mổ. Chấn thương của võ sĩ người Hải Phòng này có nguy cơ trở nên mãn tính nên kết quả vẫn chưa biết thế nào. Đó là chưa kể, sau khi phẫu thuật xong, Nguyệt Ánh sẽ phải mất thêm khoảng một năm nữa mới hồi phục hoàn toàn. Phía trước là cả một thời gian dài với bao khó khăn, thử thách nhưng Nguyệt Ánh vẫn tin tưởng, mình sẽ vượt qua hết và tự tin sẽ lại góp mặt ở SEA Games 27 cuối năm sau.
Ca mổ dự kiến kéo dài hai tiếng đồng hồ, do bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng Kevin thực hiện vào trưa nay. Để hỗ trợ cho Vũ Nguyệt Ánh trong thời gian phẫu thuật tại Singapore, Tổng cục TDTT cũng cử bác sĩ Nguyễn Thị Thủy đi cùng.
Trưởng bộ môn karate Vũ Sơn Hà cho biết, nhà tài trợ cùng Tổng cục TDTT và Bộ Quốc phòng sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho Nguyệt Ánh phẫu thuật. Tổng chi phí cho ca phẫu thuật tại Bệnh viện Mount Elizabeth, nằm trong hệ thống của Parkway, dự kiến khoảng 400 triệu đồng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Võ sĩ hàng đầu nước Anh thách đánh... John Terry Một trong những võ sĩ MMA hàng đầu nước Anh vừa thách đấu John Terry cho một trận đấu từ thiện. Terry đã và đang là trung tâm chú ý (một cách tiêu cực) của dư luận trong hơn 1 tháng qua sau khi bị truy tố vì tội phân biệt chủng tộc và bị FA tước băng đội trưởng ĐT Anh. Vì...