Cuộc sống dưới thiết quân luật tại quê nhà Tổng thống Philippines
Người dân cảm thấy an toàn hơn khi Davao được đặt trong tình trạng thiết quân luật.
Người dân hào hứng chụp hình bên chiếc xe tăng đặt bên ngoài tòa thị chính ở thành phố Davao. Ảnh: Inquirer
Sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte áp dụng thiết quân luật ở đảo Mindanao ngày 23/5, binh sĩ triển khai một chiếc xe tăng lớn đến trước tòa thị chính ở Davao, quê hương của ông và cũng là thành phố lớn nhất trên đảo này.
Chiếc xe tăng ngay lập tức thu hút người dân địa phương đổ xô đến xem khi nó trở thành biểu tượng của cách tiếp cận mới và mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề của đất nước Philippines, theo Washington Post.
Nhiều người dân vui vẻ đến tạo dáng chụp hình selfie trước chiếc xe tăng. Một số người đề nghị binh sĩ đang làm nhiệm vụ chụp chung và họ vui vẻ đồng ý. Một số người tạo dáng giơ tay hình nắm đấm – biểu tưởng ủng hộ ông Duterte. Họ cùng nhau hô: “Một, hai, ba, Duterte!”.
“Chúng tôi nghĩ rằng cảnh tượng này thật tuyệt vời. Tôi thích những gì tình trạng thiết quân luật mang lại. Những công dân lương thiện như chúng tôi sẽ được bảo vệ miễn là chúng tôi tuân thủ các quy định”, Charyien Intong, người làm việc tại một phòng khám địa phương, nói.
Phía sau cô, một người đang bán kem dạo cho trẻ em khi chúng đuổi bắt nhau xung quanh chiếc xe tăng.
“Thiết quân luật là điều cần thiết. Nếu không có thiết quân luật, chúng tôi sẽ bị đặt vào nguy hiểm. Duterte là một người tuyệt vời. Quan trọng hơn, ông ấy là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ”, Reynold Genoves, sinh viên địa phương, nhận xét.
Video đang HOT
Khắp thành phố Davao, người dân bàn tán sôi nổi về thiết quân luật. Không phải ai cũng hiểu rõ ràng về nó hoặc lý do nó cần thiết ở đây. Davao chỉ nằm cách vài giờ chạy xe từ nơi quân đội Philppines đang giao chiến với những kẻ cực đoan có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đó là lý do khiến thiết quân luật được áp dụng ở Davao nhưng quyết định này của Tổng thống Philippines còn làm phấn khích những người ủng hộ cách tiếp cận mới và mạnh mẽ của ông, cây bút Vincent Bevins của Washington Post nhận định.
“Các tổng thống trước đây chưa bao giờ có thể bảo vệ chúng tôi an toàn hoặc chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố”, Intong nói.
Binh sĩ kiểm tra an ninh ở một chốt kiểm soát ở thành phố Davao. Ảnh: Rappler
Thiếu tướng về hưu Benito de Leon, giám đốc Trung tâm chỉ hủy an ninh và an toàn công cộng ở Davaocùng các quan chức khác nhấn mạnh rằng hiến pháp Philippines năm 1987 áp đặt các hạn chế đối với thiết quân luật, để bảo đảm những hành động lạm dụng từng xảy ra dưới thời cai trị của nhà độc tài Ferdinand Marcos sẽ không lặp lại.
Năm 1972, để ứng phó mối đe dọa của lực lượng nổi dậy, Marcos đã áp dụng thiết quân luật trên toàn quốc cho đến khi ông bị lật đổ vào năm 1986. Chính phủ Philippines giờ đây vẫn đang bồi thường cho hàng nghìn nạn nhân bị lạm dụng nhân quyền trong thời kỳ đó và hàng chục nghìn người khác đã nộp đơn kiện đòi bồi thường.
“Chúng tôi tuân thủ luật nhân quyền quốc tế. Tôi tin tưởng người của chúng tôi luôn luôn tuân thủ luật này. Bạn sẽ không nghe thấy về bất kỳ vụ lạm dụng nào”, Alexander Camilon Tagum, sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Davao, nói.
Chính quyền Philippines không nói cụ thể thiết quân luật sẽ được sử dụng chỉ để chống phiến quân Hồi giáo hay chống cả nạn ma túy, tội ác đường phố và lực lượng nổi dậy ở Mindanao cũng như tất cả mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh.
Ông Duterte đã cáo buộc phiến quân Hồi giáo củng cố sức mạnh bằng nguồn tiền kiếm được từ buôn bán ma túy. Điều này cho phép ông có lý do hành động nếu ông muốn tiến tới.
“Thiết quân luật là quyền lực được trao cho bất kỳ tổng thống nào nhưng chúng tôi không biết chính xác nghị trình của Duterte là gì. Chúng tôi thắc mắc tại sao toàn bộ Mindanao đều được đặt dưới tình trạng thiết quân luật. Làm thế có vẻ quá mức cần thiết”, Mags Maglana, người phát ngôn của tổ chức Konsensya Dabaw (Lương tâm Davao), nói.
Duterte được yêu mến rộng rãi ở Davao. Khi lần đầu tiên được bầu làm thị trưởng của thành phố này vào thập niên 1980, ông đã theo đuổi phong cách cứng rắn chống lại những kẻ buôn ma túy. Ông bị cáo buộc đã thành lập Biệt đội tử thần Davao, sẵn sàng hạ sát những kẻ vi phạm pháp luật mà không qua xét xử.
Người dân Davao cho biết thành phố của họ an toàn hơn nhờ những năm cầm quyền của Duterte. Thị trưởng hiện nay của Davao Sara Duterte, con gái của ông Duterte, cũng đã phát động chương trình “Thành phố Sắt” với việc bổ sung thêm 900 cảnh sát.
Alexander Camilon Tagum, sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Davao, giải thích thiết quân luật nghĩa là các cảnh sát được phép khám xét ở các chốt kiểm tra an ninh và bắt giữ mà không cần lệnh nếu có lý do chính đáng.
“Thiết quân luật chủ yếu để chống khủng bố. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra hiệu ứng có lợi kèm theo đó. Khi bạn siết chặt các chốt kiểm tra an ninh, bạn cũng góp phần siết chặt các hoạt động chống tội phạm”, chuẩn tướng Gilbert I. Gapay, phó tư lệnh quân đội khu vực đông Mindanao, cho biết.
Ông ghi nhận rằng một số binh sĩ ghét thiết quân luật vì nó khiến họ không được nghỉ ngơi và phải gánh thêm trách nhiệm mới.
“Chúng tôi không được huấn luyện để thực thi pháp luật. Từ lâu, chúng tôi đã hoạt động phối hợp với cảnh sát nhưng để đảm nhận vai trò dẫn dắt là một chuyện khác”, ông nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Phiến quân càn quét, Tổng thống Philippines tính thiết quân luật toàn quốc
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 24/4 cho biết không loại trừ khả năng ban bố lệnh thiết quân luật toàn quốc trong bối cảnh phiến quân càn quét ở đảo Mindanao ở miền nam.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Reuters)
Hãng tin ABC News dẫn lời Tổng thống Duterte cho biết, ông sẽ cân nhắc áp dụng tình trạng thiết quân luật trên toàn quốc "nhằm bảo vệ người dân" sau khi đã ban bố thiết quân luật 60 ngày ở đảo miền nam Mindanao.
Tổng thống Duterte nói: "Nếu nhận thấy Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hiện diện ở Luzon, một đảo chính ở miền bắc Philippines, tôi có thể ban bố thiết quân luật trên toàn quốc. Tôi sẽ không ngần ngại làm bất cứ điều gì và mọi thứ cần làm để bảo vệ đất nước Philippines. Tôi có thể tuyên bố thiết quân luật trên khắp đất nước để bảo vệ người dân".
Người đứng đầu chính phủ Philippines cũng xác nhận thông tin cảnh sát trưởng ở thành phố Marawi đã bị phiến quân ở đây chặt đầu hôm qua 24/5. Thành phố Marawi đang trở thành "điểm nóng" ở Philippines sau khi phiến quân Maute có liên hệ với IS tấn công vào thành phố này.
Phiến quân Maute khi càn quét Marawi đã đốt phá nhiều cơ sở quan trọng trong thành phố, bắt giữ hàng chục con tin, giết hại ít nhất 21 người.
Minh Phương
Theo ABC News
Philippines để ngỏ khả năng tập trận chung với Trung Quốc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố nước này và Trung Quốc có thể tiến hành tập trận chung. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm một tàu hải quân Trung Quốc tại thành phố Davao. Ảnh: Reuters "Tôi nhất trí (với ý định tập trận chung với Trung Quốc). Họ có thể tổ chức tập trận chung ở đây, tại Mindanao, và ở...