Cuộc sống dưới cánh đại bàng của người dân Mông Cổ
Tại thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn, trên lưng tuần lộc, dưới cánh đại bàng, cuộc sống của những người du mục diễn ra yên bình, thuần khiết như cỏ cây, hoa lá.
Cuộc sống du mục của 60 con người giữa đồng cỏ Mông Cổ
Hàng năm, giữa rừng già Taiga, nơi giáp ranh giữa biên giới nước Nga và Mông Cổ, người Tsaatan cùng đàn tuần lộc di chuyển 5-10 lần trên quãng đường vài chục đến hàng trăm km. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, bất kể đàn ông hay phụ nữ, tất cả 60 người còn lại trong bộ tộc đều thấm nhuần lối sống du mục đặc biệt đã tồn tại hàng nghìn năm qua. Hành trình di chuyển bắt đầu vào cuối tháng 4, khi tài nguyên thiên nhiên không còn đủ để duy trì cuộc sống của họ và thú nuôi. Từ phía bắc cánh rừng Taiga, những người dân du mục dần di chuyển cùng đàn tuần lộc và những vật nuôi khác xuống phía nam. Hành trình này không cố định thời gian mà hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên từng năm. Sau quãng đường dài di chuyển trong thời tiết khắc nghiệt, đến nơi ở mới, người dân bộ lạc sẽ treo đồ đạc, vật dụng cần thiết của gia đình lên những chiếc cọc 3 chân để tránh bị thú rừng tha đi. Họ bắt đầu kiếm gỗ dựng lều và có cuộc sống tại vùng đất mới ngay sau đó. Đến với Tsaatan, có lẽ ai cũng sẽ ấn tượng với những chiếc sừng to đẹp của tuần lộc. Sau mùa sinh sản, sừng của tuần lộc đực sẽ rụng. Người dân sẽ dùng những chiếc sừng này để làm đồ lưu niệm, mỹ nghệ cho gia đình và quà tặng khách quý. Nếu có dịp gặp gỡ bộ lạc này, bạn sẽ rất nhớ hình ảnh những người dân chất phác, hiền lành, sống tự nhiên cùng cây cỏ và nền văn hóa du mục đặc sắc. Tuần lộc trắng, chiếc lều nhỏ xinh xinh và những đứa bé trên lưng tuần lộc giữa thảo nguyên bao la, hùng vĩ là dấu ấn sâu sắc trong hành trình khám phá của du khách. Một cuộc sống bình dị nhưng đầy hạnh phúc giữa thiên nhiên.
Video đang HOT
Người huấn luyện đại bàng trên thảo nguyên
Người Kazakh có câu ngạn ngữ: “Một con ngựa phi nhanh và một chú đại bàng thiện chiến là đôi cánh của người du mục”. Từ 4.000 năm trước, bộ tộc trên cao nguyên Mông Cổ đã có truyền thống thuần hóa và nuôi đại bàng vàng. Mỗi lần đi săn, người Kazakh thường di chuyển bằng ngựa, trên tay là một con đại bàng to lớn để săn cáo, thỏ, lấy lông hoặc lấy thịt. Sau khi được tung lên không trung, đại bàng sẽ liệng một vòng thật đẹp mắt để xác định chính xác vị trí con mồi và lao xuống tốc độ lên đến 200 km/h. Với chiếc mỏ sắc cùng bộ vuốt cong nhọn hoắt, con mồi nhanh chóng bị hạ gục. Bazarbai Matei (26 tuổi) là một trong những người huấn luyện đại bàng đi săn rất giỏi và có nhiều kinh nghiệm ở đây. Anh được cha dạy cách huấn luyện đại bàng săn mồi từ nhỏ. Đại bàng cùng anh phi ngựa rong ruổi khắp thảo nguyên để sinh tồn. Bazarbai Denislom (5 tuổi) là con trai của Bazarbai Matei. Niềm vui của Denislom là được cùng cha chơi đùa với chim và đàn cừu. Vì trường học ở khu vực trung tâm cách xa nhà khoảng 130 km và điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cậu không được đi học. Từ nhỏ, cậu bé đã được cha cho một con chim ưng nhỏ để tập luyện. Cuộc sống du mục nay đây mai đó khiến nguồn nước của họ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Hàng ngày, cha con nhà Bazarbai cùng nhau cưỡi ngựa đi lấy nước từ những hồ đã đóng băng về sử dụng. Trên băng tuyết lạnh buốt vang lên tiếng cười giòn tan của cậu bé và giọng ấm áp của vị cha trẻ, khuôn mặt lạnh lùng, dáng vẻ hùng dũng của người huấn luyện đại bàng đi săn đã thay thế bằng sự hiền từ và tình yêu thương khi bên cạnh con trai mình. Tình cảm là vậy nhưng họ lại là bộ tộc mạnh mẽ nhất Mông Cổ khi có thể sinh tồn mạnh mẽ và bám trụ lại thảo nguyên mênh mông trong điều kiện khắc nghiệt qua nhiều thế kỷ. Huấn luyện đại bàng vàng rồi cùng nhau phi ngựa, bay lượn trên thảo nguyên Mông Cổ là niềm hạnh phúc của những người Kazakh. Họ sống với tự nhiên, thuận theo tự nhiên và duy trì sự sinh tồn trong tự nhiên. Với triết lý sống ấy, người Kazakh giữ đại bàng bên mình đến một thời điểm nào đó lại trả chúng về với tự nhiên để tiếp tục sinh sản, duy trì nòi giống cho các thế hệ con cháu sau này. Cha và con người Kazakh sẽ luôn rong ruổi trên yên ngựa cùng với đại bàng để tiếp tục giữ gìn truyền thống văn hóa của bộ lạc.
Theo zing
Tình yêu đất nước, con người Mông Cổ trong tôi
Nhiếp ảnh gia Frédéric Lagrange chia sẻ nhiều hình ảnh và câu chuyện sau năm tháng lặn lội tới quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất thế giới - một trong những nơi vẫn còn bóng dáng cuộc sống du mục.
Xuyên suốt lịch sử, Mông Cổ dưới sự cai trị của nhiều bộ lạc, trong đó có cả các bộ lạc của Thành Cát Tư Hãn- người thành lập Đế chế Mông Cổ thế kỉ 13.
Giữa thảo nguyên Mông Cổ mênh mông bất tận, người ta chỉ cảm nhận được cái im ắng, lặng lẽ đến nín thở bao trùm đầu tiên. Sau đó, họ sẽ có cảm giác như thể bước vào một thế giới khác, một vùng đất hoang dã thực sự trên trái đất.
Vẻ tĩnh lặng, cảnh quan hoang sơ- chính là nguồn cảm hứng cho nhiếp ảnh gia người Pháp Frédéric Lagrange muốn đặt chân đến miền tây Mông Cổ năm 2001.
Hồ Tolbo của Mông Cổ trải dài hơn 8 dặm ngang qua dãy núi Tây Altai.
Trong 17 năm sau, Lagrange đã tới Mông Cổ tổng cộng 13 lần, mỗi lần kéo dài gần một tháng, cuộc hành trình của ông bắt đầu từ phía nam sa mạc Gobi đến phía bắc dãy núi Taiga. Từ đó, ông đã cho ra đời bộ sưu tập gồm sách, tranh ảnh về đất nước và con người Mông Cổ.
Chiếc áo khoác truyền thống "deel" là niềm tự hào của các bộ tộc Mông Cổ qua nhiều thế hệ. Họ thường thắt dải lụa khi mặc nó.
Mông Cổ nằm tiếp giáp với Nga và Trung Quốc, quốc gia này có mật độ dân số thưa thớt nhất thế giới. Mặc dù có diện tích 605.000 dặm vuông nhưng chỉ khoảng 3 triệu người sinh sống, gần một nửa dân số sống tại thủ đô Ulan Bato.
Từ thời đại Đế chế Mông Cổ trong suốt thế kỷ 13 và 14, người ta đã bắt gặp hình ảnh dân cư du mục di chuyển khắp lãnh thổ. Ngày nay, người dân du mục Mông Cổ chiếm khoảng 30% dân số cả nước. Tuy nhiên, trong khi tốc độ hiện đại hóa của thế giới đang phủ sóng mọi ngõ ngách kể cả những nơi hẻo lánh, xa xôi nhất, thì cuộc sống du mục tại Mông Cổ trở thành đề tài hiếm hoi trên trái đất.
Người dân du mục Mông Cổ chăn thả hươu, cừu, dê, lạc đà, bò Tây tạng và ngựa giống như tổ tiên họ trước đây.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện ông nội được chiến sĩ Mông Cổ giải cứu khi bị cầm tù trong Thế chiến II, từ lâu nhiếp ảnh gia Lagrange đã say mê đất nước và con người Mông Cổ. Theo lời của nhiếp ảnh gia, lần đầu tới đây, quốc gia này mới chỉ bắt đầu mở cửa đón du khách.
Bằng trải nghiệm thực tế, ông nói " Vào thời kì dưới sự cai trị của Liên Xô, người Mông Cổ cách ly với bên ngoài. Công nghệ chưa phát triển, truyền thống chăn thả gia súc vẫn còn phổ biến."
Một tháng dòng lúc mới đến, ông Lagrange chủ yếu chụp ảnh phong cảnh và con người Mông Cổ. Nhưng khi trở về, nhìn vào bản đồ địa lý Mông Cổ, ông mới hụt hẫng vì những gì mình thấy vẫn còn chưa đủ về Mông Cổ và háo hức muốn khám phá thêm.
Hồ Khvsgl, nằm gần biên giới với Nga, chứa gần 70% nước ngọt của Mông Cổ. Vào mùa đông, mặt hồ đóng băng hoàn toàn.
Trong những lần tới Mông Cổ tiếp đó, Lagrange và tài xế bản địa đã dò hỏi thông tin từ người du mục qua đường, vì các bộ lạc du mục thường biết vị trí của nhau dựa vào thời gian trong năm và điều kiện thời tiết cụ thể ở mỗi vùng.
Lagrange cảm thấy ấn tượng về người du mục Mông Cổ ở chỗ: họ không chỉ gần gũi với thiên nhiên mà còn có tinh thần đoàn kết cao trong bộ lạc.
Ở Mông Cổ, mỗi cá nhân đều góp phần quan trọng duy trì cuộc sống du mục.
Lagrange cho biết "Đôi khi bạn có thể đi hàng dặm nhưng vẫn không thấy bất kỳ ngôi làng nào. Tuy nhiên, lại có rất nhiều ger (lều trại truyền thống của người Mông Cổ) dùng để tránh rét và dự trữ thức ăn.
Thực tế khắc nghiệt của cuộc sống du mục ở Mông Cổ, bão cát dữ dội trong mùa xuân và nhiệt độ -35F trong mùa đông buộc người du mục phải có tinh thần đồng đội, đoàn kết cao. Trong các nhóm du mục Mông Cổ, đàn ông, phụ nữ và trẻ em có sức lực thường gánh trách nhiệm dựng trại, chăn gia súc và chuẩn bị bữa ăn không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Một gia đình du mục ở làng Tsengel, Mông Cổ tụ họp trong lều dùng bữa. Người dân ở khu vực này, gần biên giới Kazakhstan, chuyên săn đại bàng
Ngày nay, lối sống du mục truyền thống dần thay đổi khắp Mông Cổ. Người du mục có thể sử dụng điện thoại di động gửi tin nhắn không cần đi hàng dặm mới có thể gặp nhau chuyện trò. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến các tập tục chăn thả gia súc lâu đời. Ngày càng nhiều thế hệ trẻ đổ từ nông thôn về thành phố, nhằm tìm kiếm việc làm và học tập.
Lagrange nói: "Bản sắc du mục của đất nước này có thể sẽ sớm biến mất. Tôi muốn ghi lại dấu ấn và dư âm của lối sống này trước khi nó biến mất mãi mãi".
Sở dĩ người du mục Mông Cổ có thể di cư và thích nghi với nhiều vùng đất đều nhờ vào vốn hiểu biết và bản năng sinh tồn được truyền qua nhiều thế hệ.
Gần 20 năm sau lần đầu đến Mông Cổ, ông Lagrange đã chụp được 185 bức chân dung và ảnh phong cảnh (cả ảnh màu lẫn ảnh đen trắng). Các tác phẩm nghệ thuật này mang đến cái nhìn thực tế về những thăng trầm trong cuộc sống du mục tại Mông Cổ.
Lagrange nói: "Tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi nhưng tôi thấy Mông Cổ có địa hình khá bằng phẳng, ngoại trừ dãy núi Altai ở phía tây".
Trong những năm gần đây, mùa đông ở Mông Cổ đã ấm hơn.
Theo petrotimes.vn
Khám phá cuộc sống du mục của bộ lạc chăn tuần lộc Tsaatan Tính đến nay, Tsaatan bộ lạc du mục nuôi tuần lộc chỉ còn khoảng 60 người, họ là người dân Mông Cổ nằm sâu trong rừng già Taiga thâm u ở cực bắc, giáp ranh biên giới Nga và Mông Cổ. Đây là nơi chứng kiến cuộc sống của những người du mục 'chân chính' cuối cùng trên thế giới cùng đàn tuần...