Cuộc sống du mục của những người cạo nhựa thông
Hàng trăm lao động từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên dựng lán bạt, ăn ở dưới những tán rừng để làm nghề cạo mủ thông.
Kon Tum hiện có khoảng 8.000 ha rừng thông tập trung ở các huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Đăk Hà…, do Công ty TNHH MTV Nguyên liệu Giấy miền Nam quản lý.
Các đối tác của công ty nhận khai thác mủ, sau đó giao khoán cho người lao động. Họ chủ yếu từ Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng…
Khi lấy nhựa, người thợ phải tuân theo một quy trình và kỹ thuật khai thác, bảo đảm sự sinh trưởng và phát triển của cây thông. Trong 2 năm, một cây chỉ được cạo dài không quá 25 cm, rộng dưới 45% thân cây.
Mỗi cây thông cho nhựa từ 0,5 đến một kg trong một tháng. Nhưng mỗi ngày người đi lấy phải đều đặn cạo lớp vỏ cây để nhựa chảy ra.
Một túi nylong đặt dưới gốc thông để hứng nhựa. Cuối tháng khi nhựa đông cứng, người đi lấy sẽ gom các túi nylon này và đóng gói bán cho chủ giao khoán 10.000 đồng mỗi kg.
Chị Đặng Thị Liễu, 40 tuổi, quê Lạng Sơn, vào Kon Tum hơn 20 năm trước. Khi hôn nhân đổ vỡ, chị dắt hai đứa con trai vào dựng lán ở dưới những tán rừng ở huyện Đăk Hà, Tu Mơ Rông, làm nghề cạo nhựa thông gần 10 năm. Riêng cô con gái đầu 17 tuổi của chị về lại quê làm công nhân.
Video đang HOT
Hai năm nay chị nhận cạo 4.500 cây thông ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô. Chị và con trai (14 tuổi, bỏ học từ lớp 5) cạo mỗi tháng thu nhập khoảng 14 triệu đồng, trừ các khoản mắm muối, gạo, thuốc… còn dư ra được 9 triệu đồng.
Cầm dụng cụ cạo mủ mỗi ngày, hầu hết các lao động làm nghề này đều bị chai sần ở lòng bàn tay dù đã đeo bao tay. Vết chai sần lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thời gian làm việc nhiều hay ít.
Năm học vừa rồi, trước khi đi làm chị Liễu phải đưa đón con đến trường, cách khoảng 5 km. Nhưng nay nghỉ hè, đứa con trai 7 tuổi chỉ biết chơi một mình quanh căn lều, bầu bạn với con mèo và chiếc xe đẩy bằng gỗ tự chế.
Do ở trong rừng, xa nguồn nước, chị Liễu thường hứng nước mưa trữ trong xô chậu trữ để dùng sinh hoạt.
Chén bát sau khi rửa xong, được tráng lại nước sạch chở từ những nhà dân gần đó. Nước uống, nấu cơm, rửa rau… đều xin từ nhà dân. “Năm nay may mắn nhận được rừng thông ở cạnh đường và gần nguồn nước sạch nên thuận tiện hơn”, chị Liễu nói và và cho biết, những lần trước ở sâu trong rừng nên phải dùng hoàn toàn nước suối. Trong gần 10 năm làm nghề, ba mẹ con chị đã di chuyển 5 nơi.
Chị Liễu ăn tối cùng đứa con út trong lúc người con thứ 2 đang tắm rửa. Hôm nay chị về muộn, không kịp nấu cơm, mẹ con chị Liễu ăn tạm mì tôm cùng vài miếng thịt còn lại từ trưa.
Cách lán của chị Liễu hơn 500 m, là căn lều “dã chiến” rộng chừng 15 m2 của ông Mai Hồng Phượng, 63 tuổi, quê huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ông Phượng cho biết, người thợ cạo chỉ làm nhà tạm bợ trong rừng để tiện di chuyển. Gặp lúc mưa gió, lều thường xuyên thấm dột.
Trong 8 năm làm nghề, ông đã dựng 3 căn lều tại cánh rừng xã Măng Ri, Ngọc Yêu và huyện Tu Mơ Rông. Hai đến ba năm, khi cây thông hết nhựa, ông phải di chuyển sang cánh rừng khác. Năm sau, ông Phượng dự định sang huyện Chư Păh, Gia Lai, tiếp tục nhận khoán cạo mủ thông.
Ông Phượng một mình rời quê vào Tây Nguyên mưu sinh, hai năm nay chưa về thăm vợ con. “Tết vừa rồi vì dịch bệnh nên không thể về quê thăm người thân”, ông Phượng nói.
Năm nay ông nhận cạo 3.500 cây thông ở xã Đăk Trăm, thu nhập 6-7 triệu đồng một tháng. Những lúc rảnh rỗi, ông đùa giỡn với con chó của mình.
Sau một tháng, khi những túi nylon đã đầy nhựa thông, ông Phượng thuê thêm 4 lao động địa phương (một ngày công 150.000 đồng) để thu gom trong hai ngày.
Nhựa thông sau khi thu gom lại, người lao động đổ vào bao rồi dùng gậy đâm cho nhựa thông nhão ra, khâu bao lại.
Nhựa thông chế biến dầu sơn các loại đồ gỗ, keo trong sản xuất giấy và một số ứng dụng trong công nghiệp điện, chất đốt…
Điểm tập kết nhựa thông, khi đủ sản lượng, công ty sẽ đến thu mua. Mỗi bao nặng trung bình 70 kg.
Cty khai thác sâm Ngọc Linh dính hàng loạt sai phạm
Ngày 7/1, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, kết luận thanh tra số 07 (ngày 18/12/2020) của Thanh tra tỉnh Kon Tum chỉ rõ nhiều sai phạm tại Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô- một trong những nơi trồng và khai thác sâm Ngọc Linh (thuộc UBND tỉnh Kon Tum, viết tắt là Cty Lâm nghiệp Đăk Tô).
Ngoài củ thì hạt và lá sâm Ngọc Linh có giá hàng chục triệu đồng 1kg
Theo đó, năm 2019, kế toán Cty Lâm nghiệp Đăk Tô không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định. Đặc biệt, năm 2018, việc phân bổ vốn hàng bán chưa phù hợp, dẫn đến việc thanh toán chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ chưa đúng theo hợp đồng đã ký.
Cùng với đó, thanh tra tỉnh phát hiện, diện tích quản lý, sử dụng của Cty Lâm nghiệp Đăk Tô có sự chênh lệch lớn nhưng đơn vị này không báo cáo để xử lý. Ngoài ra, công ty này chưa theo dõi, cập nhật đầy đủ đối với diện tích bị người dân phá rừng làm nương rẫy...
Kết luận cũng chỉ rõ, mức giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư quản lý chưa tạo thu nhập ổn định từ rừng nên còn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép của chính những người tham gia; các hoạt động kiểm tra, tuần tra truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng của Cty Lâm nghiệp Đăk Tô chưa được lập kế hoạch cụ thể.
Cty Lâm nghiệp Đăk Tô quản lý, sử dụng khoảng 30 nghìn ha trên các huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Tu Mơ Rông (đều thuộc tỉnh Kon Tum) với chức năng chăm sóc và trồng rừng, trồng cây dược liệu, khai thác gỗ và lâm sản khác...
Riêng sản phẩm sâm Ngọc Linh được công ty này đưa vào khai thác từ năm 2018, tuy nhiên, kết luận cho biết, công tác giám sát chỉ thực hiện với sâm củ các loại (1kg củ sâm Ngọc Linh 6 năm tuổi có giá gần 200 triệu đồng- PV); còn thân, lá và hạt còn bỏ ngỏ, dù sản phẩm phụ này cũng có giá trị (1kg lá sâm Ngọc Linh khô có giá khoảng 40 triệu đồng - PV).
Hà Tĩnh: Huy động hàng trăm người dập lửa cứu rừng trong đêm Lúc 23h45 đêm 3/7 tại khu vực rú Bụt, gần chùa Bụt Sơn, thuộc địa bàn thôn Thượng Hà (xã Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xảy ra 1 vụ hỏa hoạn trong đêm, làm thiệt hại khoảng 3ha rừng thông và keo. Vụ cháy rừng diễn ra tại khu vực rú Bụt, gần chùa Bụt Sơn, thuộc địa bàn thôn Thượng...