Cuộc sống đơn chiếc, không vợ con của anh em Bạch Long – Thành Lộc
Là hai anh em ruột song số phận của nghệ sĩ Bạch Long – Thành Lộc lại có sự khác biệt. Ở tuổi xế chiều, họ lựa chọn cuộc sống độc thân, tận hiến vì nền nghệ thuật.
Nghệ sĩ Bạch Long và NSƯT Thành Lộc là hai anh em ruột, sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật lâu đời ở phía Nam với cha là NSND Thành Tôn, mẹ là nghệ sĩ Huỳnh Mai. Các chị em của họ Bạch Liên, Bạch Lý, Bạch Lê, Bạch Lựu cũng là những gương mặt tài danh của sân khấu cải lương một thời.
NSƯT Thành Lộc và anh trai – nghệ sĩ Bạch Long.
Dù là người một nhà nhưng cả hai nghệ sĩ sống xa nhau từ nhỏ. Trong khi Bạch Long được gửi cho người cô ruột gần nhà chăm, Thành Lộc vẫn được ở cùng đấng sinh thành vì sức khỏe yếu bẩm sinh, nhiều bệnh tật.
Dẫu vậy, tình anh em giữa Bạch Long và Thành Lộc vẫn rất khăng khít. Cả hai nam nghệ sĩ vào nghề từ khi còn rất nhỏ. Nhiều năm qua, họ vẫn bám trụ và trở thành những gương mặt gạo cội hàng đầu của sân khấu phía Nam.
Bạch Long: Ở nhà thuê, đi xe máy
Bạch Long vào nghề với vai trò là một nghệ sĩ cải lương nối nghiệp gia tộc. Ngoài ca diễn, anh dồn tâm huyết thành lập đoàn Đồng ấu Bạch Long với mục tiêu đào tạo thế hệ kế thừa.
Những cô đào nổi bật hiện nay như: Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương,… đều là học trò của anh. Khi cải lương xuống dốc, Bạch Long rơi vào cảnh trắng tay vì toàn bộ vốn liếng đều trót mang đầu tư vào sân khấu.
Video đang HOT
Dù khó khăn, Bạch Long không muốn về ở cùng hay nhờ cậy Thành Lộc vì sợ phiền lụy em trai.
Nếu cậu em Thành Lộc chiếm lĩnh vị trí hàng đầu sân khấu kịch nói, Bạch Long lại nhiều lận đận với nghề. Có giai đoạn anh thất nghiệp suốt 4 năm, phải sống nhờ sự giúp đỡ của học trò, đồng nghiệp. Vì thương anh, Thành Lộc nhiều lần gợi ý giúp đỡ, đưa về chung sống cùng nhưng Bạch Long từ chối. Nghệ sĩ chia sẻ vì lòng tự trọng riêng của bản thân nên không muốn là gánh nặng của em trai.
Từ thập niên 2000, Bạch Long chính thức chuyển sang lĩnh vực kịch nói. Anh về chung sân khấu Idecaf với em ruột và gắn bó với các vở chính kịch, hài kịch, kịch thiếu nhi suốt nhiều năm qua. Bạch Long cũng tiếp nối con đường sư phạm khi công tác giảng dạy tại trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM.
Từng có một thời tuổi trẻ đào hoa nhưng ở tuổi 62, Bạch Long sống cô độc. Nam nghệ sĩ thuê căn trọ nhỏ ở một mình suốt gần 20 năm qua. Trong bài phỏng vấn với VietNamNet, Bạch Long nói anh lựa chọn sống an phận với cuộc sống không nhà cửa, vợ con. Dẫu tủi thân và tiếc nuối quá khứ, anh tự an ủi và động viên phải sống tốt những tháng ngày còn lại. Nam nghệ sĩ chỉ mong ơn trên cho một giấc ngủ rồi ra đi vì rất sợ cảnh bị bệnh tật hành hạ như nhiều đồng nghiệp.
Thành Lộc: Sự nghiệp thăng hoa, tuổi xế chiều đơn độc
Khác với anh trai, Thành Lộc từ nhỏ được định hướng theo đuổi mảng kịch sân khấu. Gần 40 năm trên sân khấu, nam nghệ sĩ đã nhập vai gần 700 vai diễn ăn sâu trong tâm trí khán giả. Anh được mệnh danh “phù thủy sân khấu” khi hóa thân vào mọi kiểu nhân vật khiến người xem khóc cười theo mình.
Thành Lộc vẫn say nghề và nhiệt huyết sau nhiều năm gắn bó.
Ở tuổi 60, nghệ sĩ vẫn miệt mài với những vai diễn trên sân khấu, đóng phim điện ảnh, bận rộn vào thời điểm người khác đã phải ngơi nghỉ. Thành Lộc còn giữ vai trò Phó giám đốc Idecaf với trách nhiệm lèo lái và giữ sân khấu luôn sáng đèn.
Say mê, đầy cảm hứng về nghề nhưng Thành Lộc luôn kín tiếng đời tư. Nhiều năm qua, anh sống đơn độc một mình và hài lòng với cuộc sống này. NSƯT tâm niệm trả ơn cuộc đời bằng cách sáng tạo nghệ thuật và cống hiến cho khán giả những tác phẩm hay, ý nghĩa. Ở phương diện cuộc sống, anh xem nỗi cô đơn là “bệnh trời cho”, giúp bản thân có không gian riêng và tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
“Lúc 35 tuổi, tôi có thể còn quằn quại khi cô đơn. Nhưng bây giờ tôi đã quen và thích sống một mình. Tôi thấy hạnh phúc vì đang yêu và có những người bạn tâm giao, làm ở nhiều ngành nghề Chúng tôi học hỏi lẫn nhau hoàn thiện bản thân”, Thành Lộc chia sẻ. Nam nghệ sĩ cũng bày tỏ nguyện vọng khi qua đời anh sẽ hiến xác cho y học, bởi quan niệm con người nằm xuống cũng phải cống hiến phút cuối sao cho có ích.
Hai anh em Thành Lộc – Bạch Long hạn chế nhắc về nhau dù rất gắn bó, gần gũi.
Cả Bạch Long và Thành Lộc đều có điểm chung là lựa chọn cuộc sống một mình tuổi xế chiều. Họ sống một đời tận hiến vì nghệ thuật và đón nhận niềm vui từ tình cảm, sự trân quý từ khán giả. Dù là anh em ruột thịt, cả Thành Lộc và Bạch Long hạn chế nhắc về đối phương trên các phương tiện truyền thông. Cả hai chỉ âm thầm dõi theo nhau và giúp đỡ khi thực sự cần thiết. Trên hết, họ muốn giữ lòng tự trọng và tình cảm gia đình sau những phù phiếm, ồn ào của ánh hào quang sân khấu.
NSƯT Vũ Luân: "Thầy Bạch Long là người thầy tôi tôn kính, dù thầy không giàu có"
"Tôi vẫn nhớ như in những lời thầy Bạch Long nói khi giao cho tôi một vai kép lớn" - NSƯT Vũ Luân nói.
Mới đây, chương trình Ký ức ngọt ngào đã lên sóng với sự tham gia của NSƯT Vũ Luân và nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng.
Mở màn chương trình, nghệ sĩ Vũ Luân khiến MC Quyền Linh và khán giả phải trầm trồ khi xuất hiện cùng một bộ trang phục thêu hoa tỉ mỉ như long bào. MC Quyền Linh tò mò hỏi thì nghệ sĩ Vũ Luân tiết lộ:
Nghệ sĩ Vũ Luân giới thiệu bộ trang phục kỷ niệm
"Đây chính là kỷ vật quý giá trong sự nghiệp của tôi. Tôi mặc bộ trang phục này trong vai diễn đầu tiên khi về đoàn Đồng Ấu của thầy Bạch Long.
Tôi vẫn nhớ như in những lời thầy nói khi giao cho tôi một vai kép lớn. Thầy bảo sẽ cho tôi hát vai văn trước. Trong khi đó, ở cái nghề Hồ Quảng của tôi, vai võ dễ hát hơn vai văn.
Hát vai văn phải nuôi cảm xúc, nếu non nghề thì không thể nuôi được, còn vai võ thì làm bộ tịch là được. Nhưng không hiểu sao thầy lại thử thách tôi.
Có lẽ vì tôi múa hơi tệ nên thầy cho tập vai văn, chứ múa võ thì thầy không dám cho. Tôi còn con nít, diễn chưa tới thầy cũng cho qua. Nói chung, thầy Bạch Long là người thầy tôi rất tôn kính, dù thầy không giàu có, danh tiếng như nhiều nghệ sĩ khác".
Thực ra, bộ phục trang này là tôi làm lại thôi vì bộ phục trang gốc đã trải qua mấy chục năm nên rách rồi. Tôi làm bộ này diễn lại và làm y hệt như những ngày đầu tôi bước lên sân khấu. Mỗi lần mặc nó vào, quá khứ lại hiện về trong tôi".
Nghệ sĩ Vũ Luân tâm sự về nghệ sĩ Bạch Long
Tiếp nối câu chuyện về quá khứ của Vũ Luân, nghệ sĩ Thanh Hằng cũng tâm sự:
"Vào thập niên 90, khi đi chạy show giữa các rạp, tôi cũng từng mặc nguyên bộ phục trang cải lương đồ sộ, rườm rà giống Vũ Luân rồi chạy xe máy vì không đủ thời gian thay đồ.
Lúc đó tôi chạy xe máy ngoài đường, ai cũng nhìn vì thấy kỳ quặc quá. Tôi cũng hơi ngại nhưng vì công việc nên phải chấp nhận.
Kỷ niệm đáng nhớ của tôi chính là trích đoạn Truyền thuyết về tình yêu. Tôi sẽ trình diễn lại trích đoạn này cho mọi người cùng xem".
Nghệ sĩ Thanh Hằng
Sau khi xem nghệ sĩ Thanh Hằng diễn lại trích đoạn đó, MC Quyền Linh khâm phục nói: " Chị Thanh Hằng quá xuất sắc. Có thể mọi người không để ý nhưng tôi học diễn xuất nên coi chị diễn cảm thấy thích lắm,
Chị Thanh Hằng diễn hay tới mức như không phải là diễn, giống như từ trong tâm hồn xuất ra vậy. Chị Thanh Hằng là một người đa tài, có khả năng thể hiện cả bi, hài lẫn ác
Tôi mong rằng nghệ sĩ trẻ như Ân Thiên Vỹ và Khánh Tâm phải học hỏi những cây đa, cây đề như chị Thanh Hằng, Vũ Luân để sân khấu truyền thống ngày càng phát triển".
Nghệ sĩ Thanh Hằng nghe vậy sung sướng nói thêm: " Chính kịch bản này đã giúp tôi đoạt Huy Chương Vàng toàn quốc năm 1991 giải Trần Hữu Trang".
Nhóm Líu Lo 'Chuyện ngày xưa' sau 21 năm Sau 21 năm, các thành viên nhóm Líu Lo của chương trình Chuyện ngày xưa vẫn theo đuổi đam mê nghệ thuật, kín tiếng cuộc sống riêng. Chuyện ngày xưa phát sóng từ tháng 6/2000 trên kênh HTV, dành cho đối tượng trẻ em. Dẫn chương trình và hóa thân thành các nhân vật trong kịch là 5 nghệ sĩ: Thành Lộc, Thanh...