Cuộc sống điền viên vô tư lự của 9x Lâm Đồng trong mùa dịch Covid-19
Dịch Covid-19 hoành hành khiến công việc của nhiếp ảnh 9x Vương Quốc Phong đóng băng hoàn toàn. Anh quyết định trở về quê nhà ở Lâm Đồng, trồng rau, nuôi gà, tận hưởng cuộc sống.
9x Vương Quốc Phong giữa cánh đồng xanh mướt trên cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng.
Suốt 1 tháng qua, công việc của Vương Quốc Phong (sinh năm 1995) đã đóng băng. Anh là một nhiếp ảnh gia tự do tại TP.HCM. Ngành dịch vụ này đã chịu một đòn đánh nặng nề do dịch bệnh Covid-19.
“Mình quyết định về quê một thời gian để xả stress, lấy lại năng lượng để mai mốt quay lại làm việc tích cực hơn”, Phong chia sẻ.
Quốc Phong sinh ra trên miền cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng, mảnh đất nổi tiếng màu mỡ. Gia đình anh có khoảng 1 mẫu đất ở quê, trồng nhiều loại hoa quả, rau củ nhưng không kinh doanh mà chỉ phục vụ nhu cầu trong nhà.
“Ở đây chủ yếu người dân trồng cà phê, xen vào trồng cây ăn trái. Nhà mình trồng mãng cầu, mận, chôm chôm, bơ, mít, thanh long, ổi, xoài… Rau thì trồng theo mùa. Mùa này gia đình mình trồng rau cải và bắp là nhiều nhất. Nhà mình cũng nuôi gà nên ăn gà và trứng thoải mái”, Phong kể.
Nhật ký về cuộc sống điền viên của chàng trai 9X khiến nhiều bạn bè thành phố ngưỡng mộ.
Nhiếp ảnh 9x này nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội khi chia sẻ về cuộc sống thảnh thơi ở quê nhà trong những ngày dịch bệnh.
Trở về quê nhà, Phong dường như đã bỏ lại cuộc sống xô bồ, vội vã của thành phố Sài Gòn ở phía sau lưng. Anh lại là một chàng trai nông thôn như thưở nào, mặc quần đùi, áo ba lỗ ra vườn gieo hạt, trồng rau, hái trái chín phụ giúp gia đình.
“Mình ở đây từ nhỏ nên biết trồng và chăm cây cối. Hàng ngày chủ yếu mình phụ trách tưới cây, hái rau, hái trái chín.
Ở quê mình mọi người sống gần gũi, nhà ai có nhiều trái cây ăn không hết thì bán bớt cho những người trong khu vực gần đây. Nhưng thông thường mọi người hay biếu, tặng bà con, hàng xóm.
Hôm nay cho nhà này một ít, hôm sau nhà khác có gì ăn lại cho mình. Ăn qua ăn lại vui lắm. Nên về quê thấy ấm lòng hơn ở thành phố”, chàng trai trẻ tâm sự.
Trái bơ và mận (roi) trĩu cành trong vườn nhà Phong. Nhiều trái rụng vì không kịp hái khá đáng tiếc.
Video đang HOT
Cải non, rau lang, bắp mơn mởn xanh tươi. Anh Phong kể, mùa này, rau xà lách cũng lớn rất nhanh.
Ở gần gia đình khiến chàng trai trẻ như được nạp thêm năng lượng, mặc dù thỉnh thoảng gặp mọi người bị trêu là chàng “thất nghiệp” nhưng Phong tin khi dịch qua đi, cậu sẽ có thêm năng lượng để sống và làm việc hiệu quả hơn.
“Cuộc sống vô tư lự đã lâu rồi mình không được tận hưởng”, Phong nói.
Hàng ngày, anh chỉ có vài việc vặt. “Sáng mình phụ mẹ bán quán tạp hóa nhỏ của gia đình, xem trong nhà có việc gì thì góp một tay. Tới trưa, mọi người ra vườn tìm đồ ăn rồi nấu nướng. Ăn xong rồi đi ngủ.
Chiều mình thường tập thể dục, rồi xuống vườn tưới rau, hái trái cây, lâu lâu làm đất, làm cỏ, bón phân… Ngày của mình đơn giản vậy thôi”.
“Về quê sống an nhàn, nhưng mình còn trẻ phải bôn ba trước đã. Hết dịch mình sẽ trở lại Sài Gòn làm việc”, Vũ Quốc Phong nói.
Rau húng mà theo anh Phong là sẽ ngon tuyệt nếu ăn với thịt gà luộc.
“Rau má mẹ hái dưới bìa suối, nhiêu đây xay được mấy lít rau má”, anh Phong chia sẻ.
Tiêu tươi sẵn trong vườn nhà.
“Nhà nuôi gà nên trứng nhiều, làm bánh flan ăn cho mau hết. Kết quả hơi bị đỉnh nha, ko một hạt rỗ”, trích nhật ký của anh Phong.
Ngày ngày được ăn những món ăn mẹ nấu.
Và ngắm bầu trời cao nguyên vào những buổi chiều tà.
M.C
Ảnh: NVCC
Còn cả chuỗi ngày dài ở nhà tránh dịch, hội chị em vẫn hừng hực khí thế nấu ăn, ngờ đâu kết quả toàn "nữ công gia phá"
Giấc mơ trở thành siêu đầu bếp của nhiều cô nàng lại tiếp tục vụn vỡ khi họ được đóng vai "thực khách" nếm trải những món ăn kinh dị do chính mình làm ra (!)
Trong những ngày rảnh rỗi quá hóa cuồng tay chân như này, lọ mọ trong bếp chính là lựa chọn xả stress nhiều nhất của các chị em. Mặc dù lắm người chả thích đóng vai bà nội trợ đảm đang đâu, nhưng ngoài việc nằm giường cày phim, bò ra dọn dẹp nhà cửa đến nỗi không còn 1 hạt bụi, thì cuộc sống còn thú vui nào dễ giết thời gian hơn là nấu ăn?
Việc nấu ăn mang lại nhiều niềm vui, nhưng nếu thành quả dở hơi thì người nấu rất dễ rơi vào trạng thái... trầm cảm. Bình thường các chị em chỉ thích khoe đồ đẹp đồ ngon, nhưng dịp ở nhà tránh dịch đã khiến các nàng đua nhau khoe những món thất bại, tuy không vẻ vang gì nhưng hài hước thì vô đối.
Sự kết hợp giữa nỗi ám ảnh cuồng mèo và ở nhà rảnh rỗi sinh nông nổi.
Trên mạng dạy luộc trứng lòng đào như nào thì tôi làm y như vậy, sao kết quả ra cái đống be bét gì thế này???
Có logic nào để giải thích việc tôi làm đúng như clip dạy làm trứng bọt biển siêu bồng bềnh mềm mịn trên YouTube xong giờ nó ra cái đống cháy thui kia không?
Xin lỗi các thầy cô viết sách dạy nấu ăn, học trò bất tài vô dụng...
Đó là câu chuyện đau lòng về đàn nhím do tôi nặn ra, cuối cùng nó thành 1 bãi tăm chiên giòn.
Bánh bột lọc nhà người ta và bánh do tôi thể hiện, tôi đã sai ở chỗ nào???
Tuổi trẻ ai chẳng có lúc sai lầm, nhất là chuyện nấu ăn lại còn tùy khả năng thiên phú (!)
Lynk
Phải đóng cửa hàng phòng dịch, ông chủ 9x bày đủ trò lầy lội trên Tiktok, cosplay Sơn Tùng và sự thật là chiêu marketing rất hiệu quả Những trò lầy lội mà ông chủ nhỏ này bày ra không chỉ mang lại tiếng cười cho mọi người, còn là cách marketing hiệu quả cho shop quần áo. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công tác phòng chống dịch Covid-19, hầu hết các cửa hàng thời trang đã phải tạm đóng cửa. Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng...