Cuộc sống địa ngục vì nỗi oan thấu trời
Ở cái tuổi 79, bà Đặng Thị Nga có một sự minh mẫn đến kỳ lạ, có lẽ ba thập niên đi kêu oan đã tôi luyện cho bà điều ấy.
Nhưng nhìn sâu hơn, vẻ đau buồn vẫn hiện rõ trên từng nếp da nhăn, từng đầu ngón tay, từng khóe mắt của bà.
“Không có người đàn bà nào trên đời khổ như tôi, đã mất chồng còn mang tiếng giết chính chồng mình” – bà Nga ngồi khép mình trong căn nhà cấp bốn xiêu vẹo, sụt sùi khi mở đầu câu chuyện với PV.
Bà nói kể từ cái ngày định mệnh khi chồng qua đời, 28 năm qua, cuộc sống với bà chẳng khác gì địa ngục. Nghèo đói, thiếu vắng trụ cột gia đình, tiếng oan sát hại chồng…, hàng trăm nỗi đau ngày đêm đè lên đôi vai gầy, cào xé tâm can bà.
“Nhìn hai con bị bắt, tôi chỉ kịp nghĩ rằng chúng sẽ chết oan mất thôi và cả mình nữa cũng sẽ không thoát. Và đúng một tuần sau tôi bị dẫn đi. Hoảng sợ, đó là cảm giác duy nhất lúc đó tôi còn nhớ, bị bắt rồi, ba đứa con nhỏ ở nhà ai sẽ nuôi chúng?” – bà Nga gạt nước mắt kể lại.
Thời gian đầu, bà nhất quyết không nhận tội dù bị cán bộ điều tra tra khảo, ép cung. Thế nhưng khi được gặp nhau, hai người con trai chấp nhận đi tù và khuyên bà nhận tội để có cơ hội về nuôi các em, đi kêu oan.
“Tôi nói với cán bộ điều tra “Vâng, con giết nó!”. Gọi chồng mình bằng nó, nghĩa là tôi quyết định dứt mọi tình cảm để mà nhận tội. Có lẽ không ai hiểu được nỗi đau này” – bà bật khóc.
Về nhà thụ án treo, bà bắt đầu nhờ người soạn đơn để kêu oan. Dành dụm từng đồng, mỗi tháng một lần bà lại khăn gói về thủ đô tìm đến các cơ quan tố tụng trung ương cầu cứu. Mỗi lần như thế bà đều phải đi lén lút vì sợ cơ quan chức năng biết đi khỏi địa phương sẽ bắt bà ở tù thì chẳng còn ai đi nữa.
“Nhiều lúc ra đường người ta dè bỉu tôi là kẻ giết chồng, những lúc đó tôi chỉ muốn xông đến đánh nhau nhưng rồi cũng kìm lại được. Nhìn cảnh mấy đứa con suy sụp vì mang tiếng giết cha, tim tôi như muốn vỡ…” – bà nhớ lại.
28 năm chờ đợi, cuối cùng gia đình bà cũng được minh oan. Nhưng sự minh oan này là quá muộn, nhất là với con trai bà – ông Trịnh Công Hiến, người đã chết khi vẫn mang nỗi hận sang thế giới bên kia.
Ngày bị bắt, ông Hiến chính là người khuyên bà Nga nhận tội để có cơ hội về nuôi các em, cũng là nuôi hy vọng có người ra bên ngoài kêu oan.
Trong tù, với tất cả sự đau đớn, ông xăm lên mình ba chữ “Đời oan trái”. Ông nói khi nào được minh oan thì sẽ tự tay xóa nó đi. Sau 28 tháng tạm giam, ông được trở về nhà với tội danh giết cha lơ lửng trên đầu. Và do không chịu nổi tiếng gièm pha, ông từng tự sát. May mắn, người em trai Trịnh Huy Dương kịp chạy đến đưa ông đi cấp cứu.
Nhưng rồi hàng trăm lá đơn kêu oan không được hồi đáp, ông càng suy sụp. Tiếng oan giết cha ngày này qua ngày khác dần vắt kiệt ham muốn sống của ông. Khi chưa xảy ra vụ án, ông Hiến là người nổi tiếng trong vùng vì sự nhanh nhẹn. Ông có quen một người con gái, đã tính đến chuyện dạm ngõ rồi cưới xin. Thế rồi tai họa ập đến, ông và em trai bị bắt giam. Ở bên ngoài, do không chịu nổi điều tiếng, người con gái kia đã dứt tình đi tìm hạnh phúc mới. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân khiến ông càng suy sụp hơn. Đến năm 2004, ông ra đi trong sự tức tưởi…
Giết chồng, giết cha không đơn giản là một vụ án của hành vi vi phạm pháp luật mà lớn hơn thế, nó là vụ án của đạo đức, của luân lý gia đình, của sự táng tận lương tâm. Bà Nga và hai con đã phải đội tiếng oan đó trong suốt gần ba thập niên.
Video đang HOT
Theo Tuyến Phan
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Bi kịch gia đình phía sau cái chết oan nghiệt của người chồng
Nỗi thù hận cứ dai dẳng mỗi ngày nhen lên một chút, cho đến khi hai con người từng có ba mặt con, từng trải qua những giai đoạn sống chết bên nhau bỗng một ngày trở thành cái gai trong mắt nhau. Tiền chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ, chỉ là giọt nước đầy tràn cái bình bức xúc, chịu đựng của người vợ vốn đã được kìm nén bấy lâu nay.
Trong cái đêm ma quỷ nhảy múa tứ tung trong đầu óc người vợ, chị đã vung gậy giáng những đòn chí mạng khiến người chồng vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội chửi bới, đánh đập vợ con mình thêm một lần nào nữa.
Đòn thù
Khi cậu con trai của vợ chồng anh Phạm Văn Giới (50 tuổi) và vợ là Nguyễn Thị Điệu (46 tuổi, trú tại xã Trung Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) nghe tiếng động mạnh ở buồng của bố, đã tỉnh giấc chạy đến bật điện thì thấy mẹ mình đang cầm đoạn gậy gỗ, vụt lên thân thể người chồng những đòn chí mạng.
Cậu bé 17 tuổi lao vào ôm mẹ van xin mẹ đừng đánh bố nữa thì người mẹ như con thú hét lên: "Mày bỏ ra, để mẹ đập chết nó, nó không chết thì mẹ con mình chết".
Nguyễn Thị Điệu tại cơ quan điều tra.
Cậu con trai túm tay, giữ chặt người mẹ nói: "Con lạy mẹ, con xin mẹ, để mai cho bố ở nhà một mình rồi mẹ con mình đi chỗ khác ở, mẹ đừng đánh bố nữa, bố chảy nhiều máu lắm rồi". Cậu bé giữ người, đẩy mẹ ra gian nhà ngoài làm chiếc gậy trên tay Điệu văng ra. Sau đó, cậu bé gọi người bác nhà ở gần đó bảo ra ngay đưa bố đi cấp cứu.
Khi ấy, Điệu sực tỉnh. Chị ta đi vào trong buồng, lấy một chiếc khăn cuối giường lau máu trên mặt cho chồng. Khoảng 5 phút sau, ông Nguyễn Văn Đảo, là anh trai của Điệu sang nhà, thấy tình trạng nguy kịch của anh Giới liền bảo mọi người thay quần áo rồi cho anh Giới đi viện ngay.
Vinh - con trai của anh Giới đã gọi điện cho anh Sản, ở cùng thôn lái xe ôtô taxi đến chở anh Giới đi viện. Anh Giới được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên cấp cứu khoảng mười lăm phút thì tử vong nên Điệu và ông Đảo đưa anh Giới về nhà.
Mọi người nghe tin chạy đến hỏi thăm, người vợ này đã nói dối chồng mình bị ngã ở chuồng bò dẫn đến tử vong, đồng thời giục gia đình làm ma cho anh Giới thật khẩn trương.
Tuy nhiên, gia đình bên nhà nội của anh Giới nghi ngờ anh Giới không phải bị ngã mà bị đánh chết nên đã tiến hành họp gia đình ở nhà mẹ đẻ của anh này. Tại đây, Điệu vùng vằng: "Lúc bệnh tật thì không thấy hỏi han, giờ lại cứ lằng nhằng" rồi chị ta đứng dậy bỏ về. Điều đó càng khiến cho gia đình anh Giới nghi ngờ có vấn đề gì đó khuất tất đằng sau cái chết của anh Giới nên quyết định báo Công an.
Khám nghiệm hiện trường, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hưng Yên và các đơn vị nghiệp vụ xác định: nguyên nhân chết của nạn nhân là do bị đa chấn thương, chấn thương sọ não, vỡ hộp sọ. Và với con mắt của các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm thì nguyên nhân chết không phải do ngã ở chuồng bò như vợ nạn nhân đã cung cấp.
Bởi nếu thế thì vết máu phải đi từ ngoài vào trong và với vết thương nặng như vậy, nạn nhân không thể đi nổi một bước chứ đừng nói đi được từ chuồng bò vào chỗ ngủ. Còn nếu trường hợp anh Giới bị kẻ khác vào nhà đánh chết thì phải đi qua chỗ nằm ngủ của Điệu, chị này nhất định nghe thấy tiếng kêu cứu.
Mời Điệu lên làm việc, thái độ ráo hoảnh của người đàn bà này khiến các điều tra viên có niềm tin rằng chị ta liên quan đến cái chết của chồng. Điệu liên tục đòi được về nhà để làm ma chay cho chồng.
Chị ta khai nửa đêm có nghe thấy tiếng động ở ngoài chuồng bò và ra đó kiểm tra thì thấy chồng mình đã bị ngã tử vong. Đồng thời, chị ta dựng lên rất nhiều kịch bản, tuy nhiên những lời khai của chị ta không khớp với công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Kiên trì đấu tranh, người đàn bà này một mực ngoan cố, không thừa nhận liên quan đến cái chết của chồng, nhưng một điều đơn giản nhất chị ta không hiểu, đó là chứng kiến việc làm của chị ta chính là cậu con trai 17 tuổi. Và cuối cùng, công tác giáo dục, cảm hóa, đánh vào tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử đã khiến Nguyễn Thị Điệu thay đổi hoàn toàn.
Nguyên nhân hoá ra không chỉ là mâu thuẫn tiền bạc, nó là cả một quá trình đằng đẵng chịu đựng nhau của hai con người tiếng là vợ chồng nhưng những trận cãi vã xảy ra như cơm bữa. Hàng xóm nhà vợ chồng Điệu cứ năm ngày lại thấy họ cãi nhau ba trận.
Theo lời khai của Điệu, ngày 10.9, anh Giới gọi điện thoại cho con rể đang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan hỏi vay số tiền 650 USD. Hôm sau, con rể gửi tiền về thì Nguyễn Thị Điệu đi lĩnh tiền và đưa cho chồng 1.000.000 đồng để mua cám cho bò.
Đến ngày 12.9, anh Giới hỏi Điệu về số tiền thì Điệu bảo đã sử dụng hết vào việc trang trải nợ nần của gia đình nên anh Giới chửi vợ không tiếc lời như mỗi lần hai vợ chồng họ xảy ra mâu thuẫn.
Điệu nói: "Tiền tôi chi tiêu trong gia đình chứ mang đi đâu mà ông chửi tôi" thì anh Giới lấy khăn tắm đập nhiều nhát vào mặt vợ nhưng Điệu không nói gì và cũng không phản ứng lại. Đến khoảng 19h30 cùng ngày, sau khi ăn cơm tối xong và tắt điện đi ngủ thì anh Giới tiếp tục chửi vợ, đồng thời đe dọa: "Từ mai bố mày nhìn thấy mày đi bê bát cơm ăn, bố mày đập chết, mày mà không rời khỏi cái nhà này có ngày bố mày giết chết mày".
Từ lúc bị chồng chửi và doạ giết thì Điệu rất ức chế, bực tức, chị ta lo sợ sẽ bị chồng giết hoặc đuổi khỏi nhà thật nên chưa ngủ được và nảy sinh ý định chờ chồng ngủ say sẽ giết chết. Đến nửa đêm, Điệu đi vào trong gian buồng ngủ kiểm tra xem chồng đã ngủ rồi hay chưa thì thấy anh Giới đã ngủ say.
Thấy vậy, Điệu đi ra nhà ngoài, đi đi lại lại để suy nghĩ và tính toán xem có nên tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hay không. Suy nghĩ một lúc thì người vợ này quyết định sẽ sử dụng đoạn gậy gỗ mà anh Giới thường để dưới gầm giường để giết anh Giới.
Khoảng hơn 24h cùng ngày, Điệu đi vào gian buồng ngủ của chồng, lấy một đoạn gậy gỗ rồi vén màn, dùng hai tay vụt liên tiếp vào người anh Giới... cho đến khi cậu con trai nghe tiếng động chạy đến, nhưng tất cả đã quá muộn.
Cạn tình
Cho đến khi tiếp xúc với chúng tôi, người vợ ấy cũng không hề nhỏ một giọt nước mắt cho người chồng đã ra đi, nhưng khi nhắc đến cậu con trai út, Điệu khóc như mưa. Nỗi đắng cay thân phận người vợ cả đời vất vả cho cuộc mưu sinh của gia đình nhưng lại luôn nhận được sự hắt hủi, thái độ, lời lẽ thô lỗ từ người chồng như được dịp tuôn trào. Có lúc không kiềm chế được, Điệu như gào lên, bao nhiêu ẩn ức một lần bung ra hết.
Phóng viên Chuyên đề CSTC tiếp xúc với đối tượng Nguyễn Thị Điệu.
*Vợ chồng anh chị có mấy cháu?
- Chúng tôi có 3 đứa. Hai đứa lớn đang lao động ở Đài Loan. Đấy, chính thằng con rể nó gửi tiền về cho trả nợ mới sinh ra cơ sự. Ông ấy cứ bảo tôi bao nhiêu tiền cũng tiêu hết, nhưng tôi có tiêu riêng cho tôi đâu, mang đi trả nợ người ta hết. Còn 1 triệu tôi để ở gối cho ông ấy mà cả ngày hôm ấy cứ chửi rủa tôi.
*Mâu thuẫn lớn nhất của anh chị là gì? Xảy ra lâu chưa?
- Ôi giời ôi, chả có ngày nào không cãi nhau. Ông ấy ghen tuông vô lối. Tôi đi làm công tác xã hội, công tác phụ nữ, ông ấy cũng ghen. Tôi đi đâu cũng ko dám ngồi cạnh đàn ông, mà ông ấy cứ lôi tên bố tôi ra chửi. Bố tôi chết mấy chục năm nay rồi.
*Sao chị không chọn giải pháp ly hôn?
- Tôi đưa con bỏ đi vào Nam một lần rồi, ông ấy vào theo, ở trong đấy 8 năm, cứ ghen tuông bệnh hoạn, đến 2012 thì về. Hục hoặc nhau suốt, nhưng tôi cứ nghĩ bỏ chồng thì còn hai đứa con chưa chồng chưa vợ, chúng nó làm sao xây dựng gia đình được. Hơn nữa, cứ sau mỗi lần đánh nhau, ông ấy lại sang nhà xin xỏ, hứa hẹn, thề nguyền, mà phụ nữ mình thì vốn thương người, hết lần này đến lần khác, đâu lại vào đấy.
*Hôm xảy ra sự việc, điều gì khiến chị bức xúc đến vậy?
- Cả ngày hôm đó tôi bị chửi. Như mọi lần, ông ấy lại lôi tên bố tôi ra chửi. Đến chiều tôi mang cơm lên cho bà mẹ chồng tức là mẹ ông ấy ăn cũng bị chửi, lâu rồi ông ấy không ngó ngàng gì đến bà cụ. Chiều đó, tôi ra mộ bố tôi và bố chồng tôi ngồi khóc. Đến tối, ăn cơm xong lên giường đi ngủ, ông ấy mò vào bóp cổ tôi đòi cái kia. Thằng cháu con đứa con gái đang ở Đài Loan nằm cạnh khóc ré lên, thế là ông ấy không làm gì được nên cú chửi tôi.
*Chồng chị có hay uống rượu không?
- Trước đây thì nghiện rượu lắm, ngày nào mà tôi không mua rượu cho uống thì ông ấy đánh tôi chết. Nhưng từ khi suýt chết do uống rượu xong bị cảm, thì ông ấy cũng sợ dần. Ông ấy lạ lắm, tôi nuôi cháu ngoại để con gái và con rể yên tâm làm lụng, ông ấy cứ làu nhàu là "rước voi về giày mả tổ". Mà khổ, con mình cháu mình chứ có phải con nhà ai đâu. Hôm trước, ông ấy chửi tôi, thằng cháu mới hai tuổi rưỡi không biết lại chửi nhại, thế là ông ấy đánh nó tưởng chết ngất.
*Từ hôm bị bắt vào đây, có khi nào chị nghĩ thương chồng không?
- Thú thực là tôi không còn tình cảm, nghĩ bây giờ chỉ thấy thương thằng con út. Lúc cháu lên 4 tuổi thì tôi đi miền Nam làm thuê. Đằng đẵng 8 năm mẹ con xa nhau, về với con mới được mấy năm thì giờ lại biền biệt thế này.
*Chị có nghĩ lựa chọn của mình là dại dột không?
- Mấy ngày đó tôi không nghĩ được gì, như ma làm các cô ạ. Lúc đi ngủ rồi, bị ông ấy bóp cổ, phụ nữ như tôi thì còn cái gì đâu mà hứng thú chuyện đó, lại bị đối xử thô bạo nên tôi căm không ngủ được, uất ức quá khiến tôi không kìm chế được.
Theo Đinh Hiền - Xuân Mai (Cảnh sát Toàn cầu)
Kẻ giết chồng người tình rồi chôn xác lĩnh án tử hình Phát hiện chồng bị bạn đâm chết, người vợ ở Lâm Đồng không phản ứng mà còn cùng với hung thủ tìm cách phi tang xác nạn nhân. Sáng 26/9, TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt Nguyễn Thành Đức (29 tuổi, huyện Bảo Lâm) tử hình về hành vi Giết người; Vũ Thị Tuyết Hương (29 tuổi, vợ nạn nhân) 3 năm...