Cuộc sống địa ngục ở Sirte sau ngày Libya độc lập
Trong bối cảnh người ủng hộ chính phủ mới ăn mừng giải phóng đất nước, người dân ở thành phố Sirte lại thực sự đang phải sống trong địa ngục theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Người ta ví Sirte bây giờ là một “thành phố ma” bởi sự tan hoang và tiêu điều của nó. Những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội NTC và lực lượng trung thành đã biến nơi đây thành một thành phố đổ nát. Tất cả các tòa nhà cao tầng đều bị phá hủy, vỏ đạn vương vãi khắp nơi, điện nước hoàn toàn bị cắt và chỉ còn leo lắt một vài bóng người ở nơi một thời là địa điểm đón tiếp các đoàn ngoại giao quốc tế.
Người dân Sirte trắng tay sau khi trở lại quê hương.
Thế nhưng, đó chưa phải là những điều khủng khiếp nhất. Khắp nơi ở thành phố Sirte đều có vết máu khô, đâu đó trong các tòa nhà là những xác chết vì bom đạn. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã phát hiện hơn 80 thi thể bị bắn chết trong những tòa nhà ở trung tâm thành phố Sirte. Đa số họ là các binh sĩ trung thành bị lực lượng nổi dậy bắt giữ và hành quyết. Tại các khu vực xảy ra giao tranh, xác người nằm lộ thiên mà chưa có người thu dọn. Một mùi chết chóc bao trùm khắp thành phố.
Video đang HOT
“Tôi sẽ không ăn mừng”, Fatma Zidane, một người phụ nữ sống ở Quận 2 thành phố Sirte khẳng định. “Tôi đang rất tức giận. Xem này, ngôi nhà của chúng tôi đã bị phá hủy. Tất cả mọi thứ từ TV, đồ trang sức, điện thoại di động, các thiết bị điện tử đến chăn màn… đều biến mất”. Khắp nơi xung quanh Zidane là những đống đổ nát. La liệt dưới chân cô là vỏ đạn pháo và súng máy.
Không một tòa nhà nào ở Sirte chưa bị bom đạn tàn phá. Những trận pháo kích liên tiếp trong suốt khoảng thời gian bị vây hãm khiến không nơi nào còn nguyên vẹn. Zidane và các chị em cô thuê được một ngôi nhà nhỏ ở Zuwawa, cách Sirte 3km, sau khi buộc phải rời bỏ quê hương hồi trung tuần tháng 9. Họ gần như là những người đầu tiên trở về nhà sau ngày đất nước được giải phóng, nhưng hoàn toàn không có niềm vui mà thay vào đó là sự tức giận và những lo toan cho cuộc sống sau này.
Khắp nơi là cảnh hôi của sau ngày đất nước được giải phóng.
Mùi nước thải tràn ra đường, mùi xú uế từ những thi thể chưa kịp chôn cất, mùi thuốc súng khét lẹt còn vương lại khiến không khí trở nên ngột ngạt đến ghê rợn. Ali Mohammed cũng là một trong những người đầu tiên trở về quê hương. Nhìn cảnh thành phố quê nhà bị tàn phá, anh cay đắng: “Bây giờ chúng tôi không có cả chỗ ăn ngủ. Châu Âu ở đâu? Nước Mỹ ở đâu? Họ đến quê hương chúng tôi và gây ra điều gì thế này? Gaddafi ở đây 42 năm và không hề có chiến tranh, nhưng chính quyền mới tốt đẹp được thành lập liệu có mang lại cho chúng tôi cuộc sống bình yên?”
Đứng trên mái nhà nhìn cảnh tiêu điều khắp thành phố, Zidane đau xót nói: “Mọi người ở Sirte đều ủng hộ ông Gaddafi. Cuộc sống dưới chết độ cũ rất tốt. Chúng tôi không thấy có vấn đề gì cả. Bây giờ ông ấy đã chết. Thiên Chúa ban phước lành cho ông”.
Trong khi đó, lãnh đạo NTC cũng đã lên kế hoạch thành lập một tổ điều tra nhằm làm sáng tỏ cái chết của nhà lãnh đạo Gaddafi, đồng thời lên kế hoạch tái thiết lại Sirte sau khi bị phá hủy gần như hoàn toàn bởi nội chiến. Đây được coi là thành phố nhạy cảm mà chính phủ mới cần chú ý nhiều trong quá trình xây dựng đất nước Libya mới.
Trịnh Duy
Theo Bưu điện Việt Nam
Kho xăng bí ẩn nổ tung tại Sirte, 50 người thiệt mạng
Một kho chứa nhiên liệu tại Sirte (Libya) đã bốc cháy dữ dội hôm 24/10 vì một nguyên nhân chưa thể xác định.
Theo lời các nhân chứng, có ít nhất 50 người đã thiệt mạng trong vụ nổ kho xăng ở ngoại ô thành phố Sirte.
Nhiều người trong số các nạn nhân là dân thường, những người tập trung tại đây để lấy nhiên liệu chia cho mọi người sử dụng.
Nguyên nhân dẫn tới vụ nổ vẫn chưa được xác định, con số thống kê chính xác số nạn nhân thiệt mạng trong đám cháy vẫn chưa có. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Reuters, khoảng 15 chiếc xe hơi đã bốc cháy bên ngoài kho xăng và ít nhất 2 thi thể đã được đưa ra khỏi đám cháy.
Vụ nổ kho nhiên liệu một lần nữa lại làm dấy lên mối lo ngại về sự lan tràn bạo lực ở Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi.
Theo Giáo Dục VN
Ông Gaddafi đã chạy trốn như thế nào? Sau 42 nắm quyền lực tuyệt đối ở Libya, Đại tá Muammar Gaddaif, cố Tổng thống Libya bị phế truất, đã trải qua những ngày cuối cùng của đời mình trong sự bất chấp và ảo tưởng, sống sót qua ngày bằng gạo và mì ống mà các vệ sĩ trung thành lấy được từ những ngôi nhà bỏ hoang của dân ở...