Cuộc sống của sinh viên trường đại học danh giá nhất nước Anh có gì đặc sắc?
Tại trường Đại học Oxford, sinh viên phải chịu áp lực học tập cao để cạnh tranh với những cá nhân ưu tú khác nhưng cũng có nhiều hoạt động ngoại khóa vô cùng đa dạng.
Đại học Oxford là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới đồng thời cũng là ngôi trường cổ kính nhất trong các nước nói tiếng Anh. Hơn 30 nhà lãnh đạo thế giới, 26 thủ tướng Anh, 26 người đạt giải Nobel từng học tại Oxford. Stephen Hawking, Hugh Grant và Indira Ghandi là những cựu sinh viên nổi tiếng nhất của ngôi trường danh tiếng này.
Có thể nói, học tập ở Oxford vô cùng áp lực khi phải cạnh tranh với rất nhiều bạn học ưu tú. Vậy cuộc sống sinh viên tại Đại học Oxford có gì đặc biệt? Liệu sinh viên ở đây có phải chỉ biết ‘cắm đầu’ vào học hay còn những hoạt động giải trí khác?
Lắng nghe câu chuyện của Erin Lorelie Young, 26 tuổi, nghiên cứu sinh năm nhất chương trình tiến sĩ ngành Triết học (DPhil) trong giáo dục tại Đại học Brasenose thuộc Đại học Oxford để tìm hiểu cuộc sống học tập của sinh viên ở đây. Erin đã tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Downing (thuộc Đại học Cambridge) và có bằng Thạc sĩ giáo dục tại Oxford. Cô tiếp tục làm Tiến sĩ tại Brasenose, một trong 35 trường đại học trực thuộc Đại học Oxford.
Erin Lorelie Young, 26 tuổi là nghiên cứu sinh năm nhất chương trình tiến sĩ ngành Triết học (DPhil) trong giáo dục tại Đại học Brasenose thuộc Đại học Oxford
Erin sống trong ký túc xá của trường với 4 bạn cùng phòng. Mặc dù phòng của cô tương tự với những phòng ký túc xá ở các trường đại học khác, với giường, bàn học và bồn rửa, nhưng bạn bè của Erin từ các trường khác đều nói rằng phòng của cô đẹp hơn nhiều so với của họ.
Erin có 4 tiểu luận trong học kỳ này, mỗi tiểu luận cần hoàn thành trong 2 tuần.
Trong kỳ học, Erin thức dậy sớm để có thời gian chuẩn bị cho các buổi hướng dẫn bắt đầu lúc 9h30. Học kỳ này Erin phải làm 4 bài tiểu luận nên thường xuyên phải gặp giáo viên để được hướng dẫn. Để hoàn thành mỗi tiểu luận trong 2 tuần theo đúng kế hoạch, cô dành 8 tiếng nghiên cứu mỗi ngày, từ 9h sáng đến 17h chiều.
Erin có buổi thảo luận với sinh viên khoa Giáo dục.
Mỗi tuần, Erin có 2 buổi hội thảo kéo dài 3 tiếng với các sinh viên khoa Giáo dục để thảo luận về tiến trình và phương pháp nghiên cứu của mình. Mặc dù mỗi người có những chủ đề nghiên cứu khác nhau, nhưng buổi học giống như một buổi hỗ trợ lẫn nhau. Họ thu hoạch được nhiều thứ sau buổi học.
Video đang HOT
Là nghiên cứu sinh tiến sĩ, Erin Lorelie Young hầu như không có lớp nghe giảng nào nhưng cô thường tham dự các buổi nói chuyện, thuyết giảng được tổ chức cho sinh viên toàn trường.
Ngoài việc nghiên cứu, cô còn làm part-time trong vai trò trợ lý nghiên cứu tại Viện Internet Oxford. Cô làm khoảng 1,5-2 ngày mỗi tuần. Giờ làm việc khá linh động và cô có phòng làm việc riêng của mình. Ngoài ra, Erin có thể tham dự các buổi hội thảo, diễn thuyết do Viện tổ chức.
Là nghiên cứu sinh tiến sĩ, Erin Lorelie Young hầu như không có lớp nghe giảng nào nhưng cô thường tham dự các buổi nói chuyện, thuyết giảng được tổ chức cho sinh viên toàn trường.
Thời gian rảnh rỗi, Erin thường tới thư viện Bodleian – thư viện lớn thứ 2 ở Anh với hơn 12 triệu ấn phẩm. Bodleian là một trong những địa điểm yêu thích của cô tại Oxford.
Thư viện Bodleian – thư viện lớn thứ 2 ở Anh là nơi cô thường tới để tìm tài liệu.
Erin sẽ ăn trưa và tối tại nhà ăn Brasenose. Đại học Oxford hỗ trợ tiền ăn cho sinh viên sau đại học. Young chỉ phải trả 5 bảng (gần 150.000 đồng) tiền ăn cho 3 khóa học. Thỉnh thoảng, vào những ngày đẹp trời, nữ tiến sĩ tương lai cùng bạn bè tụ tập, ăn đồ nướng thay vì đến nhà ăn của trường.
Thỉnh thoảng, vào những ngày đẹp trời, nữ tiến sĩ tương lai cùng bạn bè tụ tập, ăn đồ nướng thay vì đến nhà ăn của trường.
Dù lịch nghiên cứu bận rộn, Erin vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để thỏa mãn đam mê của mình: làm người mẫu. Công việc giúp cô có thêm tiền và tận hưởng khoảnh khắc bước đi trên sàn diễn trong các buổi biểu diễn thời trang.
Erin trình diễn thời trang tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Đại học Oxford.
Thỉnh thoảng, cô cùng bạn bè chơi thuyền trên sông Cherwell. Đại học Oxford có thuyền riêng để sinh viên có thể đăng ký sử dụng trong thời gian rảnh với điều kiện là họ phải biết chèo.
Hay đi chèo thuyền cùng bạn bè trên sông Cherwell.
Ngoài ra, Erin Lorelie Young còn tham gia các nhóm, hoạt động ngoại khóa. Và như một phần của Đại học Oxford, Erin thức suốt đêm với bạn để ăn mừng này Quốc tế lao động trên cầu Magdalen.
Erin cùng các sinh viên khác thức xuyên đêm để kỷ niệm ngày lễ được gọi là May Day.
Erin mặc bộ đồ tối màu một chiếc chân váy đen, áo sơ mi trắng và ruy băng đen thường được mặc trong lễ đón tân sinh viên và tốt nghiệp.
Minh
Theo baodatviet
5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Mặc dù sở hữu IQ hơn người thường, nhưng thành công mà họ đạt được phần lớn đều là do sự nỗ lực không ngừng nghỉ, chỉ mong bản thân cống hiến thật nhiều cho xã hội.
1. Stephen Hawking (IQ: 160)
Ông là một nhà vật lý học, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức Anh, giám đốc nghiên cứu tại trung tâm vũ trụ học ở Đại học Cambridge. Năm 1963, ông được chẩn đoán mắc một dạng bệnh thần kinh vận động chậm khởi phát (bệnh xơ cứng teo cơ bên trái), căn bệnh này dần khiến ông bị tê liệt trong nhiều thập kỷ.
Mặc dù mất đi khả năng nói nhưng ông vẫn giao tiếp được với mọi người qua một thiết bị tạo giọng nói, và sử dụng thêm nhiều dụng cụ hỗ trợ di chuyển khác. Ông qua đời ở tuổi 76, sau khi sống chung với một căn bệnh suốt 50 năm.
2. Paul Allen (IQ: 170)
Paul Allen, tốt nghiệp Đại học bang Washington và là đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft. Giá trị tài sản ròng của ông là khoảng 14,2 tỷ đô la Mỹ. Ông là chủ tịch của Charter Communicatins, sở hữu 2 câu lạc bộ thể thao... Năm 2007, ông lọt top 100 người ảnh hưởng đến thế giới do tạp chí Time bầu chọn. Ông qua đời ở tuổi 65 vì bệnh ung thư.
3. Gary Kasparov (IQ: 190)
Ông là một đại kiện tướng cờ vua người Nga mạnh nhất trong lịch sử thế giới, giành được 11 giải thưởng Oscar cờ vua trong nhiều năm liên tiếp. Bên cạnh đó, ông còn có thể giao tiếp được tới 15 ngôn ngữ và là nhà Toán học có nhiều cống hiến.
4. Kim Ung Yong (IQ: 210)
Ông là thần đồng người Hàn Quốc nổi tiếng, có thể nói được nhiều ngôn ngữ như Anh, Hàn, Nhật, Đức... Với tài năng của mình, ông được NASA mời về làm việc suốt 10 năm, nhưng do áp lực từ phía dư luận đã khiến ông bỏ NASA trở về Hàn Quốc học tập và giảng dạy như một người bình thường. Mặc dù từng bị mọi người nói rằng "thần đồng thất bại" khi quyết định trở thành một thầy giáo trong trường đại học. Nhưng ông vẫn cảm thấy cuộc sống của mình rất hạnh phúc và hài lòng về quyết định của bản thân.
5. Terence Tao (IQ: 230)
Ông là người Úc gốc Trung Quốc và được biết đến là nhà Toán học xuất sắc nhất đương thời. Ông chuyên về giải tích điều hòa, phương trình vi phân từng phần, Toán học tổ hợp, lý thuyết số phân tích và lý thuyết đại cương. Mặc dù đạt được nhiều thành công trong Toán học nhưng ông không hề tỏ thái độ kiêu căng, trái lại đồng nghiệp nhận xét ông là người rất hòa đồng và dễ mến
Phan Hằng
Theo Sina/baogiaothong
WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus Corona ở châu Âu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/2 đã cảnh báo về các trường hợp lây nhiễm chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) tại Pháp và Anh, những người chưa từng đặt chân đến Trung Quốc, là rất đáng "lưu tâm". Phóng viên TTXVN tại London dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ rõ, cho đến hiện tại thì...