Cuộc sống của những danh thủ sau khi giải nghệ
Từ ca sĩ đến nhân viên chạy bàn, giới cầu thủ làm đủ mọi nghề sau khi chia tay sân cỏ, và có người chuyển sang làm thám tử tư.
Năm 1996, hậu vệ Cesar Prates được Chủ tịch Lorenzo Sanz của Real Madrid chiêu mộ. Tuy vậy, Prates chỉ được ra sân dành cho đội dự bị. Sau đó, anh phiêu bạt tới Vasco Gama, Botafogo, Sporting CP, trước khi giải nghệ vào năm 2010.
Xa sân cỏ, hậu vệ người Brazil trở thành mục sư. Thỉnh thoảng, ông cũng thể hiện khả năng ca hát trong các buổi sinh hoạt với cộng đồng.
Dario Silva là cựu danh thủ tuyển Uruguay và từng chơi cho Cagliari, Espanyol, Malaga, Sevilla, Portsmouth. Những tháng ngày đỉnh cao của Silva nằm ở sân La Rosaleda của Malaga. Anh có 4 năm gắn bó với CLB này, chơi 115 trận và ghi 37 bàn. Khi đó, tiền đạo người Uruguay cùng với Dely Valdes trở thành cặp song sát rất lợi hại của đội nhà. Họ được đặt biệt danh “Bộ đôi chữ D”.
Nhưng khi gặp phải tai nạn nghiêm trọng khiến bàn chân bị hủy hoại, Silva phải nói lời chia tay với quả bóng tròn. Lúc đó, anh lại bị những tay đại diện lấy cắp hết tiền bạc, khiến cuộc sống trở nên rất cơ cực. Hiệu cựu danh thủ người Uruguay phải làm chân chạy bàn cho nhà hàng pizza tại Malaga (Tây Ban Nha).
Không giống những đồng nghiệp khác khi vẫn theo đuổi con đường bóng đá hậu chia tay sân cỏ, cựu trung vệ Arjan de Zeeuw lại theo học ngành y và trở thành thám tử tư chuyên về pháp y.
Trong sự nghiệp, Arjan de Zeeuw đã chơi cho Wigan, Portsmouth, Coventry City F.C.
Video đang HOT
Faustino Asprilla từng là tiền đạo nổi tiếng của tuyển Colombia, và khoác áo nhiều CLB lớn như Parma, Newcastle…
Sau khi rời xa sân cỏ, Asprilla lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh và trở thành ông chủ của nhà máy sản xuất bao cao su.
David May là cựu trung vệ MU trong giai đoạn 1994-2003. Sau khi gặt hái những thành công cùng “Quỷ đỏ” với 2 lần vô địch Premier League, một lần đăng quang Champions League, David May dồn khối tài sản kiếm được để đầu tư vào ngành công nghiệp nhậu khẩu rượu.
Năm 2017, ông từng sang Việt Nam để giao lưu với người hâm mộ. Chia sẻ với phóng viên, David May cho biết ông đang huấn luyện cho một đội bóng tại trường học ở Dubai (UAE).
Ngoài tài năng với quả bóng tròn, Daniel Osvaldo còn sở hữu giọng ca rất hay. Vì vậy, sau khi chia tay sự nghiệp bóng đá quốc tế vào năm 2016, chân sút người Italy đã chuyển sang làm ca sĩ.
Trong năm 2020, Osvaldo bất ngờ tái xuất và đầu quân cho CLB Banfield tại Argentina, nơi anh mới thi đấu 1 trận. Trước đó, anh khoác áo Fiorentina, Espanyol, AS Roma, Southampton, Juventus, Inter Milan.
Hakan Sukur có lẽ không bao giờ nghĩ tới việc phải làm nghiều nghề để nuôi sống gia đình trên đất Mỹ. Hiện cựu tiền đạo người Thổ Nhĩ Kỳ làm tài xế.
Trước đó, lúc còn tung hoành trên sân cỏ, Sukur từng khoác áo Galatasaray, Torino, Inter Mila, Parma. Anh là thành viên tuyển Thổ Nhĩ Kỳ giành hạng 3 tại World Cup 2002.
Nguyên Trí
Bebe dẫn đầu đội hình chuyển nhượng sai lầm của Sir Alex
Trong sự nghiệp ở MU, Sir Alex Ferguson đã phát hiện và nâng tầm nhiều cầu thủ giỏi. Tuy nhiên, ông vẫn mắc khá nhiều sai lầm trong công tác chuyển nhượng.
Cựu chiến lược gia người Scotland sở hữu không ít những bản hợp đồng gây thất vọng trên sân cỏ. Đồ hoạ: Minh Phúc.
Thủ môn Massimo Taibi (1999-2000): Taibi được Sir Alex đưa về Old Trafford với giá 5 triệu euro để thay thế Peter Schmeichel. Tuy nhiên, những gì thủ thành người Italy thể hiện khiến anh bị thải loại chỉ sau một mùa giải. Dấu ấn của Taibi là 5 lần thủng lưới trước Chelsea và pha "đẻ trứng" khiến MU bị Southampton cầm hòa 3-3 trên sân nhà.
Hậu vệ Quinton Fortune (1999-2006): Bản hợp đồng trị giá 2 triệu euro từ Atletico Madrid có 8 mùa giải tại Old Trafford nhưng chỉ đóng vai trò dự bị. Fortune ra sân 76 lần cho "Quỷ đỏ", trước khi bị đẩy sang Bolton vào năm 2006.
Hậu vệ William Prunier (1995-1996): Bản hợp đồng thử nghiệm từ Bordeaux chỉ ra sân 2 lần tại Premier League cho MU và bị trả về CLB chủ quản một cách chóng vánh khi mùa giải còn chưa kết thúc.
Hậu vệ Pat McGibbon (1992-1997): McGibbon được Sir Alex chiêu mộ từ CLB bán chuyên Portadown vào năm 1992 nhưng không xuất hiện lần nào tại Premier League trong màu áo Man Utd. Màn trình diễn thảm họa khiến MU thua York City 0-3 ở League Cup năm 1995 đã đặt dấu chấm hết cho tương lai của hậu vệ người Bắc Ireland tại Old Trafford.
Hậu vệ David May (1994-2003): Bản hợp đồng từ Blackburn Rovers nổi tiếng trong giới CĐV Man Utd nhưng không phải vì những đóng góp trên sân mà nhờ chăm chỉ hoạt động ở hậu trường. May xuất thân là một trung vệ nhưng thường xuyên phải chơi dạt biên. Điều này khiến anh không thể cạnh tranh với các ngôi sao khác trong đội hình của MU thời đó.
Tiền vệ Zoran Tosic (2009-2010): Tosic gia nhập MU từ Partizan với nhiều kỳ vọng nhưng cầu thủ này chỉ có 2 lần xuất hiện tại Premier League, trước khi bị Sir Alex đẩy sang Cologne dưới dạng cho mượn rồi bán đứt cho CSKA Moscow năm 2010.
Tiền vệ Kleberson (2003-2005): Với danh tiếng của một cầu thủ vô địch World Cup, Kleberson nhận nhiều kỳ vọng hơn Cristiano Ronaldo vào thời điểm cả hai ra mắt Man Utd. Tuy nhiên, cầu thủ người Brazil lại khiến Sir Alex Ferguson thất vọng với màn trình diễn tệ hại ở nước Anh. Sau 30 lần ra sân trong 2 mùa giải và chỉ ghi 2 bàn, Kleberson bị đẩy sang Besiktas không thương tiếc vào năm 2005.
Tiền vệ Gabriel Obertan (2009-2011): Năm 2009, Sir Alex khiến người hâm mộ bất ngờ khi chiêu mộ Obertan, một cầu thủ có màn thể hiện không mấy ấn tượng trong màu áo Bordeaux. Sau 2 mùa tại Old Trafford, tiền vệ người Pháp không chứng tỏ được khả năng và bị đẩy sang Newcastle.
Tiền vệ Karel Poborsky (1996-1998): Poborsky đến Old Trafford với bản lý lịch của cầu thủ hàng đầu bóng đá CH Czech. Tuy nhiên sự xuất sắc của David Beckham đã không cho cầu thủ sinh năm 1972 nhiều cơ hội chứng tỏ bản thân. Poborsky chỉ có 18 tháng chơi bóng tại Man Utd, sau đó bị Sir Alex bán cho Benfica vào hè năm 1998.
Tiền đạo Bebe (2010-2014): Sir Alex Ferguson thừa nhận chưa từng xem Bebe thi đấu mà chỉ thử vận may với cầu thủ người Bồ Đào Nha có xuất thân từ bóng đá đường phố. Bản hợp đồng vào hè 2010 ra sân 7 lần cho MU trong mùa giải 2010/11, trước khi biến mất khỏi sân Old Trafford.
Tiền đạo David Bellion (2003-2006): Năm 2003, Man Utd rất nỗ lực mới có được chữ ký của Bellion từ Sunderland với giá 2,5 triệu euro. Trong 2 mùa ở sân Old Trafford, cầu thủ người Pháp chỉ ra sân 24 lần và ghi 4 bàn. Năm 2005, Bellion bị đẩy sang West Ham dưới dạng cho mượn, sau đó bán đứt cho Nice.
Bebe và Obertan là 2 trong số những bản hợp đồng thất bại, đem đến nhiều dấu hỏi của cựu chiến lược gia người Scotland. Đồ hoạ: Minh Phúc.
Tuấn Nguyên
Trọng tài Collina xử lý dũng cảm trong trận chung kết World Cup 2002 Pierluigi Collina là một trong những vua áo đen vĩ đại nhất bóng đá. Nhưng ít người biết rằng quyết định dũng cảm của ông năm 2002 đã góp phần giúp Brazil lên đỉnh thế giới. Zing giới thiệu với các bạn một chương trong cuốn sách "Những câu chuyện đã được kể" của tác giả Milile Kraba. Cuốn sách kể lại hành...