Cuộc sống của nhạc sĩ Phạm Tuyên tuổi 92 với gia tài hơn 700 bài hát
Hàng ngày, ông chăm chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vận động nhẹ nhàng bằng cách ngồi đạp xe tại chỗ trước hiên nhà – chị Phạm Hồng Tuyến, con gái út của nhạc sĩ Phạm Tuyên kể.
Mới đây, Những người con của hòa bình , phát sóng cho ngày 27/7 là dịp gần nhất mà nhạc sĩ Phạm Tuyên xuất hiện trên sóng truyền hình. Trong chương trình, nhạc sĩ Phạm Tuyên dù năm nay đã 92 tuổi nhưng vẫn vô cùng minh mẫn khi đưa ra những lời nhận xét nhiệt thành, giàu cảm xúc, từ những trải nghiệm của một vị nhạc sĩ đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc.
Con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên – chị Phạm Hồng Tuyến, hiện đang làm việc tại VTV6 đã kể lại một kỷ niệm khó quên đối với chị và người bố của mình trong chương trình hôm ấy. Chị cho biết, chương trình đã tạo bất ngờ cho nhạc sĩ Phạm Tuyên khi phối khí lại bài hát Hòa bình tình yêu , được ông sáng tác năm 1983.
Sau 38 năm, bài hát lần đầu tiên được diện kiến nhạc sĩ với một bản phối mới của nhạc sĩ Lưu Hà An. Lắng nghe giai điệu mới mẻ trong ca khúc thân quen, được thể hiện qua lăng kính sáng tạo của lớp trẻ đã khiến nhạc sĩ Phạm Tuyên vô cùng xúc động. Ông cũng đặc biệt dành lời khen cho hai giọng ca giàu tình cảm của NSƯT Tấn Minh và Bảo Trâm.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động trước giọng hát của NSƯT Tấn Minh và ca sĩ Bảo Trâm.
Ở tuổi 92, nhiều khán giả lo lắng cho sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ông vốn có bệnh nền là bệnh phổi và hen, thế nhưng ý thức được bản thân có bệnh, tác giả của Gửi nắng cho em vẫn duy trì mức tập luyện đều đặn. Hàng ngày, ông chăm chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vận động nhẹ nhàng bằng cách ngồi đạp xe trước hiên nhà. Bước sang tuổi 92, dù không còn quá khỏe như nhiều năm trước nhưng ông vẫn rất minh mẫn và luôn cố gắng rèn luyện sức khỏe tinh thần, thể chất.
Trong thời điểm dịch Covid-19, nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng không bỏ sót một thông tin về dịch bệnh nào. Chị Phạm Hồng Tuyến – con gái nhạc sĩ kể, nếu như không xem truyền hình, ông sẽ nghe đài hoặc xem trên máy tính để nắm bắt thông tin về số ca nhiễm, những chỉ thị mới của Chính phủ. Trước đó, ông có thói quen đọc báo giấy hàng ngày.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên luôn cố gắng rèn luyện, giữ gìn sức khỏe hàng ngày.
Một thói quen đáng quý mà nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn duy trì từ ngày trẻ đến nay, đó là ông luôn ghi chép lại mọi sự việc, mọi thông tin trong ngày. 700 bài hát trong sự nghiệp đã được ông ghi lại tỉ mỉ từng chi tiết về ngày sáng tác, ca sĩ thể hiện, được đăng tải trên báo nào… Điều này đã giúp cho việc lưu trữ những tài liệu về sự nghiệp của ông được đầy đủ, góp phần lớn vào các công cuộc như in sách hay đăng tải thông tin trên web.
Cho đến khi tuổi cao, ông lại miệt mài ghi chép những hoạt động thường ngày, đơn giản như việc đo chỉ số huyết áp. Theo chị Phạm Hồng Tuyến, đó là thói quen vô cùng tốt mà người bố của mình đã áp dụng để ông luôn minh mẫn, nhớ được nhiều dữ kiện ở tuổi này.
Chị Phạm Hồng Tuyến cho biết, cứ mỗi dịp 2/9 là ông luôn nhắc và nhớ các buổi Hòa nhạc Điều Còn Mãi. Năm 2021 do dịch Covid-19 nên Báo VietNamNet không tổ chức hoà nhạc nhưng sẽ phát lại các tiết mục của Hoà nhạc Điều Còn Mãi 2019 và khi biết thông tin này nhạc sĩ Phạm Tuyên nói rằng ông sẽ chờ đợi để xem lại. Bởi với nhạc sĩ Phạm Tuyên, những ký ức lịch sử, những bài hát được vang lên mà ông có dịp được trực tiếp lắng nghe vẫn mãi để lại ấn tượng khó phai trong trái tim của người nhạc sĩ đáng mến.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ về những sáng tác đầu tiên
Những ai từng mê mẩn bài hát này chắc đã ở tuổi U50, U40
Nếu từng cùng bạn bè mê mẩn nghe, say sưa hát bài "Mặt trời bé con" của nhạc sĩ Trần Tiến, chắc hẳn bạn không còn trẻ mà đã ở độ tuổi U40, U50.
Hình ảnh nhạc sĩ Trần Tiến ôm đàn, say sưa hát Mặt trời bé con là ký ức khó quên đối với rất nhiều người. Bài hát ra đời năm 1982. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng từng thế hiện ca khúc này. Tuy nhiên, với khán giả, bản hay nhất vẫn do nhạc sĩ Trần Tiến thể hiện. Những người thuộc thế hệ 7X, 8X đời đầu vẫn thường nhắc đến cảnh tác giả - hồi đó còn trẻ - ngồi giữa các em thiếu nhi quàng khăn đỏ hát Mặt trời bé con .
Trong chương trình Ký ức vui vẻ , nhạc sĩ Trần Tiến từng tiết lộ về hoàn cảnh ra đời của ca khúc : "Khi tôi đang nhậu với anh Trịnh Công Sơn và Phạm Trọng Cầu, có cô bé mang lá thư đến cho tôi. Lá thư viết bằng mực tím có nội dung là: Chú Tiến ơi, ngày nào chúng cháu đi học về cũng đi qua đây, lấy cái đinh chọc chọc qua hàng rào tôn xung quanh Hội Nhạc sĩ để ghé vào đó, nghe các chú hát. Chúng cháu nghèo lắm, làm gì có tiền mua vé đi xem ca nhạc. Chú cứ lên TV hát, để chúng cháu được nghe mà không mất tiền.
Bức thư khiến tôi bỗng nhớ tới ngày nghèo khó của thời mình. Cách đó mấy chục năm, tôi cũng giống như cô bé này, không có tiền đi nghe ca nhạc. Tôi phải trèo ống máng của Nhà hát Lớn Hà Nội để vào nghe hát. Có mấy lần tôi bị bảo vệ bắt. Tôi liền viết bài hát tặng cô bé. Lúc đầu bài hát có tên: Hát cho cô bé không có tiền mua vé xem hát. Về sau, tôi đổi tên ca khúc thành Mặt trời bé con".
Cùng nghe, xem lại ca khúc gắn với tuổi thơ của nhiều người do chính tác giả thể hiện:
Video: Nhạc sĩ Trần Tiến vừa ôm đàn vừa hát "Mặt trời bé con"
Khánh Đơn: 'Tôi bất ngờ khi bài hát cũ được chú ý ở Mỹ' Nam nhạc sĩ cho biết nhờ bài hát "Dưới quê vui hơn" hot trở lại, anh nhận được thêm tiền tác quyền. Mới đây, chuyên trang Pitchfork đưa tin ca khúc Dưới quê vui hơn do Lương Khánh Vy thể hiện bản gốc, đã có hơn 150.000 tài khoản sử dụng làm nhạc nền video. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền...