Cuộc sống của người đầu tiên được ghép mặt hai lần
Công dân Pháp Jérôme Hamon trở thành người đầu tiên trên thế giới trải qua hai ca phẫu thuật ghép mặt.
Khuôn mặt mới được ghép của Jerome Hamon. Ảnh: AFP.
Jérôme Hamon, 43 tuổi, được phẫu thuật cấy ghép mặt lần hai hồi tháng 1/2018. Gương mặt mới của Hamon hiện vẫn còn mềm và bất động, hộp sọ, da và các nét chưa được sắp xếp hoàn chỉnh. Quá trình hoàn thiện này phụ thuộc vào loại thuốc ức chế miễn dịch – thứ được kỳ vọng sẽ ngăn cơ thể đào thải khuôn mặt được cấy ghép. Với khuôn mặt thứ hai này, Hamon nói mình trẻ ra hàng chục tuổi, theo AP.
“Tôi đã 43 tuổi nhưng người hiến tặng chỉ mới 22. Vậy là bây giờ tôi trẻ hơn 20 tuổi rồi”, Hamon hài hước chia sẻ trên truyền hình Pháp hôm 17/4.
Hamon mắc bệnh u sợi thần kinh, một đột biến di truyền gây nhiều khối u biến dạng trên cơ thể và phá hủy khuôn mặt.Năm 2010, anh nhận được khuôn mặt hiến tặng từ một người 60 tuổi. Ca phẫu thuật do bác sĩ thẩm mỹ Laurent Lantieri thực hiện rất thành công.
Cùng năm đó, để điều trị chứng cảm lạnh thông thường, anh sử dụng thuốc kháng sinh không tương thích với phương pháp điều trị ức chế miễn dịch. Đến năm 2016, cơ thể anh bắt đầu đào thải gương mặt cấy ghép và bác sĩ Lantieri phải phẫu thuật loại bỏ nó. Hamon trở thành người không có khuôn mặt mà theo mô tả của Lantieri là chẳng khác nào “xác sống”.
Anh không có mí mắt, tai, da, cũng không thể nói hoặc ăn. Thính giác của anh cũng bị hạn chế và chỉ có thể biểu đạt bằng cách xoay đầu chậm rãi hoặc viết ra mẩu giấy.
Bác sĩ Laurent Lantieri cạnh màn hình hiển thị 3 khuôn mặt của Hamon. Ảnh: AFP.
Hamon ở trong bệnh viện Georges-Pompidou, Paris trong tình trạng không có khuôn mặt suốt hai tháng để chờ người hiến tặng phù hợp. Ngay khi tìm được người hiến tặng, bác sĩ Lantieri cùng đội ngũ của ông thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép lần hai hồi tháng một.
Trước ca phẫu thuật lần này, các bác sĩ đã thay toàn bộ máu trong cơ thể Hamon theo quy trình kéo dài một tháng nhằm loại trừ một số kháng thể có vấn đề từ các phương pháp điều trị trước đó.
“Một người đã trải qua tất cả những điều này thì cũng chẳng khác nào trải qua một cuộc chiến tranh hạt nhân và anh ấy đã làm rất tốt”, Lantieri nói.
Ba tháng sau ca phẫu thuật lần hai, Hamon vẫn ở trong bệnh viện Georges-Pompidou. Lantieri nói rằng bây giờ Hamon được theo dõi như bất cứ bệnh nhân ghép mặt nào khác.
Video đang HOT
“Chúng tôi vẫn rất lưu tâm đến khả năng cơ thể anh ấy lại đào thải khuôn mặt này”, Lantieri cho hay.
Năm 2005, ca phẫu thuật ghép mặt đầu tiên được thực hiện đối với Isabelle Dinoire, người hỏng mũi, môi, cằm và má do bị chó nuôi cắn. Đến nay, các bác sĩ đã thực hiện 40 ca phẫu thuật ghép mặt như vậy trên khắp thế giới.
Huyền Lê
Theo vnexpress.net
Dấu hiệu nhận biết u sợi thần kinh bạn cần biết
U sợi thần kinh là một bệnh thuộc dạng di truyền. Tuy u sợi thần kinh là u lành, không phải ung thư cũng không phải bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây mất thẩm mỹ và có khả năng làm cơ thể mất đi một số chức năng.
Ảnh minh họa
U sơi thân kinh la gi?
U sợi thần kinh có tên khoa học Neurofibromatosis là bệnh di truyền do sự rối loạn nhiễm sắc thể của hệ thống thần kinh, tạo ra những khối u trên các sợi thần kinh ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể: xương, mô mềm, da và hệ thần kinh ảnh hưởng đến não, tủy sống, dây thần kinh và da. Khối u phát triển dọc theo dây thần kinh của cơ thể, trên hoặc dưới da.
Các khối u sợi thần kinh thường lành tính (không phải ung thư) và chứng rối loạn này thường nhẹ. Nhưng ảnh hưởng của u sơi thân kinh có thể dao động từ giảm chức năng nghe và khả năng học tập đến biến chứng timmạch, và trong một vài trường hợp, gây ra ung thư.
Nguyên nhân gây ra bệnh u sợi thần kinh
50% số bệnh nhân u sợi thần kinh có tiền sử gia đình từ cha hoặc mẹ, số còn lại là do đột biến các nhiễm sắc thể. Bệnh thay đổi tùy theo từng bệnh nhân, ngay cả đối với những người trong cùng gia đình, có biểu hiện đa dạng và ở nhiều mức độ trầm trọng khác nhau: từ nhẹ đến nặng, từ không thể phát hiện được đến gây biến dạng nhẹ hoặc gây tàn phế nặng.
Nhưng biêu hiên cua u sơi thân kinh
Có ba loại u sơi thân kinh riêng biệt với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.
- U sợi thần kinh typ 1 còn gọi là u sợi thần kinh ngoại vi thường xuất hiện ở trẻ em. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Đốm nâu nhạt, phẳng trên da (có từ 6 đốm trở lên.
Tàn nhang ở nách, vùng háng. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở tuổi 4-5.
U mềm trên hoặc dưới da (neurofibromas). Đây là những khối u lành tính phát triển trên mô thần kinh gần với da. Đôi khi, sự tăng trưởng sẽ liên quan đến nhiều dây thần kinh (u thần kinh thể đám rối).
Nốt nhỏ trên con ngươi (nốt Lisch).
Biến dạng xương.
Chậm phát triển trí tuệ.
Đầu to.
Tầm vóc thấp bé.
- U sợi thần kinh typ 2 còn gọi là u sợi thần kinh trung tâm và thường xảy ra phổ biến hơn NF1 có dấu hiệu:
Dần dần giảm thính lực.
Ù tai.
Thăng bằng kém.
Đục thủy tinh thể.
Tê và yếu ở cánh tay hoặc chân.
U sợi thần kinh type 2 con goi la u sơi thân kinh song phương.
Cac đốm nâu cà phê sữa ở da.
Cac khối u sơi thân kinh lanh tinh dạng u mềm dưới da.
Ù tai, nghe kém, chóng mặt.
- U tế bào schwan (Schwannomatosis):
Schwannomatosis là một dạng hiếm của USTK chỉ mới được công nhận gần đây. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến người ở độ tuổi 20 và 30.
Các triệu chứng chính của schwannomatosis là:
Đau mạn tính, có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể.
Không mất thính lực.
Không gây suy giảm nhận thức.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh. Các phương án chỉ giới hạn ở việc theo dõi mức độ phát triển của bệnh và can thiệp khi có triệu chứng nhằm hạn chế quá trình phát triển và khắc phục những hậu quả do bệnh này gây ra.
Theo www.phunutoday.vn
Hiến tặng tinh trùng khi còn trẻ, 30 năm sau gặp lại các con người đàn ông không tin vào mắt mình vì ngoại hình của chúng Chỉ đến khi cả "đại gia đình" đoàn tụ, người đàn ông này mới nhận ra điều đặc biệt ở các con sinh ra từ tinh trùng hiến tặng của mình, điều này cũng một lần nữa khẳng định "sức mạnh của di truyền". Việc có con và trở thành cha mẹ là điều rất nhiều người mong muốn, khao khát bởi thực...