Cuộc sống của lính Triều Tiên trong quân ngũ
Cuộc sống của người lính Triều Tiên trong quân ngũ như thế nào? The Guardian cho rằng ngoài việc thi hành nghĩa vụ quân sự lâu đến 10 năm, lính Triều Tiên thường bị thiếu ăn.
Binh lính Triều Tiên được cho là ốm yếu hơn lính Hàn Quốc – Ảnh minh họa: Bloomberg
Như nhiều nước, nhập ngũ là nghĩa vụ bắt buộc đối với thanh niên ở Triều Tiên bất kể nam hay nữ, công nhân hay kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tất cả phải nhập ngũ theo qui định của nhà nước, theo The Guardian hôm 11.9 dẫn lại nguồn từ NK News.
Trung bình một nam thanh niên phải phục vụ trong quân ngũ 10 năm trong khi nữ thanh niên chỉ bắt buộc 7 năm. Đối với lực lượng đặc biệt bảo vệ Chủ tịch Kim Jong-un, yêu cầu đó là 13 năm. Không ai thuộc diện miễn trừ quân dịch, kể cả sinh viên và người đã tốt nghiệp ra trường. Đối với một cử nhân, sau khi đã tốt nghiệp, họ phải tham gia và phục vụ quân đội 5 năm.
Nhưng một sinh viên thuộc ngành khoa học, kỹ thuật chỉ thực hiện trách nhiệm quân sự 3 năm. Ở Triều Tiên có qui định khuyến khích giới trẻ tham gia vào khoa học, kỹ thuật nên có chế độ đãi ngộ. Qui định này có từ thời của cố Chủ tịch Kim Jong-il.
Video đang HOT
Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian dài là một trọng trách đối với giới trẻ Triều Tiên. Tuy nhiên, đối mặt với cuộc sống quân ngũ mới là nỗi khốn khổ thực sự đối với họ. Nỗi khổ đầu tiên là cái đói, điều mà họ phải đối mặt hằng ngày. Trong khi đội quân đặc biệt bên trong Bình Nhưỡng được chăm sóc kỹ thì lính ở bên ngoài thường xuyên phải chịu cảnh thiếu ăn.
Khẩu phần ăn của lính Triều Tiên là vài ba củ khoai tây mỗi bữa hoặc họ chỉ được cung cấp bắp sống, rồi tự nấu, đôi khi họ trộn bắp vào cơm để làm khẩu phần ăn. Vì thức ăn thiếu dinh dưỡng nên thể trạng của lính Triều Tiên nhỏ và yếu hơn nhiều so với lính Hàn Quốc. Họ phải tập luyện và phải ra ngoài giúp đỡ nông dân trồng lúa, hoa màu. Nhiều người thường tìm cách trốn đi tìm thức ăn, thậm chí ăn cắp thực phẩm của ngưởi dân.
Tuy nhiên, cảnh sát quân đội luôn có mặt để ngăn chặn họ. Có báo cáo cho biết thỉnh thoảng cấp trên ra lệnh quân lính ra ngoài ăn cắp thực phẩm của dân. Nhiều người không hoàn thành được nhiệm vụ này đã bị phạt.
NK News kể lại câu chuyện của một người từng trong quân ngũ Triều Tiên, trong một lớp trung học của anh ta có 25 nam, chỉ có 5 người tiếp tục học lên, còn lại 20 người phải nhập ngũ. Một nửa trong số này bị suy dinh dưỡng, được cho về nhà để chữa trị bệnh. Nhiều người yếu đến mức không thể tự bước chân về nhà hoặc không thể tự ăn mà phải nhờ bố mẹ giúp. Sau khi bình phục, họ phải quay trở lại tiếp tục nghĩa vụ quân sự.
Có những người may mắn được xếp trong đội quân đặc biệt có chế độ chăm sóc tốt, hoặc những khu có cấp trên quan tâm chế độ ăn uống, nên tránh được tình trạng thiếu ăn. Nhiều người không vượt được cửa ải này, phải bỏ mạng trong quân đội dù chưa một lần bước chân ra chiến trường. Chính vì vậy, gia đình, bố mẹ chỉ cầu mong con cái họ an toàn trở về sau nhiều năm thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Khoảng 80.000 lính Mỹ- Hàn bắt đầu diễn tập, "chọc tức" Triều Tiên
Ngày 17-8, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã khai mạc cuộc diễn tập quân sự thường niên chung mang tên Ulchi Freedom Guardian (UFG) trên lãnh thổ Hàn Quốc, với sự tham gia của khoảng 80.000 binh lính hai nước.
Cuộc diễn tập giả định sẽ kéo dài 12 ngày, được tiến hành giữa lúc Triều Tiên có những phản ứng dữ dội và đe dọa sẽ có hành động quân sự đáp trả cái mà họ gọi là "sự luyện tập cho một cuộc xâm lược lên miền bắc".
Khoảng 50.000 binh lính Hàn Quốc và 30.000 lính Mỹ sẽ được huy động tham gia cuộc diễn tập Ulchi Freedom Guardian (Người bảo vệ Tự do Ulchi) mà Hàn Quốc cho là chỉ mang tính chất phòng thủ nhằm sẵn sàng bảo vệ đất nước.
Lính Mỹ và Hàn Quốc tham gia một cuộc diễn tập quân sự chung
Cuộc diễn tập quy mô lớn này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, sau khi 2 binh lính Hàn Quốc bị thương hôm 4-8 trong một vụ nổ mìn mà Hàn Quốc cáo buộc là do quân đội Triều Tiên rải ở tuyến đường tuần tra của lực lượng biên phòng Hàn Quốc.
Hôm 15-8, Ủy ban ngừng bắn thuộc Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tại Hàn Quốc đã thông báo với Triều Tiên về kế hoạch tiến hành cuộc diễn tập này qua loa phóng thanh tại làng hòa bình Bàn Môn Điếm ở khu vực biên giới chia cắt hai miền.
Cùng ngày, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã ra một tuyên bố kêu gọi hủy bỏ cuộc diễn tập chung này và đe dọa sẽ có sự đáp trả bằng quân sự kiên quyết nhất nếu cuộc diễn tập được tiến hành. Đồng thời, nước này đã đặt quân đội trong tình trạng báo động đặc biệt đến hết ngày 28-8, đúng ngày cuộc diễn tập kết thúc.
Để đề phòng, Đô đốc Choi Yun-hee, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên Hàn Quốc, đã ra lệnh cho các tư lệnh tác chiến đáp trả kiên quyết và mạnh mẽ đối với mọi hành động khiêu khích của Triều Tiên trong quá trình diễn ra cuộc diễn tập này.
Theo_An ninh thủ đô
Myanmar tăng cường thêm lữ đoàn 6.000 quân tới biên giới Ấn Độ Ngày 26-7, tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ đưa tin, Myanmar đã triển khai thêm một lữ đoàn gồm khoảng 6.000 sỹ quan và binh lính tới biên giới với Ấn Độ, dường như là nhằm ngăn chặn thêm bất kỳ cuộc tấn công nào của quân đội Ấn Độ sang biên giới của họ. Một quan chức cao cấp chính phủ...