Cuộc sống của gái mại dâm ở khu đèn đỏ lớn nhất châu Á
Nhiều gái mại dâm ở phố đèn đỏ Sonagachi, Ấn Độ, xem việc “đi khách” là một nghề giúp họ thoát nghèo và có tiền trang trải học phí cho các con.
Bộ ảnh chụp gái mại dâm trang điểm trước gương, đứng đợi khách trong phòng ngủ hay chơi với con của Sujatro Ghosh mang tới cái nhìn lạ lẫm về cuộc sống của những “bướm đêm” ở phố đèn đỏ lớn nhất châu Á, Sonagachi. Phố đèn đỏ thuộc thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, là nơi tập trung hàng trăm nhà thổ cao tầng. Đây cũng là chốn “tác nghiệp” của gần 14.000 gái mại dâm khắp Ấn Độ.
Ảnh chụp Rani, một gái bán dâm, trang điểm trước khi “đi khách”.
Dipali tạo dáng tại căn phòng nhỏ. Cô và Rani nằm trong số 14.000 gái mại dâm làm việc ở Sonagachi.
Bà Maya Banarjee, 72 tuổi, đang hong khô tóc ngoài ban công nhà chứa tại Sonagachi. Nhiều gái bán dâm ở đây cả đời.
Mỗi năm có 1.000 phụ nữ tới làm việc tại nhà thổ ở phố đèn đỏ Sonagachi. Mỗi người trong số họ mang theo một số phận và câu chuyện cuộc đời.
Bina, 30 tuổi, cho biết: “Tôi kết hôn với một người đàn ông nghiện rượu suốt 7 năm. Anh ta đánh đập tôi hàng ngày. Tôi phải cố sống vì con gái”.
Bina hiện tìm thấy tình yêu với một trong số các khách hàng của cô.
“Tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều này”, Bina nói.
Trong ảnh, một “bướm đêm” ngủ tại căn phòng chật chội sau một đêm bị vắt kiệt sức lực.
Video đang HOT
Santoshi và Sikha sang phòng Santoshi chơi. Không ít phụ nữ bị bán vào nhà thổ và phải “ngủ ngày, cày đêm”, trong khi nhiều người khác xem mại dâm là nghề và một cách giúp thoát nghèo.
“Tôi từng là người giúp việc nhà với mức lương khoảng hơn 23 USD một tháng, trong khi công việc ở nhà thổ có thể giúp tôi kiếm được từ 263 USD đến 278 USD”, Baishaki, một gái bán dâm ở Sonagachi, kể.
Jyoti, 30 tuổi, đang cho ba con ăn trưa. Các con của cô sống cùng mẹ tại nhà thổ. Chúng không phải những đứa trẻ duy nhất ở nhà chứa này.
Một gái bán dâm ngồi hút thuốc ngoài ban công nhà thổ.
Santoshi đứng bên trong căn phòng của mình. Nhiều phụ nữ tiết kiệm tiền kiếm được từ nhà thổ để trang trải tiền học cho các con. Das là một ví dụ. Cô buộc phải bán dâm vì nghèo đói.
“Các con tôi đều đã học xong và đang đi làm. Tôi có thể làm gì để có tiền trả học phí cho con nếu chỉ ở nhà? Xã hội nên nhìn vào việc đó trước khi chỉ trích chúng tôi”, Al Jazeera dẫn lời Das chia sẻ.
Barsha, 24 tuổi, đang nhặt rau trong lúc nói chuyện với Kabita, một gái bán dâm chuyển nghề làm nhân viên công tác xã hội.
Cuối tuần, phố đèn đỏ Sonagachi lại nhộn nhịp đón khách ở mọi tầng lớp và lứa tuổi khác nhau.
Bà Maya Banarjee, 72 tuổi, từng hành nghề bán dâm nhiều năm. Giờ bà cảm thấy đã quá già để chiều khách nhưng vẫn ở lại nhà chứa này.
Những hộp bao cao su được đưa tới nhà thổ giúp gái bán dâm tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
Bình Minh
Ảnh: Sujatro Ghosh/Barcroft India
Theo VNE
Khám phá nhà thờ cổ nổi tiếng nhất đất nước Bulgaria
Nhà thờ cổ Boyana được biết đến như một trong những di tích được bảo tồn nguyên vẹn nhất của nền nghệ thuật Đông Âu thời Trung cổ.
Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến trúc - mỹ thuật độc nhất vô nhị. Nhà thờ này gồm 3 phần, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ. Phần phía Đông của nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 và mở rộng vào đầu thế kỷ 13 bởi nhà quý tộc Sebasto Creator Kanloyan. Ông cũng cho xây phần thứ hai của nhà thờ liền kề đó. Sau đó, kiến trúc nhà nhờ Boyana được hoàn thành vào thế kỷ 19, khi phần thứ ba của nhà thờ được xây dựng. Nhà thờ Boyanađược coi là một trong số các di tích trung cổ còn nguyện vẹn nhất, làm minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của Bulgaria với bức tranh văn hóa Châu Âu vào thời Trung Cổ. Nhà thờ này cũng là một ví dụ điển hình cho kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo phong cách Hy Lạp Trung cổ với mái vòm, mặt tiền được trang trí bằng gốm và một cây thánh giá ở tiền sảnh Tuy nhiên, nét đặc sắc nhất của nhà thờ Boyana là toàn bộ bề mặt bên trong của các bức tường và mái vòm được bao phủ bởi những bức tranh bích họa. Đây là những tác phẩm hội họa quan trọng bậc nhất thời thời Trung cổ được lưu giữ tới nay. Theo thống kê, có tổng cộng có 89 khung cảnh với 240 hình ảnh con người được mô tả trên các bức tường của nhà thờ. Những bức tranh có giá trị nghệ thuật nổi bật nhất là những bức chân dung có từ thế kỷ thứ 13. Những bức tranh này thể hiện sự biểu cảm tinh thần đặc biệt, được phối màu hài hòa. Để đảm bảo tính toàn vẹn của nhà thờ Boyana, năm 1917 một công viên đã được tạo ra để bảo vệ môi trường xung quanh nhà thờ và đảm bảo cho sự lưu thông của các phương tiện giao thông hiện đại. Với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuâth độc đáo, nhà thờ Boyana thu hút du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan mỗi khi ghé thăm Bulgaria. Năm 1979 UNESCO đã đưa nhà thờ Boyana vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến trúc - mỹ thuật độc nhất vô nhị.
Nhà thờ này gồm 3 phần, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ. Phần phía Đông của nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 và mở rộng vào đầu thế kỷ 13 bởi nhà quý tộc Sebasto Creator Kanloyan. Ông cũng cho xây phần thứ hai của nhà thờ liền kề đó. Sau đó, kiến trúc nhà nhờ Boyana được hoàn thành vào thế kỷ 19, khi phần thứ ba của nhà thờ được xây dựng.
Nhà thờ Boyana được coi là một trong số các di tích trung cổ còn nguyện vẹn nhất, làm minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của Bulgaria với bức tranh văn hóa Châu Âu vào thời Trung Cổ.
Nhà thờ này cũng là một ví dụ điển hình cho kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo phong cách Hy Lạp Trung cổ với mái vòm, mặt tiền được trang trí bằng gốm và một cây thánh giá ở tiền sảnh
Tuy nhiên, nét đặc sắc nhất của nhà thờ Boyana là toàn bộ bề mặt bên trong của các bức tường và mái vòm được bao phủ bởi những bức tranh bích họa. Đây là những tác phẩm hội họa quan trọng bậc nhất thời thời Trung cổ được lưu giữ tới nay.
Theo thống kê, có tổng cộng có 89 khung cảnh với 240 hình ảnh con người được mô tả trên các bức tường của nhà thờ.
Những bức tranh có giá trị nghệ thuật nổi bật nhất là những bức chân dung có từ thế kỷ thứ 13. Những bức tranh này thể hiện sự biểu cảm tinh thần đặc biệt, được phối màu hài hòa.
Để đảm bảo tính toàn vẹn của nhà thờ Boyana, năm 1917 một công viên đã được tạo ra để bảo vệ môi trường xung quanh nhà thờ và đảm bảo cho sự lưu thông của các phương tiện giao thông hiện đại.
Với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuâth độc đáo, nhà thờ Boyana thu hút du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan mỗi khi ghé thăm Bulgaria.
Năm 1979 UNESCO đã đưa nhà thờ Boyana vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Theo_Kiến Thức
Bên trong thế giới mại dâm ở Ấn Độ Ngồi trên giường trong một căn phòng tồi tàn, cô Sunita Devi thoa lại son môi chuẩn bị tiếp khách đến mua dâm tại một nhà thổ trên đường GB, được mệnh danh là phố đèn đỏ tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Một người đàn ông vào nhà thổ ở đường GB, ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: AFP "Chúng...