Cuộc sống của du học sinh Việt trong đỉnh điểm dịch COVID-19 tại Ấn Độ
Nguyễn Minh Quang chia sẻ gia đình và người thân cũng có khuyên bay về nước để đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh tại Ấn Độ phức tạp nhưng Quang vẫn quyết định ở lại để hoàn thành nốt việc học.
Nguyễn Minh Quang (thứ 2 từ trái qua) bên cạnh bạn học tại Ấn Độ. (Ảnh: NVCC)
Thời gian qua, truyền thông thế giới tràn ngập những thông tin và hình ảnh đau lòng từ Ấn Độ, nơi là điểm nóng của đại dịch COVID-19 . Trong tình hình đó, cuộc sống và công việc học tập của nhiều du học sinh cũng bị đảo lộn, nhất là ở những nơi có tình hình dịch diễn biến phức tạp.
Nguyễn Minh Quang, 24 tuổi, quê Hải Dương, đang là du học sinh năm cuối chuyên ngành kỹ sư xây dựng công trình tại Viện Công nghệ Ambedkar (Bangalore, Ấn Độ). Minh Quang vừa có những chia sẻ về cuộc sống của du học sinh người Việt tại Ấn Độ.
Vào thời điểm tháng 1/2020, Ấn Độ bắt đầu xuất hiện những ca bệnh COVID-19 đầu tiên. Sau 2 tháng, đến giữa tháng 3/2020, số ca nhiễm bắt đầu xuất hiện nhiều nhưng đối với người dân tại nơi Quang theo học lại chưa có khái niệm đeo khẩu trang khi đi ra đường.
“Nhiều khi đi gặp bạn bè, họ đều tỏ ra ngạc nhiên và có phần thấy lạ lẫm khi mình đeo khẩu trang. Một số người thường hỏi tại sao mình lại đeo thứ này. Ngay cả những khi đi tàu điện để di chuyển trong thành phố, mọi người trên tàu cũng thấy đeo khẩu trang là một việc rất lạ lùng,” Minh Quang kể lại.
Cuối tháng 3/2020, khi số ca nhiễm có dấu hiệu tăng mạnh, chính phủ Ấn Độ phải tạm đóng cửa tất cả các trường học, trong đó có trường Quang đang học cho đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ca mắc mới xuất hiện nên tình trạng phong tỏa tiếp tục được kéo dài thêm. Trong khoảng thời gian gần 1 năm trường học đóng cửa, tất cả sinh viên và nhà trường đã theo phương pháp dạy và học online, việc thi cũng được tổ chức online.
Đến tháng 2/2021, nhiều trường học trên Ấn Độ đã quyết định mở cửa lại trường học và đón học sinh trở lại trường để thi. Thời gian này cũng là lúc làn sóng COVID-19 thứ hai bắt đầu xuất hiện bởi tâm lý chủ quan của người dân. Nhưng khác với lần trước, lần này chính phủ Ấn Độ không quyết định phong tỏa toàn bộ đất nước mà tuỳ vào tình hình cụ thể của từng bang, người đứng đầu của bang sẽ có quyết định phong tỏa hay không.
“Riêng đối với mình, dù là đợt 1 hay đợt 2 của dịch COVID-19, mình vẫn tự cách ly tại nhà, không giao tiếp với mọi người xung quanh và mọi hoạt động liên quan đến việc học được thực hiện online. Ngoài ra, cứ cách 4-5 ngày, mình lại ra ngoài đi ra siêu thị một lần và mua những nhu yếu phẩm cần thiết,” Quang chia sẻ.
Nguyễn Minh Quang (giữa) chụp ảnh cùng các bạn học tại Ấn Độ. (Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Thêm đó, anh bạn cảm thấy bản thân may mắn khi vẫn nhận được trợ cấp học bổng hàng tháng đầy đủ cả về học phí lẫn tiền sinh hoạt. Trong khi đó, những du học sinh khác không có điều kiện buộc phải lựa chọn đi làm thêm. Ngoài ra, tại Bangalore, cộng đồng người Việt thường xuyên nói chuyện, cập nhật thông tin và giúp đỡ nhau khi cần thiết.
“Gia đình và bạn bè mình ở Việt Nam đều quan tâm và hỏi thăm rất nhiều. Đặc biệt là thời điểm dịch bùng phát mạnh khi hàng ngày có tới hơn 300.000 ca mắc mới. Gia đình và người thân cũng có khuyên bay về nước để đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, nhưng chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là mình sẽ tốt nghiệp và ra trường. Vì vậy, mình vẫn quyết định ở lại để hoàn thành nốt việc học. Vào khoảng giữa tháng 7 mình sẽ nhận bằng tốt nghiệp, sau đó mình dự định sẽ về nước và nghiêm chỉnh chấp hành quy định khai báo y tế, cách ly,” Quang kể.
Chia sẻ về việc tốt nghiệp sắp tới, Quang nói: “Bình thường, lễ tốt nghiệp tổ chức trong hội trường của trường học nhưng năm ngoái, vì ảnh hưởng của dịch đúng vào tầm cuối năm nên lễ tốt nghiệp cũng bị huỷ bỏ, các sinh viên cũng không được chụp ảnh lưu niệm với hiệu trưởng và trưởng khoa. Thay vào đó, mỗi sinh viên sẽ đến gặp trưởng khoa và lấy bằng tốt nghiệp. Hiện nhà trường vẫn quyết định sẽ không tổ chức lễ tốt nghiệp. Từng cá nhân sẽ đến lấy bằng riêng và mình hy vọng sắp tới nếu tình hình dịch bệnh ổn hơn, lễ tốt nghiệp có thể sẽ được tổ chức lại”.
Sáng 31/5: Thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước, Việt Nam hiện có 7.168 bệnh nhân
Bản tin sáng 31/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Giang 43 ca, Hà Nội 15 ca và Lạng Sơn có 3 ca. Việt Nam hiện có 7.168 ca mắc. Đến sáng nay, thế giới đã vưọt mốc 170 triệu ca mắc COVID-19.
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 18h ngày 30/5 đến 6h ngày 31/5 có 61 ca mắc mới (BN7108-7168):
- 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- 61 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (43), Hà Nội (15), Lạng Sơn (3).
Tính đến 6h ngày 31/5:
- Việt Nam có tổng cộng 5.665 ca ghi nhận trong nước và 1.503 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 4.095 ca.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến 6h ngày 31/5
- Cả thế giới có 171.000.708 ca mắc, trong đó 153.086.591 đã khỏi bệnh; 3.555.956 vong và 14.358.161 điều trị (92.080 ca diễn biến nặng).
- Trong 24 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 382.580 ca, tử vong tăng 7.774 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 25.307 ca, trong đó: Philippines tăng 7.058 ca, Malaysia tăng 6.999 ca, Indonesia tăng 6.115 ca, Thái Lan tăng 4.528 ca, Campuchia tăng 579 ca, Singapore tăng 25 ca, Lào tăng 3 ca.
Thông tin chi tiết các ca mắc mới:
- CA BỆNH BN7108-BN7110 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: 03 ca (1 ca là công nhân liên quan khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang; 1 ca là F1 BN5409, BN6404; 1 ca liên quan ổ dịch huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng.
- CA BỆNH BN7111-BN7129; BN7131, BN7133, BN7135, BN7137, BN7139-BN7140; BN7142, BN7145, BN7147, BN7149-BN7163 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: là các ca mới trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- CA BỆNH BN7130, BN7132, BN7134, BN7136, BN7138, BN7141, BN7143-BN7144, BN7146, BN7148; BN7164-BN7168 ghi nhận tại Hà Nội: là F1, liên quan ổ dịch cũ, đã được cách ly tập trung. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Tình hình điều trị:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
Lần 1: 145
Lần 2: 66
Lần 3: 70
- Số ca tử vong: 47 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 2.950 ca.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 150.471, trong đó:
- Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 5.067
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 30.307
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 115.097
Thông tin tiêm chủng:
Ngày 30/5, Bắc Giang đã triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho 3.791 người là công nhân tại các khu công nghiệp. Như vậy sau 04 ngày triển khai, Bắc Giang đã tiêm chủng cho 5.566 công nhân trên địa bàn.
'Đừng khóc nha con, mấy cô chú mệt rồi' Tối 30-5, các phường tại Gò Vấp vẫn đang hối hả lấy mẫu xét nghiệm người dân. Dù đã làm liên tục cả ngày, cán bộ y tế, cán bộ phường vẫn cố gắng hoàn thành. Nhiều em bé lo sợ mếu máo được cha mẹ dỗ dành: "Cô chú mệt rồi, đừng khóc nha con". Hối hả lấy mẫu xét nghiệm tại...