Cuộc sống của đồng tính nữ ở Trung Quốc
Chỉ ít phút sau khi gặp mặt, Wu Zheng đã làm cho cô bạn gái sốc vì một nụ hôn ngay trên đường phố Bắc Kinh.
“Tôi hỏi “Mình làm thế ngay đây à?”. Tôi là một người Singapore và chúng tôi rất thận trọng trong những chuyện này”, cô Charlene Lee, 30 tuổi kể lại.
“Tôi thấy không có vấn đề gì”, Wu, 30 tuổi, người Bắc Kinh và là “bạn trai” của Lee cười nói.
Những người đồng tính nữ ở Trung Quốc ngày nay một phần nào đó đã được tự do hơn xưa. Đó là kết quả của những thay đổi xã hội sâu sắc sau 3 thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng ở một nơi nam giới luôn được đánh giá cao hơn phụ nữ. Những điều này đã mang đến cho những người đồng tính nữ không gian để sống và yêu một cách thầm lặng giữa những siêu đô thị hiện đại của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng mọi người thường dễ tha cho những đồng tính nữ hơn đồng tính nam”, Li Yinhe, một nhà xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói. “Trung Quốc là một xã hội gia trưởng vì thế mọi người cảm thấy đồng tính nam là một điều đáng xấu hổ”.
Theo truyền thống, nam giới được xem là người có trọng trách gánh vác gia đình. Trên lý thuyết, điều này tạo ra một áp lực lớn đối với những người đồng tính nam khi kết hôn nhưng lại cho những người đồng tính nữ nhiều tự do hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, “một gia đình sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu cô con gái không thể lấy chồng”, bà Ming, một nhà làm phim tài liệu đồng tính nói.
Sự tự do của những cặp đồng tính nữ ở Trung Quốc vẫn tồn tại giữa nhiều giới hạn. Giống như những đôi đồng tính nam, họ không thể kết hôn hay lập gia đình một cách hợp pháp do bị phân biệt đối xử, do vấn đề bệnh tật hay thừa kế. Người thân cũng thường ghét bỏ hoặc xa lánh họ.
Những câu lạc bộ đồng tính giữa trung tâm Bắc Kinh vẫn là nơi lui đến quen thuộc của những người đồng tính nữ. Ảnh: The New York Times
Ngày nay, hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc đều có các quán bar và cà phê làm nơi gặp gỡ, trò chuyện hay hội hè cho những người đồng tính nữ. Tại Bắc Kinh và Thượng Hải, vẫn có những đám cưới đồng tính được tổ chức bất chấp sự lo ngại chính quyền.
Truyền thông quốc gia đã bắt đầu thảo luận về chuyện đồng tính. Một tờ báo pháp luật thậm chí còn đăng tải một khảo sát cho thấy một nửa những người đồng tính nữ từng bị bạo hành bởi người thân hay các thành viên trong gia đình.
Video đang HOT
Tại một vùng ngoại ô của Bắc Kinh, bà Ming, một nhà làm phim tài liệu đồng tính cùng với “bạn gái” của mình là Shi Tou. Họ đang làm một bộ phim về hơn 100 người đồng tính nữ Trung Quốc trong vòng 7 năm. Đến 2012, họ dự định sẽ công chiếu bộ phim tài liệu có tên “Sa mạc ngọt ngào” tại các liên hoan phim quốc tế và bất kỳ nơi đâu có thể ở trong nước. Những bộ phim về thế giới đồng tính nữ cũng được phép chiếu một cách công khai trong các quán bar và trường đại học.
Bà Li, nhà xã hội học nói trên, tham gia vào chiến dịch đòi quyền kết hôn từ cho người đồng tính từ năm 2002 đã liên tục đề xuất dự thảo này trong Đại hội hiệp thương nhân dân, cơ quan tư vấn chính sách cho chính phủ Trung Quốc. “Sớm hay muộn chuyện đồng tính cũng sẽ phải được nói ra”, Li nói.
Tuy nhiên, luật pháp không phải là trở ngại duy nhất với người đồng tính ở Trung Quốc. Quan điểm bảo thủ tồn tại trong các gia đình vùng nông thôn cũng khiến cuộc sống của những người đồng tính gặp nhiều khó khăn.
Wu Zi, 34 tuổi, sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em tại một ngôi làng nhỏ cách thủ phủ Urumqi của Tân Cương khoảng 60 km về phía đông bắc. 17 tuổi cô đã phải bỏ nhà đi kiếm sống và giờ đang là đầu bếp cho một nhà hàng ở Bắc Kinh.
“Tôi nhận ra rằng tôi sẽ phải kết hôn nếu ở lại”, Wu nói.
Thời ở Urumqi, cô từng chung sống với một phụ nữ trong 8 năm. Tuy nhiên sau đó người phụ nữ này không chống lại nổi sức ép của gia đình và buộc phải kết hôn với một người đàn ông. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc này cũng chỉ kéo dài trong 2 năm. Mẹ của Wu biết cô là một người đồng tính nhưng cha cô mất sớm và không hề biết điều này. Bà cũng muốn cô kết hôn nhưng không ép cô phải lấy người cô không yêu.
“Khoảng 80% người đồng tính nữ đã kết hôn và họ lại ngoại tình với nhau. Cuộc sống của họ rất hỗn loạn”, Wu nói.
Giống như Wu, Xue Lian, 35 tuổi, sống cùng người cha đã già cả của mình tại một vùng nông thôn nghèo ở tỉnh Hồ Bắc. Cô nói không muốn lừa dối ai.
Xue đã lang thang nhiều nơi và làm đủ loại công việc trong 15 năm qua. “Đấy là cách duy nhất để tìm thấy tình yêu”, cô nói.
Cô muốn hòa mình vào cộng đồng rộng lớn và phát triển ở Bắc Kinh nhưng cô không thể bỏ cha lại một mình. Cô tiếp tục cuộc sống cô đơn hàng ngày và thi thoảng viết thư pháp để giải tỏa.
Với Lee, người đồng tính Singapore thì “Bắc Kinh là lối thoát của tôi”.
Theo VNExpress
Đám cưới đồng tính nữ đầu tiên tại Nepal
Một luật sư và giáo sư đại học ở Mỹ vừa tổ chức lễ cưới đồng tính đầu tiên ở Nepal, quốc gia mới gần đây bắt đầu công nhận quyền lợi của những người thuộc giới tính thứ ba. Đám cưới này được xem là một bước chuyển quan trọng trong "cuộc chiến" chống lại sự kỳ thị về giới. Hình ảnh trên AP.
Sarah Welton (áo vàng), 48 tuổi, đang sửa soạn váy áo để làm cô dâu.
"Chú rể" Mitchell, 41 tuổi, và "cô dâu" Sarah Welton, 48 tuổi đến từ thành phố Denver, bang Colorado làm đám cưới theo nghi lễ truyền thống của người Hindu ở Nepal tại ngôi đền Dakshinkali phía Nam thủ phủ Katmandu. Các nhà hoạt động quyền lợi cho người đồng tính ở địa phương cùng nhiều người ủng hộ đã có mặt rất đông để chúc mừng hạnh phúc cho hai người.
Tại ngôi đền Dakshinkali, "chú rể" Mitchell mặc quần dài, đầu quấn khăn còn "cô dâu" Welton điệu đà trong trang phục sari màu đỏ có kèm chiếc khăn voan đội đầu. Lễ cưới của họ do một thày tu Hindu cử hành.
Cặp đôi dâng hoa, trái cây và tiền cho thần Lửa và Chúa trong nghi lễ. Cả hai cùng đeo vòng hoa cho nhau. Sau dó, Mitchell làm dấu son đỏ lên trán của Welton rồi cùng trao nhẫn. Những vị khách tới dự đám cưới bắt đầu nhảy theo tiếng kèn, tiếng trống do một ban nhạc truyền thống chơi.
Sunilbabu Pant, một thành viên quốc hội Nepal kiêm nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi cho giới này, cho hay, đây là đám cưới đồng tính công khai đầu tiên diễn ra tại đất nước của dãy Himalaya.
Ở Nepal, đám cưới đồng giới bị xem là phạm pháp. Trước đây, những người thuộc giới thứ ba thường phải che giấu mối quan hệ của mình. Gần đây khi tòa án tối cao ở nước này đã đề nghị chính phủ công nhận về mặt pháp lý cho quyền lợi của người đồng tính, chấm dứt tình trạng phân biệt. Các điều luật được soạn thảo song do sự khác biệt khá lớn về mặt chính trị nên bộ luật ấy vẫn chưa được thông qua.
Theo các nhà hoạt động xã hội, mặc dù lễ cưới hôm 20/6 không có giá trị pháp lý nhưng "đó là một bước tiến quan trọng cho chiến dịch giành quyền lợi cho người đồng tính tại Nepal".
Mitchell làm việc tại tập đoàn Peace của Mỹ ở Nepal từ giữa năm 1998 và năm 2003, thời điểm quan hệ đồng tính vẫn chưa được thừa nhận. Bà gặp người bạn đời của mình trong một bữa tiệc sinh nhật cách đây 5 năm. Hiện, hai người nhận nuôi một bé gái 9 tháng tuổi. Cả hai đang có kế hoạch đăng ký đám cưới ở bang Iowa, nơi kết hôn đồng giới được luật pháp bảo vệ, trong khi đó ở Colorado thì không.
Theo VNExpress
Trượt dài vì a dua giả les A dua giả les Lesbian là ai? Song bản chấta quan hệng giới li không nằm trong nhân sinh quanai bộ phận dân số th giới. Đ - les,nh nam - gay hay lỡnh, vô tính...ềuc quytịnh bởi to hóa - khi mỗi cá nhân cònang là một bào thai. Theó,ây chính là cơ sở khoa họcể xác lập khuynh hớng tình dụca...